Bài dự thi viết về về ông bà kính yêu lần thứ I năm 2024:

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.

Tôi luôn tự hào, nể phục về bà ngoại. Bà ngoại khiến tôi thay đổi, mạnh mẽ hơn, sống tốt hơn và suy nghĩ thấu đáo hơn, đó là tiền đề mở ra rất nhiều trang tươi đẹp trong tương lai của cuộc đời.

Bà ngoại tôi tên là Nguyễn Thị Cẩn, sống tại thôn Bích Bắc, làng Bích Trâm, xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

Lúc còn khỏe, dáng người bà cao gầy với mái tóc pha sương nay bạc màu mây trắng. Đôi mắt bà nhìn đã kém không còn tinh tường như xưa nữa, cái lưng đã còng, còn bàn tay, bàn chân bà đã nổi rõ những đường gân dưới lớp da mỏng. Khuôn mặt bà có rất nhiều nếp nhăn. Mỗi khi bà cười, những nếp nhăn đó lại hằn lên thành nếp rất rõ. Những lúc buồn, đôi mắt bà đăm chiêu như phản chiếu lên những tháng ngày lăn lộn vất vả vì miếng cơm manh áo. Nhưng bà lại rất thân thiện, với sự nồng nhiệt dành cho cuộc sống được bộc lộ theo rất nhiều cách khác nhau. Những ngày thơ ấu, tôi được sống trong vòng tay yêu thương của bà. Thấy tôi chưa đúng hoặc làm sai việc gì thì bà bảo ban khuyên nhủ. Những bài hát ru êm dịu của bà đã đưa tôi vào giấc ngủ say hàng đêm. Đến lúc lớn, bà đã dạy cho tôi nữ công gia chánh, bà còn dạy tôi ý tứ, nết na, dạy chị em tôi cách sống nhân hậu, biết quan tâm đến mọi người xung quanh. Bà còn thể hiện những bài học, lời khuyên nhủ qua những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Bà con, hàng xóm láng giềng ai cũng quý mến bà ngoại tôi.

Bà ngoại tôi

Bà nuôi lớn 9 người con, rồi giúp các con nuôi cả những đứa cháu, rồi còn chăm sóc ông ngoại hay ốm đau nữa. Tôi luôn cảm thấy mình may mắn và có một tuổi thơ hạnh phúc vì được lớn lên cùng bà. Bà làm việc chăm chỉ, cười to, và không bao giờ sợ những gì cuộc sống mang đến cho mình. Tôi khâm phục và phát thèm tình cảm ông bà ngoại dành cho nhau. Ông bà cứ tranh làm việc hộ nhau, không ai muốn người kia phải động tay, động chân. Bà chăm sóc ông bằng tất cả tình yêu thương bất kể là sáng sớm hay đêm khuya. Mỗi khi trái gió trở trời, vết thương do chiến tranh để lại, ông đau đớn khủng khiếp. Nhờ có bà chăm sóc mà cơn đau đã qua đi trong niềm hạnh phúc vô bờ cho đến tận lúc ông ngoại về với thế giới bên kia.

