Mệt mỏi vì bị gia đình nhà chồng đặt điều nói xấu

Tôi không biết phải làm gì để anh chị chồng tôi bớt đặt điều nói xấu tôi, thực sự nhiều khi tôi cảm thấy rất ấm ức mà vẫn phải cố gắng chịu đựng.
Bí quyết để có cuộc sống chung với nhà chồng thuận hoà

Tôi năm nay 49 tuổi, sinh ra trong một gia đình thuần nông. Bố mẹ tôi sinh được 5 người con, một trai và 4 gái, tôi là con út trong nhà. Tôi đã xây dựng gia đình được hơn 30 năm rồi, ngày lấy chồng tôi vừa tròn 17 tuổi, còn chồng tôi hơn tôi 2 tuổi.

Ngày ấy, tôi với anh quen nhau qua chị gái nuôi của tôi giới thiệu, nghe chị nói gia đình anh khá giả hơn gia đình tôi, mặc dù cũng làm ruộng nhưng bên quê anh không vất vả như quê tôi, nhìn bạn bè mình lấy chồng nhiều rồi tôi cũng sốt ruột nên anh vừa ngỏ lời, tôi liền gật đầu luôn không do dự và cũng không tìm hiểu kĩ càng.

5415 noi xau
Ảnh minh họa.

Nhưng sự thật không như tôi nghĩ, đến ngày theo anh về làm vợ tôi mới phát hiện ra nhà anh rất nghèo. Bố mẹ chồng tôi sinh được 7 người con, 5 trai và 2 gái, anh là con thứ 5 trong gia đình.

Lấy anh tôi khổ cực trăm bề, mấy năm đầu thường xuyên chỉ ăn ngô, ăn sắn. Lúc tôi sinh cháu đầu lòng được hơn 1 tháng thì mẹ chồng tôi cho hai vợ chồng ra ở riêng trong một căn nhà lá rộng khoảng 5m2. Vì quá chật chội nên vợ chồng tôi phải cơi nới thành ba gian nhà lá để ở tạm. Đến năm 1995 vợ chồng tôi cũng chắt chiu, vay mượn thêm để cố làm được 4 gian nhà cấp 4.

Trong lúc làm nhà thì bố chồng tôi mất, trước đó, ông có tuyên bố là bác cả đã có nhà đất của các cụ để lại rồi nên mảnh vườn 5 sào còn lại chia đều cho người con trai còn lại (trong đó có chồng tôi), còn chú út thì cho ra ở riêng mảnh đất 200m2. Nhưng nói là vậy, mọi thứ chưa dứt khoát, nên khi chia 5 sào ruộng, chú út tôi cũng đòi thêm phần trong đó.

Mẹ chồng khó dễ với con dâu, con trai đòi bỏ vợ và cái kết không bất ngờ Mẹ chồng khó dễ với con dâu, con trai đòi bỏ vợ và cái kết không bất ngờ
Tâm sự của người chồng trót ngoại tình với nhân viên Tâm sự của người chồng trót ngoại tình với nhân viên
Phụ nữ có nên đánh ghen? Phụ nữ có nên đánh ghen?

Vợ chồng tôi thì cũng đồng ý chia làm 4 phần cho cả chú út, nhưng vợ chồng bác trai thứ hai không đồng ý dẫn đến cãi cọ nhau rồi xảy ra xô xát, từ đó tình cảm anh em trong gia đình bắt đầu rạn nứt. Hai bác ấy là người ăn ở không có trước, có sau lại còn thường xuyên bắt trộm gà của vợ chồng tôi rồi gửi cho em dâu út mang đi bán.

Tôi phát hiện ra hỏi thì em dâu đã nhận và trả lại tôi số tiền mà em ấy đã bán được. Trong khi đó thì vợ chồng hai bác ấy nhất quyết không nhận mà đổ thừa cho em dâu út. Cứ thấy vợ chồng tôi định làm ăn với ai là chị dâu thứ hai lại nhảy vào giữa chen ngang, đặt điều nói xấu để phá.

Nhiều khi tôi băn khoăn tự hỏi không hiểu vì lý do gì mà hai bác ấy luôn ganh ghét với vợ chồng tôi, phải chăng vì các con của tôi ngoan hơn các con của bác ấy, tôi đã có cháu nội cháu ngoại đề huề còn bác ấy thì con cái chưa ai lập được gia đình? Suy đi nghĩ lại thì vợ chồng tôi chẳng có gì khác hơn để các bác ấy đối xử với vợ chồng tôi như vậy.

Nhiều lúc bác gái còn dựng chuyện này nọ, đâm bị thóc, chọc bị gạo để vợ chồng tôi cãi nhau, nhưng cũng may là chồng tôi vẫn luôn hiểu và tin tưởng vợ. Lại nhắc đến chồng tôi, đã không thể gồng gánh gia đình, nhưng anh lại có thói xấu là uống rượu, ngày đủ ba bữa, nên nhiều khi tôi cũng cảm thấy chán nản. Nhưng vẫn còn may là chồng tôi luôn hiểu và yêu thương vợ con, những lúc ông ấy say rượu thì tôi chỉ còn cách lựa để nhà cửa yên ấm.

