Chuyện của bà tôi

Làng Nhân Trạch, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An quê tôi có biết bao bà mẹ chịu thương, chịu khó, đã đóng góp sức người, sức của cho cách mạng và các cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc. Trong đó là bà nội tôi, có hai con trai (chú của tôi) hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: Liệt sĩ Trần Văn Lương và liệt sĩ Trần Hữu Tương.

Cha tôi rưng rưng kể, ông nội mất khi còn trẻ để lại cho bà 7 đứa con (5 trai, 2 gái) còn thơ dại. Cây cải về trời, rau răm ở lại, một mình nuôi đàn con 7 đứa. Cơm đâu? Áo đâu cho con ăn mặc? Lại còn cái chữ nữa chứ! Đời mình đã không biết chữ, khổ sở trăm chiều, lẽ nào lại để các con dốt nát, thất học? Tương lai chúng sẽ ra sao? Từng câu hỏi tự vấn như trận mưa roi quất vào lòng bà, người thiếu phụ chưa đầy 40 tuổi. Bao nhiêu gánh nặng đè lên vai bà, liệu bà có đứng vững được không?

Quê tôi thuộc vùng chiêm trũng, chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã lụt. Tháng Năm, tháng Sáu gió Lào quạt lửa cháy cây. Tháng Bảy, tháng Tám mây trời đen kịt, trút nước xuống làng. Nhà cửa bồng bềnh trên mặt nước. Cái quê nghèo thâm căn cố đế bởi mùa thối, chiêm khê, bát cơm manh áo luôn luôn là nỗi phập phồng, lo âu của người dân bản địa, nhất là thân phận những bà mẹ đông con.

Nhờ trời đất, tổ tiên phù hộ, bà tôi vẫn khoẻ, đẹp như thời con gái. Thờ chồng, nuôi con rất mực thuỷ chung. Nhà nghèo, bà vẫn động viên các con đi học trường tư để sau này cống hiến cho đất nước. Bà thường dạy con cháu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Trăm công, ngàn việc một tay bà quán xuyến, lo toan. Một năm hai vụ chiêm mùa, bà tập cho cha tôi và chú hai vốc vếch làm đất, cấy hái, bón chăm, chăn nuôi, hai o bắt đầu học việc.

Đàn con lớn lên trông thấy. Ai cũng khoẻ, cũng đẹp, lại ngoan ngoãn, nết na, dân cả làng yêu mến. Người vui nhất là bà tôi. Cứ mỗi đêm trăng tỏ, ba bốn bà liên gia lại đến quây quần bên nhau, người kéo sợi, người dệt vải, chuyện trò thật rôm rả. Có bà vừa nhai trầu, vừa cao hứng nói: “Không biết chị Cẩn có bí quyết gì mà nuôi con lớn nhanh như thổi”. Người kia tiếp liền: “Con trai, con gái đứa nào cũng xinh, cũng đẹp, lại hay giúp đỡ người già, trẻ con, nói năng khiêm nhường, lễ phép. Tui có hai con gái, bà ưng đứa mô, tui cho tuốt”. Tiếng cười nói nở như ngô rang.

Thời gian thoăn thoắt trôi đi, đàn con đã trưởng thành, khôn lớn. Trai dạm vợ, gái gả chồng. Chú thứ 5 không may qua đời ở tuổi 16. Cha tôi và chú hai xung phong đi dân công hoả tuyến, phục vụ kháng chiến chống Pháp, đến năm 1954 mới trở về.

Những năm kháng chiến chống Mỹ, chú thứ 6 và thứ 7 lần lượt tạm biệt mẹ già, vợ trẻ, con dại, xẻ dọc Trường Sơn, vào Nam đánh giặc,…

Mái tóc bà dần nhuộm sương, rồi bạc trắng. Gần tuổi bát tuần nhưng bà còn nhanh nhẹn, mắt sáng, tai tinh, nhất là trí tuệ hãy còn minh mẫn… Nhiều lần cha tôi xin đón bà về để phụng dưỡng cho tròn đạo hiếu. Bà bảo: “Cảm ơn con, mẹ còn khoẻ, còn tự lập được. Lúc nào nước nhà thống nhất, hai em phục viên, mẹ mới về”.

