Bài dự thi viết về về ông bà kính yêu lần thứ I năm 2024:

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Thế nên những kí ức hào hùng, oanh liệt, những vùng đất đã đi qua, những người đồng đội đã cùng ông vào sinh ra tử, những người hi sinh, những người còn sống… đến giờ trong ông vẫn như thước phim màu vẹn nguyên trong trí nhớ.

Cũng như rất nhiều tình yêu thời bom đạn, tình yêu của ông bà tôi khiến bao người phải trầm trồ, ngưỡng mộ. Ông bà là người cùng làng, lớn lên cùng làm bạn với ruộng đồng và lấm lem rơm rạ. Không màu mè, cũng chẳng phô trương, tình yêu trong sáng cả hai dành cho nhau bắt nguồn từ hai trái tim cùng rung động và muốn gắn bó bên nhau trọn đời. Bà vẫn thường nói thế, mỗi khi chị em tôi hỏi “Bà ơi, ngày xưa, bà yêu ông vì lí do gì?”.

Đất nước bị kẻ thù xâm lược, cùng với tất cả thanh niên yêu nước trên mọi miền Tổ quốc, ông lên đường đi đánh giặc. Trước khi lên đường, ông bà đã hẹn ước với nhau “Khi nào cuộc chiến thắng lợi, ông bà sẽ nên duyên vợ chồng”. Bà tặng ông chiếc khăn tay có thêu hình đôi chim bồ câu làm vật đính ước. Ông nắm tay bà thủ thỉ lời ước hẹn: “Nhất định, anh sẽ trở về”. Những cánh thư đi về mang yêu thương mong nhớ cháy bỏng tình yêu ông bà dành cho nhau. Và như một phép màu, ông đã trở về sau nhiều năm đi chiến đấu. Tình yêu thủy chung, son sắt của ông bà sau bao nhiều tháng năm chờ đợi, cuối cùng cũng đơm hoa kết trái.

Hạnh phúc chưa được bao lâu, ông lại phải từ biệt bà và các con để lên đường, hòa cùng dòng người vào Nam đánh Mỹ. Dù không nói ra nhưng tận sâu thẳm trái tim mình, bà thấp thỏm, lo âu, đau đáu một nỗi sợ vô hình. Bởi “xưa nay chinh chiến mấy ai về”. Tiễn ông lên đường lần thứ hai, bà những mong ông “chân cứng đá mềm”. Tình yêu với ông, bà gửi trong tình yêu thương con cái, trong niềm tin bất diệt cùng sự mong cầu bình an rằng, ông rồi nhất định sẽ lại trở về.

Trải qua vô vàn những khoảnh khắc sinh tử trên chiến trường, ông trở về sau ngày đất nước thống nhất, dù trên thân thể mang đầy thương tích. Hòa cùng công cuộc tái thiết, dựng xây nước nhà, là thương binh “tàn nhưng không phế”, ông cũng cùng bà bắt tay vào công việc vun đắp cho tổ ấm, cho xóm làng, quê hương mình.

Trải qua hơn 60 năm chung sống, ông luôn tự hào với cháu con: Chưa một lần ông bà to tiếng với nhau, dù lúc khó khăn hay khúc mắc, ông bà đều dành cho nhau sự tôn trọng, đều cùng ngồi lại bên nhau tìm cách giải quyết. Dù khi con cái còn nhỏ hay khi đã yên bề gia thất; dù hiện tại đã ở cái tuổi “gần đất xa trời”, chân yếu, mắt mờ, tóc bạc,… ông bà vẫn gọi nhau hai tiếng “Anh - em”. Minh chứng cho tình yêu của ông bà vẫn còn đó, tập thư tay với những lời yêu thương nhắn gửi chân thành khiến cháu con, mỗi lần được đọc lại, ai nấy đều không khỏi ngưỡng mộ, trầm trồ. Nghe ông bà gọi nhau ngọt lịm mía lùi, bố tôi lại lấy đó nhắc nhở chúng tôi: “Nhìn ông bà mà học tập”. Bố nói đúng. Giới trẻ chúng tôi bây giờ quen nhau, yêu nhau nhanh, mà chia tay cũng vội lắm, không thể nào sâu sắc như ông bà tôi ngày xưa.

Nếu thời trẻ, tình yêu ông bà dành cho nhau là sự chân thành, tin tưởng và thấu hiểu. Nếu khi có con cái, tình yêu ấy thể hiện qua sự đồng lòng, thống nhất quan điểm trong việc nuôi dạy con cái nên người và duy trì, giữ lửa gia đình thuận hòa, ấm êm. Thì khi về già, tình yêu cả hai ông bà dành cho nhau vẫn vẹn nguyên như ngày đầu, và càng thêm đậm sâu hơn theo cách yêu của người già.