Bù lại các con của tôi rất ngoan, thấy mẹ hay buồn phiền về mấy chuyện này nên luôn động viên, mua quà cho mẹ và sắm đồ đạc trong nhà. Từ cái quần, cái áo, cho đến đôi dép tôi đi các cháu đều mua cho. Nhiều khi tôi bảo với các cháu nếu không vì con, vì gia đình chắc mẹ không thể chịu đựng nổi mà bỏ nhà đi mất. Tôi không biết phải làm gì để anh chị chồng tôi bớt đặt điều nói xấu tôi đây, thực sự nhiều khi tôi cảm thấy rất ấm ức mà vẫn phải cố gắng chịu đựng.

Theo VOV

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ông tôi trong mắt bà

Ông tôi trong mắt bà

Mỗi lần về thăm bà ngoại, chúng tôi vui lắm. Vui không chỉ vì thấy bà còn minh mẫn, khỏe mạnh mà còn vì được nghe bà kể chuyện về ông.
Ngồi nơi cửa nhà, nghĩ về hạnh phúc

Ngồi nơi cửa nhà, nghĩ về hạnh phúc

“Trải bao giông bão trong đời. Để yêu một sớm ngồi nơi cửa nhà”…
Ông nội

Ông nội

Tôi chợt nhớ về ông nội khi mà chính tôi cũng đã là ông nội của thằng cháu hơn 10 tuổi, có nghĩa, tôi đã làm ông nội hơn 10 năm rồi!
Bà là bóng mát che cuộc đời con

Bà là bóng mát che cuộc đời con

Mỗi khi nghĩ về bà, lòng tôi lại ngập tràn bao niềm hạnh phúc. Điều may mắn nhất của cuộc đời tôi có lẽ là được làm cháu của bà.
Ông bà tôi với bầy chim sẻ

Ông bà tôi với bầy chim sẻ

Từ mùa Xuân năm ngoái, đàn sẻ đã kéo về ngụ cư tại đây, trên chạc ba cây cóc. Bây giờ, cây cóc đã cao lớn hơn, cái khoảng không gian gọi là “nhà” của bọn sẻ cũng nhỉnh rộng hơn một chút. Và những mớ âm thanh líu chíu trên cao cũng ngày thêm dày đặc rộn ràng, vì đàn sẻ đã sinh sôi càng thêm đông đúc.

Tin khác

Kỉ niệm khó quên về nội

Kỉ niệm khó quên về nội
Điện thoại của nội vừa gọi tôi về quê chơi. Từ đầu mùa bần hồi nội kêu về quê chơi. Tôi hẹn lần hẹn lữa vì bận việc.

Chuyện của bà tôi

Chuyện của bà tôi
Làng Nhân Trạch, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An quê tôi có biết bao bà mẹ chịu thương, chịu khó, đã đóng góp sức người, sức của cho cách mạng và các cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc. Trong đó là bà nội tôi, có hai con trai (chú của tôi) hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: Liệt sĩ Trần Văn Lương và liệt sĩ Trần Hữu Tương.

Nụ cười của ông tôi

Nụ cười của ông tôi
Em gái chụp và gửi qua zalo khoe với tôi bức hình ông ngồi bên bà, cả hai cùng nở nụ cười tươi khỏe. Ngắm nhìn ông bà, lòng tôi rộn ràng hạnh phúc giống như nhận được món quà lớn nhất.

Ngoại tôi

Ngoại tôi
Hồi bấy giờ, khi tôi còn nhỏ, người dân trong xóm thường gọi bà ngoại tôi bằng cái tên thân mật: Cố Sừ. Từ đó, tôi mới biết tên ngoại của mình.

Nỗi nhớ ông tôi

Nỗi nhớ ông tôi
Thấm thoắt đã 13 lần giỗ ông! Thời gian trôi qua nhanh quá. Nhanh đến mức khiến cho người ta phải ngộp thở vì nó.

Những lời chỉ bảo của ông nội theo tôi suốt đời

Những lời chỉ bảo của ông nội theo tôi suốt đời
Tôi năm nay đã 84 tuổi, nên ông bà nội, ông bà ngoại, bố mẹ tôi đều đã mất từ lâu. Tuy cao tuổi, nhưng theo tinh thần sống vui, sống khỏe của NCT nên nhiều năm qua và năm nay (2024), tôi vẫn mạnh khỏe, minh mẫn, vẫn thường nhớ tới công ơn trời biển của ông bà, cha mẹ, những kỉ niệm sâu sắc đối với ông bà, cha mẹ. Ở phạm vi bài này, tôi viết về ông nội tôi, một người rất điềm đạm, giản dị, khiêm tốn, nhân ái, khoan dung, thương yêu con cháu và nhiều lời khuyên, chỉ bảo có sức thuyết phục cao.

