Bài dự thi viết về về ông bà kính yêu lần thứ I năm 2024:

Chuyện về ông nội tôi

Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.
Khốn nỗi, thời ấy, phần đông học sinh của ông là con cháu của chánh tổng, lí trưởng; trong số đó có nhiều đứa vừa dốt, vừa lười lại hay ỷ thế là “con ông cháu cha” nên bài vở quá kém thường bị ông tôi chấm điểm thấp. Thấy vậy, ông chánh tổng, lí trưởng nhiều lần cho gọi ông đến, yêu cầu nâng điểm cho con cháu họ nhưng ông đều khước từ. Do vậy, họ o ép việc dạy học của ông.

Không chịu được o ép bất công ấy, năm 1944, ông tôi đưa cả gia đình rời nơi “chôn rau cắt rốn” đến cửa sông Bứa, thuộc làng Mỹ Hà, xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hành nghề cúp tóc và chèo đò ngang sông kiếm kế sinh nhai.

Chuyện về ông nội tôi
Cụ Hoàng Thanh Liêm.

Sau năm 1945, thực hiện bản hiệu triệu của Bác Hồ về chống nạn mù chữ, khuyên người chưa biết chữ phải thi đua đi học, những người đã biết phải thi đua dạy học; kêu gọi mọi người, kẻ giúp của, người giúp công để tiêu diệt “giặc dốt”; ông tôi đã mở lớp “bình dân học vụ” cho bà con các xã ven bờ sông Bứa. Ông dạy không kể sớm khuya, mọi lúc mọi nơi, cứ ai có nhu cầu biết đọc biết viết là ông sẵn lòng giảng dạy. Thế nên sau gần 2 năm đã có hàng nghìn người biết đọc, biết viết, xoá được nạn mù chữ. Ông tôi đã được Nha Bình dân học vụ liên khu 10 tuyên dương Chiến sĩ thi đua diệt giặc dốt.

Năm 1948, bà tôi sinh con thứ 5 không may bị bệnh qua đời, để lại ông một mình nuôi 5 đứa con thơ dại, không nhà không cửa, không một tấc đất cắm dùi. 6 bố con lần hồi rau cháo nuôi nhau bằng hòm cúp tóc của ông và đi mót lúa, ngô khoai.

Thực hiện lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về diệt “giặc đói”, nông dân các tỉnh như Thanh Hoá, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Sơn Tây... đẩy mạnh trồng lúa, bón phân thâm canh để có lương thực chi viện cho kháng chiến chống Pháp. Thời kì này bà con nông dân nơi đây chưa có thói quen bón phân thâm canh lúa, thế là hằng ngày ông tôi cùng các con đi thu gom phân trâu bò về ủ, đến mùa xới cỏ đem đánh tơi bón cho lúa giúp cho ruộng lúa nhà tôi xanh tốt, trổ bông chắc khoẻ. Thấy vậy, bà con học theo cách ủ phân bón thâm canh như cách ông tôi làm. Ruộng lúa nhà nào nhà nấy đều tăng năng suất, góp phần đóng góp lương thực cho kháng chiến. Tiếng lành đồn xa, ông tôi được Ty Canh nông tỉnh Phú Thọ tặng Bằng khen Chiến sĩ canh nông giỏi toàn tỉnh.

Đầu năm 1954, Trung ương Đảng, Chính phủ huy động sức người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ, lúc này con gái thứ hai ông tôi mới 15 tuổi được ông giao nhiệm vụ ở nhà chăm sóc 3 em, để ông và chị cả 18 tuổi xung phong đi dân công hoả tuyến phục vụ vận chuyển lương thực cho chiến dịch.

Biết ông đi được xe đạp, lãnh đạo dân công giao cho ông và 1 người nữa phụ trách một chiếc xe đạp thồ tải quân lương, đạn dược vượt dốc Pha Đin, đèo Lũng Lô cho mặt trận. Sau những ngày đêm tham gia chiến dịch, ông cùng đoàn quân chiến thắng trở về và được suy tôn là Chiến sĩ dân công hoả tuyến xuất sắc và được tặng 1 chiếc cuốc mà ông tôi cùng đồng đội đào chiến hào đưa bộc phá vào sở chỉ huy Đờ Cát, đến nay vẫn là kỉ vật quý của ông để lại cho thế hệ con cháu.