Bà ngoại tôi còn nhớ như in cái ngày nhận được giấy báo tử lần lượt của 4 người con, hồn bà như lìa khỏi xác, bước chân dường như không thể trụ vững. Bà tưởng đất dưới chân sụt lún, mắt bà hoa lên rồi ngất xỉu trên thềm nhà, chỉ đến khi nghe thấy tiếng khóc của các con, bà mới choàng tỉnh dậy. Nhìn hai đứa con còn nhỏ, mặt mũi, chân tay lem luốc, tâm can người mẹ như được tiếp thêm luồng sinh khí mới. Cứ thế, bà trở thành người phụ nữ cứng rắn lúc nào không hay. Bà tần tảo một sương hai nắng cốt sao để đủ cơm cho cả nhà. Các con ngày một khôn lớn trên những cơ cực của bà. Lúc khỏe mạnh đã vậy, những lúc con ốm đau thân gầy của bà lại càng như cánh vạc còm cõi thức suốt đêm. Nhưng càng vất vả bao nhiêu thì nghị lực vươn lên của bà lại càng phi thường bấy nhiêu. Không kêu than, không trách phận, tình thương với các con lại càng nhân lên, nhân lên gấp bội. Các cậu, các dì được bà chăm chút, nuôi ăn học thành tài. Dường như khi con người ta sống trong cái khốn khó của thời kì chiến tranh loạn lạc thì nghị lực ấy càng dẻo dai thì phải. Giữa cái khó khăn của thời kì còn nhiều đói khổ, ngoài việc lo sao cho đủ no, bà lại chạy đôn, chạy đáo để lo cho các con được đầy đủ. Hàng đêm khi các con ngủ, đó là lúc bà sống cho riêng mình. Bà nhớ 4 người con đã hi sinh, tiếng khóc không thể phát ra thành lời. Bà lật giở từng kỉ niệm, từ cái áo đến cái thư gửi về từ chiến trường bà luôn giữ bên mình như báu vật, nét chữ của các con, tất cả tạo cho bà thêm sức mạnh, nghị lực để bà sống tiếp. Kể cả khi chiến tranh đã đi qua nhưng nỗi nhớ các con chưa bao giờ nguôi ngoai trong bà. Giờ nghĩ lại, bà cũng không thể hiểu, mình đã lấy đâu ra nhiều sức mạnh đến thế!…

Tình cảm gia đình giúp chúng ta bước đi trong cuộc sống này, qua mọi khó khăn. Chính tình cảm quá lớn của bà tôi đối với ông, đối với mọi người và đối với cuộc đời đã giúp bà có một tâm hồn thanh thản đến vậy. Chính tình cảm yêu thương của bà là tấm gương để các con, các cháu noi theo, học tập. Hình ảnh bà luôn in sâu vào trí nhớ tôi và suốt đời tôi sẽ nhớ mãi những tháng năm được sống bên bà. Tôi rất may mắn và hạnh phúc khi có một người bà như thế.

Thu Hiền

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!
Kí ức cùng ngoại

Kí ức cùng ngoại

Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, hình ảnh ông bà nội, ông bà ngoại luôn hằn sâu trong tâm trí mỗi người. Những kỉ niệm đẹp về bà ngoại vẫn còn nguyên trong tôi, cho dù tóc tôi đã muối tiêu và bà cũng không còn nữa.
Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu

Ông tôi tên là Đặng Văn Trụ, ở làng Hạ Bỳ, tổng Hạ Bỳ xưa, nay là xã Xuân Lộc, huyện Thanh thủy, tỉnh Phú Thọ, năm nay đã ngoài 80 tuổi, về hưu trên hai thập kỉ, mọi người yêu kính ông tôi gọi là cụ giáo về hưu.
Niềm vui của ông tôi

Niềm vui của ông tôi

Bà mất, con cháu ở xa về đầy đủ lo việc hiếu cho bà xong thì lại “mỗi người mỗi ngả”, còn nhà cửa, công việc, bỏ sao được. Vườn, nhà chỉ còn ông, một mình lủi thủi vào ra.

Tin khác

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi
Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm
Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Tấm lòng vị tha của ông tôi
Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.
Xem thêm
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.
Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Năm nay là năm thứ 23, bà Đoàn Thị Nhẫn, ở thôn Phú Xuyên 4, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, TP Hà Nội tận tụy chăm sóc và nuôi dưỡng các cháu ở Nhà trẻ em xã Phú Châu.
Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước

Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.
Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Vừa rồi, có phụ huynh than thở với tôi về chuyện con họ “nghiện” điện thoại dẫn đến học hành sa sút. Trước đây, cháu rất ham học và học giỏi. Những buổi tối, sau khi học bài, ôn bài chuẩn bị cho ngày hôm sau đến lớp là cháu xem tivi một chút rồi đi ngủ.
“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

Tôi có đứa cháu trai năm nay học lớp 5. Từ năm cháu học lớp 1 đến lớp 4, cứ vào cuối năm học là cháu lại xin tôi 5-6kg báo cũ để thực thi phong trào “Kế hoạch nhỏ” do nhà trường phát động.
Phiên bản di động