Ở cùng nhà vợ, tôi biến mình thành gã đàn ông nhu nhược

Sau thời gian ở rể, tôi thấy nhiều bất cập. Từ người tự chủ về kinh tế, sống có quan điểm, chính kiến riêng, tôi trở nên nhu nhược.

Tôi tốt nghiệp Sư phạm toán nhưng chật vật vài năm vẫn lẹt đẹt mãi với hợp đồng ngắn hạn. Tôi xin nghỉ, về tự mở lớp dạy thêm và ôn thi cấp 2, cấp 3. Kiến thức tốt, bản thân tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Lứa học sinh đầu tiên tôi dạy, ôn thi vào lớp 10 và vào đại học đều đỗ, nhiều phụ huynh học sinh tìm đến gửi gắm con.

Trong một buổi hội thảo, tôi gặp Ly. Bố em còn là cổ đông của một trường học tư nhân. Cả hai khá hợp nhau về sở thích, suy nghĩ.

Ảnh: B.N
Ảnh: B.N

Sáu tháng quen biết, tôi và em làm đám cưới. Công việc của tôi khá tốt nhưng thu nhập chưa cao nên Ly thuyết phục tôi về nhà em sống, khi nào sinh con xong, hai vợ chồng mua nhà trả góp rồi ra riêng chưa muộn.

Các bác trong họ biết chuyện tôi ở rể vội khuyên, đừng dại ở chung với nhà vợ, dễ xảy ra mâu thuẫn. Đàn ông phải có thế của mình, không thể để lép vế…Tôi bỏ ngoài tai mọi lời khuyên can, vì cho rằng, quan điểm đó hoàn toàn cổ hủ. Bố mẹ Ly đều là người có trình độ, chắc không đến mức quá đáng.

Kết hôn chưa được nửa tháng, bố vợ gọi tôi ra, khuyên con rể bỏ công việc ở lớp dạy thêm, về trường ông đang góp vốn làm công tác quản lý.

Ông ngọt nhạt: ‘Anh về đấy học cách quản lý, sau này còn hỗ trợ con bé Ly tiếp quản cơ ngơi của bố mẹ. Bố mẹ sinh một mình nó, có bao nhiêu bù đắp cho vợ chồng anh hết’.

Tôi đồng ý về làm cho bố vợ. Bạn bè đều khen tôi số hưởng, nhà vợ giàu, có công việc tốt. Tôi cũng từng hạnh phúc vì điều đó. Tuy nhiên, sau thời gian ở rể, tôi thấy nhiều bất cập. Từ người tự chủ về kinh tế, sống có quan điểm, chính kiến riêng, tôi trở nên nhu nhược.

Bố vợ là người độc đoán, mọi việc lớn nhỏ trong nhà, ông tự quyết định. Lương tháng ở trường, thay vì chuyển vào số tài khoản tôi đăng ký, ông cho kế toán chuyển thẳng vào tài khoản con gái mình. Tôi muốn chi tiêu gì, phải ngửa tay xin vợ. Mặc dù, tôi không có thói quen la cà quán xá nhưng vẫn có nhiều mối quan hệ, thi thoảng giao lưu, học hỏi cho công việc, Mỗi tháng tôi đi ăn uống với họ 1,2 lần.

Bố vợ tôi lại quy định, bữa tối, các thành viên phải có mặt đầy đủ. Hôm nào tôi bận, không về, ông liền mang bộ mặt khó đăm đăm. Tôi phải xin lỗi rối rít, chấp nhận từ bỏ những mối quan hệ của mình.

Từ ngày vợ sinh con, tối đến, tôi cũng tranh thủ giặt tay chậu quần áo lớn của mọi người. Nhà có máy giặt, bố vợ tôi chỉ cho phép dùng giặt đồ dày, còn đồ mỏng, đồ em bé, theo ông giặt bằng tay mới sạch. Cuối tuần, tôi tranh thủ dọn dẹp 3 tầng nhà, từ trên xuống dưới, chưa bao giờ tôi kêu ca. Đôi lúc, mệt mỏi, tôi muốn nằm một chút, bố vợ kiểu gì cũng chê trách tôi lười.

Bố mẹ vợ gần như can thiệp vào tất cả cuộc sống của hai vợ chồng tôi. Từ nuôi con, ăn uống, quần áo, đến cả công việc. Căng thẳng nữa là việc tôi gửi tiền nuôi em gái ăn học dưới quê và mua thuốc men cho mẹ. Trước đây, tự chủ về tài chính, tôi hoàn toàn thoải mái nhưng từ khi vợ quản lý lương, mỗi lần gửi về, tôi phải nhắc vợ đưa.

Vợ kiên quyết không đưa tôi tiền gửi cho mẹ. Chúng tôi căng thẳng, cô ấy quát tháo ầm ĩ cả nhà. Bố vợ thấy vợ chồng con gái cãi vã, không cần nghe rõ đầu đuôi nguồn cơn, sẵn sàng thóa mạ con rể.