Sau hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954), ông cho 4 chị em học văn hoá, chỉ có ông và con gái cả ở lại tăng gia sản xuất nuôi các con ăn học. Ông thường nhắc nhở các con: “Khi đất nước có giặc ngoại xâm thì phải đoàn kết đứng lên đánh giặc. Khi đất nước hoà bình thì phải tập trung học tập trau dồi kiến thức xây dựng quê hương, đất nước”.

Thực hiện lời dặn của ông, các thế hệ con cháu, chắt đều chăm chỉ học hành nên đến giờ 100% con cháu đều trưởng thành, tốt nghiệp đại học và trên đại học, có công ăn việc làm ổn định.

Đã 30 năm, ông về thế giới người hiền, nhưng các con cháu luôn lấy tấm gương lao động, làm việc của ông như ngọn đuốc soi đường để vươn lên trong cuộc sống.

Hoàng Đạo Lý

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.
Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.
Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...

Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.
Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.
Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Tin khác

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm
Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Tấm lòng vị tha của ông tôi
Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ông tôi cũng về bên đồng đội cho trọn tình vẹn nghĩa. Cách đây 13 năm về trước, trong đôi mắt của ông tôi lại lắng đọng những nỗi buồn. Ông thường thẫn thờ, đi ra đi vào mang những kỉ vật chiến trường ra hoài niệm.

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà
Bà ngoại tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê Trung du, trong một gia đình nông dân xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Gia đình đông anh em nên từ nhỏ hằng ngày bà đã phải đi chăn trâu cắt cỏ giúp các việc trong nhà; khi lớn lên bà tham gia sản xuất cùng với bà con.

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông
Ông nội tôi tên là Trần Văn Ngần, sinh năm 1930, ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; trong làng vẫn quen gọi ông tôi là ông giáo Ngần.

Những kỉ niệm đẹp về ông nội

Những kỉ niệm đẹp về ông nội
“Yến ơi! Yến! Dậy đi bốn rưỡi rồi” - Tôi giật mình tỉnh dậy. Đó là tiếng gọi của ông nội tôi. Tôi lại nằm mơ về thời đi học cấp III được ông gọi dậy đi học hằng ngày.

Cây mít nội trồng

Cây mít nội trồng
Một ngày chớm vào mùa Hạ, tôi trở về quê nhà, thăm lại khu vườn ngày bé. Ngồi dưới bóng mát cây mít già, nghe tiếng ve râm ran thiết tha trong tàng lá, bỗng nghe lòng nhớ nội biết bao.

Bên ông một thời

Bên ông một thời
Tôi vẫn nhớ câu nói cửa miệng mà đám bạn chăn bò ngày nhỏ vẫn thường nói với tôi bằng giọng ghen tị rằng: “Con Xuyên sướng nhất xóm mình vì có người ông tuyệt vời”. Khi ấy, tôi tủm tỉm cười lấy làm hãnh diện lắm.

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng
Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tôi có dịp về nguồn thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ và Nhà truyền thống xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tại đây, nổi bật là bảng vàng ghi danh các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Trong các chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại nhà truyền thống có di ảnh bà nội tôi - Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Vẹn.
Xem thêm
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Hà Nội: Xử phạt người bán hàng "chặt chém" du khách nước ngoài 3 quả dứa giá 500 ngàn đồng

Hà Nội: Xử phạt người bán hàng "chặt chém" du khách nước ngoài 3 quả dứa giá 500 ngàn đồng

Ngày 30/4, Trung tá Nguyễn Chí Thành, Trưởng Công an phường Hàng Đào cho biết, sau khi nhận được thông tin phản ánh người bán hàng rong “chặt chém” khách nước ngoài 500 nghìn đồng cho 3 quả dứa, Công an quận Hoàn Kiếm chỉ đạo Công an phường Hàng Đào cử cá
Trong 4 tháng đầu năm cả nước xảy ra 8.548 vụ tai nạn giao thông, 1.555 vụ cháy

Trong 4 tháng đầu năm cả nước xảy ra 8.548 vụ tai nạn giao thông, 1.555 vụ cháy

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng ngày 29/4, tính chung 4 tháng đầu năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 8.548 vụ tai nạn giao thông.
Đầu tháng 5 miền Bắc có thể đón mưa rào và dông

Đầu tháng 5 miền Bắc có thể đón mưa rào và dông

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, trong những ngày nghỉ lễ dịp 30/4-1/5, miền Bắc và miền Trung sẽ chịu tác động của hoàn lưu vùng áp thấp nóng phía tây hoạt động mạnh. Do đó khu vực nà
Phiên bản di động