Thế rồi sau Tết Mậu Thân 1968, một tin như sét đánh ngang tai: Chú Trần Văn Lương hi sinh ở chiến trường Tây Nam. Giấy báo tử về nhưng bà tôi vẫn không tin đó là sự thật. Bà vừa khóc vừa van con: “Lương con ơi! Có phải vậy không con? Không thể nào như thế được! Con không chết! Con tôi không chết! Con vẫn còn sống! Mẹ vẫn đêm ngày trông đợi con đây! Vợ con vẫn mong chờ từng giờ, từng phút! Con không thể chết! Con ơi! Con ơi!...”.

Từ hôm ấy, bà về ở với ba mẹ con thím, suốt ngày hướng về phương Nam như hi vọng điều gì, nước mắt giàn giụa. Bà nghĩ: “Có lẽ họ báo nhầm chăng. Xưa nay vẫn có trường hợp: Giấy báo tử về nhưng người vẫn còn sống”. Bà ôm chặt chiếc ba lô vào lòng, đầu gật gật: “Mùi mồ hôi này thì đích thực là của nó”. Nhưng bà vẫn hi vọng: “Con tôi vẫn còn sống, còn đánh giặc”.

Bà thương con đẻ, càng thương con dâu, mới 30 tuổi mà đã mất chồng, hai đứa con gái sớm chịu mồ côi. “Thôi con ạ, chiến tranh mà, đau thương, mất mát đâu chỉ gia đình ta. Tổ cha thằng Mỹ, chúng cướp nước ta mới gây nên cảnh chết chóc này”. Dẫu biết rằng trong cuộc trống mái ác liệt, không có hi sinh làm sao có thắng lợi! Vậy mà lòng bà vẫn cứ xót xa, đau đớn.

Mãn tang chú, bà tỉ tê với thím: “Con ạ, con còn trẻ, đời còn dài, hai đứa bé để mẹ nuôi, con hãy đi bước nữa. Đời người phụ nữ cần có một bờ vai người đàn ông để trông cậy. Con cứ ở vậy, không ổn đâu”. Rồi hai mẹ con ôm nhau nức nở.

Năm tháng sau, thím bước sang ngang. Dưới mái nhà tranh, ba bà cháu bìu ríu bên nhau. Bà vừa làm cha vừa làm mẹ hai đứa. Đó là chuỗi ngày bà vắt kiệt nước mắt, sức lực để nuôi 2 cháu khôn lớn.

Nỗi buồn rồi cũng nguôi ngoai theo năm tháng. Hai cháu Luyến và Huyền đã học hết cấp hai, đẹp nết, đẹp người. Ngày đưa cháu về nhà chồng, trông bà như trẻ lại.

Ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất. Bà tôi như mọc cánh bay lên. Bà sung sướng nói: “Các con ơi! Các cháu ơi! Đất nước đã sạch bóng quân thù. Chú Tương chúng mày sắp về rồi đó!”. Bà như nói một mình: “Vợ chồng sống bên nhau được hơn một tháng, rồi chia tay vào Nam đánh giặc. Suốt 11 năm trời đằng đẵng, vợ trông tin chồng, mong đến mòn mỏi mà vẫn tuyệt vô âm tín. Ông trời cũng không cho vợ chồng nó một đứa con. Tội nghiệp chúng nó”.

Gần 3 tháng sau, ngày 15/7/1975, gia đình nhận được giấy báo tử báo tin: Chú Trần Hữu Tương hi sinh vào tối 29/4/1975, tại bến Câu Lâu, sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Bầu trời quê tôi đổ sập xuống trái tim bà. Bà vẫn ngồi đó, tựa cửa ngóng về phương Nam như một pho tượng, không than thở một lời. Bà như hoá đá.

Bà qua đời ở tuổi 93, ấy là năm 1987. Con cháu tiếc thương bà vô hạn, vẫn như thấy bà còn sống bên cạnh con cháu. Hằng ngày, bà chống gậy, bước thấp, bước cao đến thăm cháu chắt. Bà đưa gậy gõ vào chum coi có còn gạo nữa không. Thấy kêu choong choong là bà giục: “Đến bà lấy gạo về cho con nó ăn đến mùa hãy đong cho bà”. Bà khuyên con cháu cố gắng học hành “Nhân bất học, bất tri lí”, “Có học mới thành tài, không có tài thì làm việc chi cũng khó”. Những lời quý báu ấy đã thắp sáng trí tuệ cháu con.

Còn nhớ, ngày giỗ đại tường năm 1988, tôi vừa cắm nén hương lên ban thờ bà, bỗng nhiên một mùi thơm ngào ngạt bao quanh ngôi nhà. Cả gian thờ rực sáng lên, bà ngồi trên một vầng ánh sáng, mắt rớm lệ. Một lúc sau, vầng sáng bỗng biến mất. Bà cưỡi đám mây bạc bay về trời.

