Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện người già 27/04/2025 14:52
![]() |
Ông Trần Văn Thái. Ảnh gia đình cung cấp |
Ông Trần Văn Thái, là công nhân Nông trường 20/4, từ cuộc sống lao động giản đơn ấy, ông đã bước vào lịch sử với một chiến công khiến bao thế hệ người Việt Nam tự hào: Người đầu tiên tại miền Bắc Việt Nam bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson, một trong những phi công Mỹ bị bắt lâu nhất trong chiến tranh Việt Nam.
Ông Trần Văn Thái được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì năm 1966; được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh ký tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba năm 1966, về hành động dũng cảm không chỉ là biểu tượng cho tinh thần chiến đấu bất khuất của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mà còn thể hiện trí tuệ, bản lĩnh và sự kiên cường của những con người Việt Nam bình thường nhưng vĩ đại. Là phần thưởng vô cùng giá trị, không chỉ góp phần khẳng định chiến công hiển hách của ông, mà còn cho thấy sự ghi nhận đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với những người con ưu tú của dân tộc.
![]() |
![]() |
Chiến công của ông Trần Văn Thái là lời khẳng định về sức mạnh của lòng yêu nước, về tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, và về giá trị của mỗi con người khi họ dấn thân vì Tổ quốc.
Chiến tích lẫy lừng của ông Trần Văn Thái vẫn nằm trong ký ức của lịch sử. Chiến công của ông không chỉ thể hiện lòng quả cảm và tinh thần chiến đấu kiên cường của người dân Việt Nam, mà còn là niềm tự hào của quê hương Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung. Xin được ghi mãi chiến công vang dội của Ông và bao tấm gương yêu nước bất khuất của dòng máu Lạc Hồng mãi cho nước Việt Nam trường tồn và thịnh vượng. Chúng ta tri ân ông không chỉ vì chiến công hiển hách, mà còn vì những giá trị tinh thần mà ông để lại – sự khiêm nhường, giản dị và lòng yêu nước sắt son; xin gửi đến gia đình ông Trần Văn Thái lòng biết ơn sâu sắc nhất. Mong rằng chiến công và tấm gương sống của ông sẽ mãi mãi được gìn giữ, nhắc nhớ và truyền cảm hứng cho các thế hệ con cháu mai sau.
Vụ bắn rơi máy bay trực thăng Mỹ tại khe Mail
Năm 1965, vùng đất Hà Tĩnh anh hùng đã ghi dấu nhiều chiến công vang dội. Một trong những sự kiện tiêu biểu là vụ bắn rơi máy bay trực thăng Mỹ tại khe Mail, nay thuộc địa phận huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Tại khu vực khe Mail, lực lượng dân quân và tự vệ địa phương, với tinh thần cảnh giác cao độ và ý chí kiên cường, đã phát hiện và bắn hạ một chiếc máy bay trực thăng Mỹ. Trên chiếc máy bay này có phi công Robinson cùng ba đồng đội đang thực hiện nhiệm vụ trinh sát, tìm kiếm.
Trong số những người tham gia chiến công ấy, có ông Trần Văn Thái. Ông sinh ra và lớn lên ở Thái Lan, trở về Việt Nam sinh sống từ năm 1960, xin vào làm công nhân tại địa phương. Không chỉ chăm chỉ lao động, ông còn tích cực tham gia vào lực lượng tự vệ. Khi góp mặt trong trận đánh bắn rơi trực thăng năm 1965, ông Thái mới 22 tuổi, tuổi đời còn rất trẻ nhưng lòng yêu nước đã thôi thúc ông dấn thân vì quê hương.
Sau khi chiếc trực thăng bị bắn rơi, phi công Robinson cùng các đồng đội nhanh chóng di chuyển và ẩn náu trong một hang đá gần khu vực rơi, với hy vọng sẽ được lực lượng cứu viện giải cứu. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy ba mươi phút sau, hàng trăm người dân địa phương cùng các chiến sĩ dân quân đã tổ chức bao vây, lùng bắt và thành công trong việc bắt giữ nhóm phi công này. Các nhân chứng kể lại rằng, cuộc vây bắt diễn ra quyết liệt nhưng vô cùng mưu trí và khéo léo, thể hiện sự dũng cảm và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Ngày nay, khe Mail được người dân địa phương gọi bằng cái tên thân thuộc: khe Trực Thăng, như một lời nhắc nhớ về chiến công oanh liệt một thời. Các mảnh xác của chiếc trực thăng đã không còn dấu tích, chỉ còn lại một số vật chứng nhỏ và câu chuyện lịch sử được lưu truyền qua các thế hệ. Tại địa điểm này, người dân còn giữ lại một quả bom dùng để làm cảnh báo giờ làm việc, như một chứng tích sống động của thời kỳ kháng chiến gian khổ.
![]() |
Người dân còn giữ một quả bom dùng để báo giờ làm việc, một chứng tích sống động . |
Và bức ảnh lịch sử
Nhắc lại chiến công của ông Trần Văn Thái, chúng ta nhớ đến bức ảnh chụp lịch sử: Tác phẩm mô tả hình ảnh một nữ dân quân có vóc dáng nhỏ bé đang cầm súng áp giải một viên phi công Mỹ to lớn hơn rất nhiều. “O du kích nhỏ” Nguyễn Thị Kim Lai và viên phi công Mỹ William Andrew Robinson.
“O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế! To gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu!”
![]() |
![]() |
Bà Nguyễn Thị Kim Lai bên bức ảnh “O du kích nhỏ” một tác phẩm của nghệ sĩ Phan Thoan. Ảnh: Thiện Thành |
Bức ảnh “O du kích nhỏ” một tác phẩm nhiếp ảnh của nghệ sĩ Phan Thoan (sinh năm 1924) thực hiện vào ngày 21/9/1965, trong bối cảnh Không quân Hoa Kỳ oanh tạc dữ dội miền Bắc Việt Nam. Tác phẩm mô tả hình ảnh một nữ dân quân có vóc dáng nhỏ bé đang cầm súng áp giải một viên phi công Mỹ to lớn hơn rất nhiều. Bức ảnh sau khi ra đời đã gây được tiếng vang rất lớn trong dư luận Việt Nam và được coi là nguồn động viên cho cuộc chiến đấu của quân đội và Nhân dân miền Bắc Việt Nam chống lại chiến tranh phá hoại của Không quân Hoa Kỳ. Năm 1966, bức ảnh được trưng bày trong Triển lãm ảnh toàn quốc. Khi xem bức ảnh này, Tố Hữu đã viết bài thơ trên.
Ông Trần Văn Thái, câu chuyện của ông và những tấm Huân chương cao quý, sẽ mãi được khắc ghi trong trái tim Nhân dân.