Qua mấy mươi năm chung sống với nhau, từ khẩu vị đến sở thích của ông, bà đều nằm lòng. Bà hiểu và thương ông nhiều hơn trước. Con cháu dù tốt với ông thế nào cũng không bằng việc ông có bà bên cạnh. Đúng như người xưa đúc kết: “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”. Yêu thương ông, với bà chính là mỗi sớm mai thức dậy được thấy ông vui vẻ, khỏe mạnh, là được nấu cho ông những món ăn ông thích, là được cùng ông ngắm nhìn cháu con khôn lớn, trưởng thành. Yêu thương bà, với ông chính là được quan tâm, sẻ chia với bà mọi việc. Được gội đầu cho bà, được nắm tay bà cùng đi tập thể dục, được cùng bà ngồi tựa ghế mây ở khoảng sân nhà, dưới đêm trăng sáng, vui vầy nhắc lại chuyện xửa chuyện xưa, cứ thế cùng bà đi đến hết cuộc đời.

Chỉ cần bà đi chợ, đi thăm con cháu hay sang xóm giềng một lúc, ông bồn chồn nhớ, bồn chồn lo, và thấp thỏm mong bà về nhà. Mỗi khi ông có việc xa nhà một, hai hôm, bà cũng lại nhờ con cháu gọi hỏi ông khi nào về? Sao ông đi lâu thế!.

Ông bà đều bảo, cuộc đời ông bà may mắn vì được yêu nhau, được nên duyên chồng vợ, và được mang lại cho nhau hạnh phúc. Ông bà trân trọng cuộc sống, trân trọng những diễm phúc trong đời, trân trọng gia đình, đặc biệt là trân trọng tình yêu của nhau. Tình yêu bình dị của ông bà mãi là niềm tự hào của chúng tôi.

Lê Thị Xuyên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!
Kí ức cùng ngoại

Kí ức cùng ngoại

Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, hình ảnh ông bà nội, ông bà ngoại luôn hằn sâu trong tâm trí mỗi người. Những kỉ niệm đẹp về bà ngoại vẫn còn nguyên trong tôi, cho dù tóc tôi đã muối tiêu và bà cũng không còn nữa.
Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu

Ông tôi tên là Đặng Văn Trụ, ở làng Hạ Bỳ, tổng Hạ Bỳ xưa, nay là xã Xuân Lộc, huyện Thanh thủy, tỉnh Phú Thọ, năm nay đã ngoài 80 tuổi, về hưu trên hai thập kỉ, mọi người yêu kính ông tôi gọi là cụ giáo về hưu.
Niềm vui của ông tôi

Niềm vui của ông tôi

Bà mất, con cháu ở xa về đầy đủ lo việc hiếu cho bà xong thì lại “mỗi người mỗi ngả”, còn nhà cửa, công việc, bỏ sao được. Vườn, nhà chỉ còn ông, một mình lủi thủi vào ra.

Tin khác

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi
Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm
Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Tấm lòng vị tha của ông tôi
Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.
Xem thêm
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

TP Hải Phòng vừa tổ chức Chương trình Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.
Hải Phòng: Phát động Tháng cao điểm vì người nghèo năm 2024

Hải Phòng: Phát động Tháng cao điểm vì người nghèo năm 2024

Sáng 13/11, Uỷ ban nhân dân - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng phối hợp tổ chức Hội nghị phát động Tháng cao điểm vì người nghèo năm 2024.
Nhựa Tiền Phong: Trao tặng 1000 mũ bảo hiểm và xe đạp cho học sinh

Nhựa Tiền Phong: Trao tặng 1000 mũ bảo hiểm và xe đạp cho học sinh

Một nghìn chiếc mũ bảo hiểm và 20 chiếc xe đạp đã được công ty Nhựa Tiền Phong trao tặng trong chương trình ra mắt công trình cổng trường an toàn giao thông tại huyện Tiên Lãng (TP Hải Phòng).
Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST).
Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề xuất dự án cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cây cầu vượt biển thứ 2 từ nội thành Hải Phòng ra đảo Cát Hải.
Đầy cảm xúc với “tiết học đặc biệt” về lòng biết ơn

Đầy cảm xúc với “tiết học đặc biệt” về lòng biết ơn

Sáng 15/11/2024, Trường Tiểu học thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) đã tổ chức chuyên đề Đội cấp thành phố - Giáo dục Đạo đức, kỹ năng sống với chủ đề “Công cha, Nghĩa mẹ, Ơn thầy’.
Phiên bản di động