Bài dự thi viết về về ông bà kính yêu lần thứ I năm 2024:

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi

Ngày còn bé, cả ngày tôi lẽo đẽo theo ông. Nhà khó, bố mẹ đi làm xa, một tay ông nuôi tôi khôn lớn. Khung trời kỉ niệm tuổi thơ tôi ngập tràn hình bóng trìu mến của ông và những câu chuyện chiến trường ông kể.

Ông tôi trở về từ chiến trường Tây Nguyên sau những năm đánh Mỹ ác liệt. Chân ông bị vết đạn sâu khiến việc đi lại rất khó khăn. Nhưng ông từ chối làm các thủ tục để hưởng chế độ thương binh. Sau này khi tôi hỏi vì sao ông không làm để hưởng quyền lợi. Ông trả lời: “Mình được bình an trở về là quý lắm rồi con ạ. Bao nhiêu người đã nằm xuống vì Tổ quốc và còn bao nhiêu người khác đã hi sinh một phần máu xương, ngày trở về không còn lành lặn”. Tôi nhớ ông nói đến đây rồi như chùng xuống, bao suy tư hiện trên gương mặt ông. Khi lớn lên và đi công tác khắp nơi, tôi có dịp đến nhiều căn cứ kháng chiến, viếng nhiều nghĩa trang liệt sĩ. Những khi đó, trong tôi có biết bao niềm xúc động thiêng liêng và tôi lại thấm thía hơn về những lời của ông ngày ấy.

Tôi nhớ mãi trưa Hè oi nóng, những đêm trăng tròn treo lơ lửng trên ngọn cau hay những ngày mưa dầm mù mịt, ông lại bế tôi lên chõng tre nằm cạnh ông. Rồi ông kể tôi nghe về những trận bom dữ dội, những đêm hành quân xuyên rừng, những ngày sốt rét da xanh như lá, những chiến dịch thần tốc,… Khi kể về những trận thắng các cứ điểm quan trọng, giọng ông hào sảng như được sống lại những năm tháng hào hùng kề vai sát cánh đồng đội chiến đấu với quân thù. Khi kể về một người đồng đội bị thương nặng, phải nằm lại nơi chiến trường, mắt ông rưng rưng chẳng biết đỏ hoe tự lúc nào. Thuở ấy bé thơ, tôi nào hiểu chiến tranh là gì. Chỉ biết thương ông những năm tháng ở chiến trường gian khổ. Và lòng đầy tự hào vì ông mình là một người lính quả cảm, kiên cường.

Hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, ông trở về quê nhà với ruộng đồng, vườn tược. Quần quật với vụ mùa mưa nắng, hết nuôi con đến chăm cháu, hơn nửa đời người qua đi như một nháy mắt. Gần 50 năm ông bước ra từ cuộc chiến, nay tuổi già đến xóa mờ nhiều thứ. Nhưng những năm tháng đánh giặc cứu nước ông tôi vẫn nhớ như in. Từng gương mặt đồng đội, từng chiến trường ông để lại dấu chân, với ông vẫn như vừa mới hôm qua. Suốt cả tuổi thơ tôi, có biết bao nhiêu lần ông khoe về những kỉ vật chiến trường, tôi cũng chẳng còn nhớ nữa. Chỉ nhớ một điều, mỗi lần mang ra chiếc ba lô đã sờn vai, tấm áo lính cũ đã bạc màu, chiếc bình tông nước cũ kĩ, hay di ảnh của người đồng đội nằm lại giữa núi rừng, ông tôi lại xúc động rất lâu, trên gương mặt như hiện về một thời khói lửa oai hùng.

Mấy năm gần đây sức khỏe ông tôi sa sút hẳn, phần vì vết đạn ở chân, phần vì tuổi ông cũng sắp vào ngưỡng tám mươi. Nhưng ông còn rắn rỏi lắm, vẫn tự tay làm vườn, dọn nhà, đạp xe đi thăm con cháu, láng giềng. Mỗi ngày, ông đều đọc sách báo, xem tin tức. Ông vẫn thường bảo tôi, đất nước mình thật kì diệu, kẻ thù hiểm ác, chiến tranh đau thương không thể ngăn người Việt mình yêu nước thương nòi, yêu đời, yêu cuộc sống. Và điều khiến ông hạnh phúc nhất chính là những hi sinh của ông và các đồng đội đã được đền đáp xứng đáng khi đất nước mình ngày càng đổi mới, phát triển.