Đến năm 2014, bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng”.

Huyền thoại bà là niềm tự hào muôn thuở cho chúng tôi hôm nay và muôn đời sau!

Trần Thanh Quản

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.
Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.
Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi

Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.
Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi

Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.
Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Tin khác

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm
Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Tấm lòng vị tha của ông tôi
Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ông tôi cũng về bên đồng đội cho trọn tình vẹn nghĩa. Cách đây 13 năm về trước, trong đôi mắt của ông tôi lại lắng đọng những nỗi buồn. Ông thường thẫn thờ, đi ra đi vào mang những kỉ vật chiến trường ra hoài niệm.

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà
Bà ngoại tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê Trung du, trong một gia đình nông dân xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Gia đình đông anh em nên từ nhỏ hằng ngày bà đã phải đi chăn trâu cắt cỏ giúp các việc trong nhà; khi lớn lên bà tham gia sản xuất cùng với bà con.

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông
Ông nội tôi tên là Trần Văn Ngần, sinh năm 1930, ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; trong làng vẫn quen gọi ông tôi là ông giáo Ngần.

Những kỉ niệm đẹp về ông nội

Những kỉ niệm đẹp về ông nội
“Yến ơi! Yến! Dậy đi bốn rưỡi rồi” - Tôi giật mình tỉnh dậy. Đó là tiếng gọi của ông nội tôi. Tôi lại nằm mơ về thời đi học cấp III được ông gọi dậy đi học hằng ngày.

Cây mít nội trồng

Cây mít nội trồng
Một ngày chớm vào mùa Hạ, tôi trở về quê nhà, thăm lại khu vườn ngày bé. Ngồi dưới bóng mát cây mít già, nghe tiếng ve râm ran thiết tha trong tàng lá, bỗng nghe lòng nhớ nội biết bao.

Bên ông một thời

Bên ông một thời
Tôi vẫn nhớ câu nói cửa miệng mà đám bạn chăn bò ngày nhỏ vẫn thường nói với tôi bằng giọng ghen tị rằng: “Con Xuyên sướng nhất xóm mình vì có người ông tuyệt vời”. Khi ấy, tôi tủm tỉm cười lấy làm hãnh diện lắm.

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng
Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tôi có dịp về nguồn thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ và Nhà truyền thống xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tại đây, nổi bật là bảng vàng ghi danh các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Trong các chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại nhà truyền thống có di ảnh bà nội tôi - Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Vẹn.

Những bài học từ ông nội...

Những bài học từ ông nội...
Sinh thời, ông nội tôi là người rất nghiêm khắc và cũng rất hài hước. Vốn là một thầy giáo, mê văn chương, báo chí nên ông có rất nhiều truyện ngắn, kịch ngắn, thơ, tản văn, bài báo, nhất là những bài biên khảo được đăng ở nhiều tạp chí, nguyệt san, báo văn nghệ, báo Đảng từ Trung ương đến địa phương. Ông có nhiều đầu sách để lại cho con cháu, mà tôi thích đọc nhất là sách “Hò Nam Bộ”.

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi
Ngày còn bé, cả ngày tôi lẽo đẽo theo ông. Nhà khó, bố mẹ đi làm xa, một tay ông nuôi tôi khôn lớn. Khung trời kỉ niệm tuổi thơ tôi ngập tràn hình bóng trìu mến của ông và những câu chuyện chiến trường ông kể.
Xem thêm
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Triển khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

Triển khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

Cục CSGT cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an với phương châm lấy người dân làm trung tâm để phục vụ và kéo giảm tai nạn giao thông trên các tuyến cao tốc, đơn vị đã mở đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh trực tiếp từ người d
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cả nước nắng nóng gay gắt

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cả nước nắng nóng gay gắt

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày tới đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng nắng nóng.
Quảng Ninh: Tìm thấy 2 nạn nhân trong vụ 4 người mất tích do lật thuyền trên sông Chanh

Quảng Ninh: Tìm thấy 2 nạn nhân trong vụ 4 người mất tích do lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 5h10 ngày 25/4, trên luồng sông Chanh (đoạn thuộc phường Hà An và phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên) xảy ra vụ tai nạn chìm, đắm phương tiện thuyền khiến 4 người mất tích.
Phiên bản di động