TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

Nhân Ái 04/04/2025 11:28
Trong đơn đề nghị gửi Hội Nạn nhân chất độc da cam thị xã Quảng Yên, ông Nguyễn Văn Nhượng viết: Gia đình ông có 5 người, trừ vợ ông là bà Tô Thị Quyên thì 4 người còn lại đều là nạn nhân chất độc da cam; gồm: ông và 3 người con trai Nguyễn Mạnh Trường, Nguyễn Hữu Giang, Nguyễn Hữu San. Hiện vợ chồng ông và người con lớn là nguyễn Văn Trường năm nay 45 tuổi đang ở trong ngôi nhà 3 gian được xây từ những thập niên 80 thế kỷ trước đã xuống cấp. Không yên tâm sống trong ngôi nhà mà luôn có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào, vợ chồng ông quyết định dỡ nhà cũ ra xây lại, do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, trừ nguồn kinh phí tự có của gia đình, hiện còn thiếu kinh phí khoảng trên 100 triệu đồng. Ban đầu ông có định mang sổ đỏ đi thế chấp để vay ngân hàng, nhưng nghĩ, vợ chồng ông nay đã già yếu ốm đau liên miên, tiền trợ cấp hàng tháng của mấy bố con chỉ đủ chi tiêu “tằn tiện” và mua thuốc chữa bệnh, không có tích lũy để trả nợ vì thế ông viết đơn mong được sự hỗ trợ của các cấp Hội và cộng đồng.
![]() |
Ngôi nhà 3 gia xây từ thập niên tám mươi thế kỷ trước đã xuống cấp của gia đình ông Nguyễn Hữu Nhượng đang được phá dỡ xây mới. |
Qua trao đổi với ông Nguyễn Hữu Nhượng, được biết; tháng 4/1971, khi mới 17 tuổi ông viết đơn tình nguyện nhập ngũ vào Lữ đoàn 126 đặc công nước, thuộc Quân chủng Hải quân. Khi mới nhập ngũ đơn vị tổ chức huấn luyện giai đoạn 1(CK1) tại Quảng Yên, sau đó chuyển sang giai đoạn 2 (CK2) huấn luyện tại sông Giá, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Hoàn thành khóa huấn luyện trên đất Bắc, ông cùng các đồng đội sau 6 tháng hành quân vào Nam chiến đấu từ tháng 2/1972 đến tháng 8/1972 và được biến chế vào Trung đoàn 10, đặc công Rừng Sác, vùng ven Sài Gòn (nay là huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh). Ông chia sẻ; từ khi được biên chế về đơn vị, gần 3 năm chiến đấu trong rừng Sác, trên sông Lòng Tàu ông cùng đồng đội tham gia hàng chục trận đánh lớn nhỏ, cả trăm đồng đội của ông đã hy sinh, nhưng hình như “bom, đạn” của địch tránh ông, nhưng về đời thường, hậu quả của chiến tranh cứ bám theo ông và gia đình và không biết đến khi nào nó mới buông tha.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Nhượng (người ngồi thứ nhất từ phải sang) chụp ảnh cùng các đồng đội trước khi hành quân đi B, tháng 2/1972. |
Theo đó, cả 3 người con trai của ông đều là nạn nhân của chất độc màu da cam, trong đó người con cả Nguyễn Mạnh Trường, sinh năm 1980, bị di chứng nặng, không vợ con, thần kinh không ổn định, nếu không “canh giữ” cẩn thận, sểnh ra là bỏ nhà đi lang thang, không biết đường về, vợ chồng ông lại phải đi lần. Người con thứ 2 là Nguyễn Văn Giang, có vợ con, đã ra ở riêng, không nghề nghiệp, lao động tự do, điều kiện hoàn cảnh đình khó khăn. Người con thứ ba là Nguyễn Hữu San, sinh năm 1985, lấy vợ 4 năm không có con, vợ chồng đưa nhau đi khám, biết chồng không có con, cô vợ bỏ đi không một lời nhắn lại. Năm 2020, nhờ manh mối của họ hàng, San cưới vợ lần thứ 2, được sự động viên của bố, mẹ vợ chồng bàn nhau đi “xin con” về nuôi cho cho có con, có cháu, vui cửa, vui nhà và an ủi tuổi già.
![]() |
CCB Nguyễn Hữu Nhượng, đang chăm con trai Nguyễn Mạnh Trường, 45 tuổi, thần kinh không bình thường do di chứng chất độc da cam dioxin. |
Phóng viên Tạp chí Người cao tuổi đã có cuộc trao đổi với ông Lương Liễm, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam thị xã Quảng Yên. Ông Liễm cho biết: Ông Nguyễn Hữu Nhượng, hiện là Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam phường Yên Hải, thuộc diện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình có 5 người thì có đến 4 người là nạn nhân chất độc da cam. Tuy nhiên, gia đình ông Nhượng đã được hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho các đối tượng chính sách người có công từ năm 2013. Vừa qua ông Nhượng đã viết đơn gửi Ban lãnh đạo Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Ninh thông qua Hội thị xã để xin hỗ trợ kinh phí xây nhà, chúng tôi đã chuyển đơn lên Tỉnh Hội xem xét nhưng đến nay chưa có hồi âm.
Về phía địa phương ông Nguyễn Thành Trung, Bí thư Đảng ủy phường Yên Hải cho biết; hiện nay phường đang tập trung khởi công xây và xóa 5 nhà tạm cho các hộ cận nghèo theo chương trình xóa nhà tạm của Chính phủ, trường hợp hộ gia đình ông Nhượng, Đảng ủy, chính quyền phường sẽ có chủ trương hướng cho các tổ chức đoàn thể vận động tổ dân, khu phố quyên góp ủng hộ “chắc hiệu quả thấp”, vì Yên Hải là phường thuần nông, trên địa bàn lại không có doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh…
Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ. Gia đình cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng, chiến sỹ đặc công Rừng Sác năm xưa nằm trong số những lính có hoàn cảnh như vậy, rất mong sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng, của những đồng đội và các nhà hảo tâm.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ : Bà Tô Thị Quyên, Khu 6 phường Yên Hải, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. Số TK: 8002208006943, Ngân hàng Agribank, Chi nhánh Quảng Yên. Hoặc Hội Nạn nhân chất độc da cam thị xã Quảng Yên. TK: 8002201002029, Ngân hàng Agribank, Chi nhánh Quảng Ninh. |