Tôi vẫn bảo ông, đất nước mình bây giờ nơi đâu cũng đẹp, ông thích nhất đi đến nơi nào để cháu đưa đi? Ông mỉm cười từ tốn, rằng chỉ muốn về lại chiến trường xưa, dù ông và các đồng đội cũ đã về mấy lần rồi. Ông muốn thăm lại những tán rừng khộp từng che chở ông và đồng đội trước mưa bom đạn pháo quân thù. Và dưới những cánh rừng khộp ấy, bạn ông vẫn còn những người nằm đó. Ông muốn đi tìm lại những người đã từng kề vai chiến đấu năm nào. Có lần ông bảo tôi rằng, đất nước mình thống nhất gần 50 năm rồi, hàng vạn hài cốt liệt sĩ đã được quy tập nhưng vẫn còn đó nhiều người nằm lại với rừng sâu, đất lạnh. Biết bao giờ các anh mới được về với quê hương… Chỉ nói đến đó thôi, mắt ông lại đục ngầu, giọng như có gì nghèn nghẹn.

Tôi lớn lên nhờ một tay ông săn sóc, bằng những câu chuyện nơi chiến trường ông kể ngày xưa. Chính ông là người cho tôi hiểu rằng, để có cuộc sống hòa bình, no ấm hôm nay, đã có biết bao thế hệ cha ông hi sinh xương máu. Chẳng biết tự bao giờ, có lẽ từ những câu chuyện đánh giặc cứu nước oai hùng ông kể, trong tôi là niềm tự hào sâu xa về lịch sử nước mình…

Dù bây giờ công việc rất bận, nhưng tôi vẫn dành ngày cuối tuần về thăm ông, mua tặng ông Tạp chí Người cao tuổi và báo Quân đội Nhân dân mới. Được về bên ông, ngồi trên chõng tre nghe ông kể chuyện thời chiến, cùng ông xem lại từng kỉ vật chiến trường xưa, nghe ông dặn dò phải biết ghi nhớ công ơn của bao lớp cha ông đi đánh giặc giữ nước, phải cố gắng làm người tử tế để góp phần xây dựng đất nước mình… với tôi là một điều hạnh phúc thật bình dị mà lớn lao…

Phạm Khánh Ngân

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

“Đố em biết hoa gì ?” - Người đồng nghiệp nơi xa gửi vào Zalo cho tôi hình ảnh một bông hoa trong vườn nhà và nhắn hỏi với vẻ đắc ý, ngờ rằng một đứa sống ở phố xá như tôi sẽ chẳng bao giờ trả lời đúng. “Ơ ! Hoa hành” - câu trả lời của tôi đã làm bạn ấy… thất vọng. Vì bạn không biết rằng đây chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng mà mùi hăng của nó thì không thể nhầm lẫn với bất kỳ thứ mùi nào khác.
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!
Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu

Ông tôi tên là Đặng Văn Trụ, ở làng Hạ Bỳ, tổng Hạ Bỳ xưa, nay là xã Xuân Lộc, huyện Thanh thủy, tỉnh Phú Thọ, năm nay đã ngoài 80 tuổi, về hưu trên hai thập kỉ, mọi người yêu kính ông tôi gọi là cụ giáo về hưu.

Tin khác

Niềm vui của ông tôi

Niềm vui của ông tôi
Bà mất, con cháu ở xa về đầy đủ lo việc hiếu cho bà xong thì lại “mỗi người mỗi ngả”, còn nhà cửa, công việc, bỏ sao được. Vườn, nhà chỉ còn ông, một mình lủi thủi vào ra.

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi
Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi
Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”
Xem thêm
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ

Cơn bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh, gia đình cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Hữu Nhượng, nạn nhân chất độc da cam, hiện ở khu 6, phường Yên Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nằm sâu trong ngõ không bị tốc mái, nhưng lại bị một cây thị của hàng xóm gãy đổ, làm sập một góc nhà. Sau bão,gia đình ông Nguyễn Hữu Nhượng khắc phục che đậy tạm để ở, mùa mưa bão năm 2025 đến gần, gia đình ông quyết định dỡ nhà ra làm lại, khổ nỗi kinh phí thiếu thốn mong muốn có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.
TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

Ngày hội toàn dân hiến máu tình nguyện được tổ chức tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thu về 452 đơn vị máu. Số lượng máu trên sẽ được bảo quản và sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân.
Tỉnh Bình Thuận: Nỗ lực trong phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bình Thuận: Nỗ lực trong phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực đẩy nhanh công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên khắp các địa phương trong tỉnh.
Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Ông Đỗ Hữu Quế (62 tuổi, hiện sinh sống tại Lô 11, đường Quảng Xương, Chợ Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) là một trong những nghệ nhân tiêu biểu trong lĩnh vực hô hát bài chòi, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này…
Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Làng nghề làm nón lá Đào Khê, xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được duy trì, phát triển từ lâu đời. Chiếc nón lá được làm thủ công từ bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân nơi đây...
Hai cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ trở thành‘biểu tượng’ của làng

Hai cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ trở thành‘biểu tượng’ của làng

Với tuổi đời hơn 600 năm, hay cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ vẫn đơm hoa kết trái đều đặn, khi quả chín tỏa hương thơm ngát khắp vùng quê.
Phiên bản di động