Tôi là đàn ông, bị nhà vợ xúc phạm như vậy, tự ái vô cùng. Tôi đợi mọi thứ nguôi ngoai, vui vẻ trở lại, mới bàn với vợ ra ở riêng. Bạn tôi có căn hộ chung cư 60m2, để lại cho tôi với giá tốt. Hơn nữa, tôi chỉ cần trả một nửa, còn lại bạn cho nợ trong 10 năm.

Nếu ở riêng, vợ chồng sẽ hoàn toàn độc lập, tự sắp xếp cuộc sống theo ý mình. Tôi nghĩ, đây cũng là xu thế trong xã hội hiện đại, khi đến tuổi trưởng thành, cần bớt phụ thuộc vào bố mẹ hai bên. Ban đầu, vợ chồng có thể khó khăn, sau sẽ dần ổn định. Nào ngờ, Ly không đồng ý. Vợ trách tôi bạc, lúc khó khăn nhờ vả ông bà ngoại, đến lúc đủ lông, đủ cánh là phủi tay...

Tôi thừa nhận, vợ chồng trẻ ở chung với bố mẹ có nhiều cái lợi: Không tốn tiền thuê nhà, không phải lo lắng việc nhà, con cái được ông bà trông nom, tình cảm gia đình gắn chặt…

Ngược lại, ở chung cũng có những gò bó như phải giữ gìn lời ăn tiếng nói, cư xử khéo léo để giữ hòa khí gia đình. Theo các bạn, tôi suy nghĩ có gì sai không? Xin hãy cho tôi lời khuyên!

Theo Vietnamnet

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!

Tin khác

Bài học từ con cúi của nội tôi

Bài học từ con cúi của nội tôi
Bà nội tôi sinh 11 người con, ba tôi là út, nên khi tôi bắt đầu đi học thì bà đã ngoài 70 tuổi, nhưng bà vẫn khoẻ mạnh, hằng ngày vẫn đi giựt tàu dừa khô, làm cỏ, xới đất trồng rau trong vườn. Bà bảo, còn mạnh tay mạnh chân thì để bà làm, coi như thể dục để giãn gân giãn cốt. Với bà, chỉ có người lười, người bệnh mới nằm không, chứ còn sức thì còn làm việc, bởi lao động cũng là niềm vui.

Kí ức cùng ngoại

Kí ức cùng ngoại
Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, hình ảnh ông bà nội, ông bà ngoại luôn hằn sâu trong tâm trí mỗi người. Những kỉ niệm đẹp về bà ngoại vẫn còn nguyên trong tôi, cho dù tóc tôi đã muối tiêu và bà cũng không còn nữa.

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu
Ông tôi tên là Đặng Văn Trụ, ở làng Hạ Bỳ, tổng Hạ Bỳ xưa, nay là xã Xuân Lộc, huyện Thanh thủy, tỉnh Phú Thọ, năm nay đã ngoài 80 tuổi, về hưu trên hai thập kỉ, mọi người yêu kính ông tôi gọi là cụ giáo về hưu.

Niềm vui của ông tôi

Niềm vui của ông tôi
Bà mất, con cháu ở xa về đầy đủ lo việc hiếu cho bà xong thì lại “mỗi người mỗi ngả”, còn nhà cửa, công việc, bỏ sao được. Vườn, nhà chỉ còn ông, một mình lủi thủi vào ra.

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi
Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi
Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.
Xem thêm
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Sáng 18/12, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em (BTNKT&BVQTE) tỉnh Bình Thuận đã tổ chức biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn tỉnh năm 2024. Đến dự có bà Mai Thị Ngọc Mai, Phó Chủ tịch Hội BVQTE Việt Nam- Chủ tịch Hội BVQTE TP Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, các nhà tài trợ, các gương NKT tiêu biểu.
Hội Cựu TNXP Bình Thuận: Trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Hội Cựu TNXP Bình Thuận: Trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Sáng 6/12, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) huyện Hàm Thuận Bắc đã tổ chức lễ trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho bà K Thị Hết, ở thôn 2, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc. Đến dự có bà Vũ Thị Ngọc Liên, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo Hội Cựu TNXP huyện, lãnh đạo địa phương các đồng đội của bà.
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

TP Hải Phòng vừa tổ chức Chương trình Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.
Giữ nghề làm cốm nổ

Giữ nghề làm cốm nổ

Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình bà Âu Thị Thu Hồng 65 tuổi, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình bà Hồng nguồn thu nhập ổn định…
Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Họ kể câu chuyện của cộng đồng Xê Đăng trên sắc màu thổ cẩm, ở đó không chỉ là hồn cốt của dân tộc, mà ngày càng phát triển mạnh hơn, vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa…
Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Chiều 26/11, tại Hải Phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp UBND TP Hải Phòng tổ chức Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024.
Phiên bản di động