Tôi luôn tự hào và khắc ghi những kỉ niệm về bà nội

Tôi luôn tự hào và khắc ghi những kỉ niệm về bà nội
Mẹ tôi thường bảo: “Bà nội tuy không sinh ra mẹ nhưng mẹ quý bà như mẹ ruột”. Chẳng phải tự nhiên mà mẹ nói vậy. Hàng xóm láng giềng mỗi khi sang nhà tôi chơi, vẫn thường nhắc lại những kỉ niệm, những câu chuyện vui, buồn; chuyện xưa, nay... về bà, khiến chúng tôi bùi ngùi, xúc động.

Nhớ nồi rượu của bà

Nhớ nồi rượu của bà
Ngày trước mỗi lần bà chuẩn bị cất một nồi rượu, là anh em tôi bao giờ cũng háo hức để được phụ bà. Đó là vào những năm 1990 đến năm 2000, khi mà thị trường đồ uống đặc biệt là rượu, bia chưa phong phú như bây giờ.

Nhớ nhà tranh vách đất do ông tôi tạo dựng

Nhớ nhà tranh vách đất do ông tôi tạo dựng
Với người cao tuổi sống ở nông thôn, không ai không biết nhà tranh vách đất, bởi dân quê cách đây 3-4 chục năm về trước rất nghèo, nên nhiều gia đình phải ở nhà tranh vách đất hay bằng phên tre. Thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, tôi ở nhà tranh vách đất do ông tôi tạo dựng...

Người lính Cụ Hồ luôn chăm lo hạnh phúc gia đình

Người lính Cụ Hồ luôn chăm lo hạnh phúc gia đình
Được ông Nguyễn Văn Toan, Chủ tịch Hội NCT xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang giới thiệu, tôi tìm đến nhà cụ Trần Đình Hiệt để tìm hiểu và được con cháu kể nhiều chuyện về cụ.

Nhớ những Tết bên bà

Nhớ những Tết bên bà
Năm nào Tết đến, lòng tôi cũng chộn rộn, háo hức và ngóng trông,… để được về quê, về với bà. Thế nhưng năm nay, những xúc cảm tự nhiên ấy không còn thường trực như trước mà thay bằng nỗi niềm bâng khuâng, rưng rức. Là bởi bà tôi giờ đã là người thiên cổ.

Ông ngoại tôi, một cựu chiến binh già nhân hậu

Ông ngoại tôi, một cựu chiến binh già nhân hậu
Ông ngoại tôi hiện ở làng La Hào, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Mặc dù đang sống trong một ngôi nhà cấp 4, hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng ông vẫn lạc quan, quên đi những gian khổ cuộc đời để có sức sống mãnh liệt.

Chuyện bà tôi

Chuyện bà tôi
Bà tôi tên là Hoàng Thị Cháu, sinh năm 1911, quê thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, cùng quê với bà Nguyễn Thị Suốt anh hùng.

Nghị lực phi thường của bà tôi

Nghị lực phi thường của bà tôi
Hội Khuyến học huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định tặng Giấy khen cho bà tôi - bà Đoàn Thị Vui, sinh năm 1959, ở xóm Đình, thân Vân Chàng, xã Nam Giang, do có công nuôi 5 con tốt nghiệp đại học và hiện đều có việc làm ổn định.

7 ngày sinh tử trên đồi Sa Nul của ông tôi

7 ngày sinh tử trên đồi Sa Nul của ông tôi
Ông nội tôi là Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Vũ Trọng Cường, người 8 lần bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu ngoan cường, hiện đang sống trong ngôi nhà đơn sơ với bà tôi (Đặng Thị Vinh), ở xóm Thượng Phú, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Xem thêm
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Sẽ phát động Cuộc vận động "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên toàn quốc

Sẽ phát động Cuộc vận động "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên toàn quốc

Sáng 24/1, Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 9, khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024 đã diễn ra tại Hà Nội, nhằm thảo luận, cho ý kiến một số nội dung công tác trong năm 2024.
Truy tặng Bằng khen cho Phó trưởng Công an phường hy sinh khi làm nhiệm vụ

Truy tặng Bằng khen cho Phó trưởng Công an phường hy sinh khi làm nhiệm vụ

Ông Trần Hữu Thủy Giang, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc truy tặng bằng khen cho Trung tá Trần Duy Hùng, Phó trưởng Công an phường Thủy Vân, TP. Huế đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.
Nồm ẩm ở Bắc Bộ bao giờ kết thúc?

Nồm ẩm ở Bắc Bộ bao giờ kết thúc?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 15/3, thời tiết khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 19-21 độ C; nhiệt độ cao nhất 23-25 độ. Nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.
Tưng bừng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ

Tưng bừng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ

Nằm trong hoạt động của Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà 2024, với chủ đề "Nghiêng say mùa Xuân”, Trung tâm Văn hóa- Thể thao - Truyền thông huyện Bắc Hà phối hợp với UBND xã Nậm Đét tổ chức Lễ hội Nhảy lửa của người Dao đỏ, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới xem và cổ vũ...
Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ thi công cầu và tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ thi công cầu và tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch

Sở GTVT Hà Nội vừa thông tin về việc điều chỉnh phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công xây dựng 2 đơn nguyên cầu đô thị và tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch đối với dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đ
Phiên bản di động