Bài dự thi viết về về ông bà kính yêu lần thứ I năm 2024

Bên ông một thời

Tôi vẫn nhớ câu nói cửa miệng mà đám bạn chăn bò ngày nhỏ vẫn thường nói với tôi bằng giọng ghen tị rằng: “Con Xuyên sướng nhất xóm mình vì có người ông tuyệt vời”. Khi ấy, tôi tủm tỉm cười lấy làm hãnh diện lắm.

Ông nội tôi tên là Lê Đình Phin, ở xóm 4, Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, có một thời gian dài làm Chủ nhiệm hợp tác xã. Ông là người liêm khiết, chính trực và sống rất trách nhiệm. Sau hai nhiệm kì làm Chủ nhiệm hợp tác xã, cuộc sống của gia đình ông bà tôi không có gì đổi khác. Ngày tôi lên 8 tuổi, ông nội đã ngoài 60. Ông có dáng người cao gầy, mái tóc hoa râm, khuôn mặt hiền từ, chòm râu bạc như cước, giọng nói truyền cảm, ấm áp. Đám bạn của tôi thời ấy đứa nào cũng quý, cũng thương ông giống như tôi vậy.

Ông nội tôi là một người rất khéo tay. Tuổi thơ của chúng tôi thời ấy chẳng có ti vi, cũng không có điện thoại. Thế nhưng, tôi lại được sống đúng với lứa tuổi của mình, được học tập, vui chơi, được sống hài hòa với thiên nhiên, được tận hưởng tình yêu thương bên người thân, bạn bè. Với tôi, những năm tháng tuổi thơ được ở bên ông chính là món quà vô giá, cả cuộc đời này, tôi sẽ chẳng bao giờ quên.

Bên ông một thời

Ông bà nội tôi ở với vợ chồng bác cả. Nhà tôi cách nhà bác chừng một cây số. Mỗi lần xuống nhà tôi thăm con thăm cháu, ông thường mặc bộ quần áo kaki cũ màu xanh bạc, chân ông đi dép cao su, tay ông chống gậy (cây gậy trúc chính tay ông làm). Lúc nào ông cũng hỏi thăm, động viên tôi học tập. Mỗi khi tôi đạt điểm cao, ông lại thưởng cho tôi khi thì bì kẹo sắn, thanh bỏng cốm; khi thì quả ổi, quả na hái. Trong trái tim của cô bé lên 8 là tôi ngày ấy, ông nội giống như ông Bụt, ông Tiên trong những câu chuyện cổ tích mà bà và mẹ vẫn thường hay kể.

Tôi nhớ nhất món quà là những hòn đá Lèn (hòn đá có nhiều cạnh màu sáng trong lấp lánh) ông lấy từ ngoài hang hiểm về cho tôi - món quà mà biết bao đứa trẻ ở quê tôi bấy giờ luôn ao ước có được. Tôi nâng niu món quà ông tặng như báu vật và gìn giữ cẩn thận suốt tuổi thơ.

Tôi nhớ những buổi chiều quê được thong dong trên đê làng cùng ông. Ông dạy tôi cách làm diều giấy. Ông dạy tôi cách thả diều. Tôi mải mê ngắm nhìn cánh diều no gió, thỏa sức gửi gắm những ước mơ sáng ngần đẹp đẽ... Ông nội khi ấy, với đôi mắt ngời sáng, nụ cười hiền hậu trìu mến nhìn tôi động viên “Cháu hãy cố gắng học tập, mai này lớp lên sẽ được bay cao bay xa như cánh diều này”. Tôi nhìn ông, nở nụ cười rạng rỡ, lòng ngập tràn lời hứa, quyết tâm.

Tôi nhớ những ngày lon ton theo ông nội đi chăn bò, rong ruổi trên khắp đồng làng, mương làng. Đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ, còn tôi thì được ông dạy cho biết bao điều lí thú về cỏ cây hoa lá. Từ những câu chuyện về cây lúa đến vô số những cỏ hoa đồng nội, cả câu chuyện về cây rau má - loài cây dân dã, thức ăn “cứu đói” một thời giờ trở thành “sâm” của người dân xứ Thanh quê tôi… Những câu chuyện ông kể khiến tôi được khai sáng. Tôi nhận ra, nếu ở trường, nhờ thầy cô, tôi hiểu thêm về kiến thức sách vở thì ở nhà, nhờ ông nội, tôi được mở mang thêm nhiều kiến thức cuộc sống. Trong niềm hạnh phúc ngập tràn, tôi đem khoe chúng bạn với tất cả lòng tự hào, kiêu hãnh.

Tôi nhớ nhất những ngày Hè, dưới bóng râm cây trứng gà trong vườn nhà ông bà nội, ông đã kể cho tôi và đám bạn tôi nghe rất nhiều chuyện lịch sử của làng, về Thành hoàng làng, về những người anh hùng sinh ra từ làng, những người còn sống, những người đã khuất,… Trong tôi khi ấy, bỗng hiện lên một nỗi lo sợ vẩn vơ, một ngày nào đó ông cũng sẽ không còn ở bên chúng tôi nữa. Tôi vòng tay ôm chặt người ông, ngắm nhìn gương mặt hiền từ của ông rồi thủ thỉ: “Ông ơi, ông mãi ở bên cạnh chúng cháu, ông nhé!”. Xoa đầu tôi, ông cười hiền: “Ông sẽ không đi đâu cả. Ông sẽ mãi ở đây, bên các cháu, bên mọi người, trong làng mình”.

Tôi nhớ những ngày ông bị ốm, phải nằm điều trị tại trạm xá xã. Dù biết sức khỏe của mình ngày một yếu dần, nhưng trước mặt mọi người, ông vẫn cố gắng vui để ai nấy an tâm. Ông bảo, “Sinh lão bệnh tử” là chuyện thường tình. Ông già rồi nên đau bệnh cũng là lẽ đương nhiên. Không phải buồn gì cả”. Bà nội ngồi bên, nắm tay ông, khóc sụt sùi. Bố mẹ tôi, các cô, các bác tôi cũng khóc vì thương ông. Cả cuộc đời mình, ông đã sống tận tụy, trách nhiệm, yêu thương. Vậy mà…

Khi hay tin trạm xá cho ông về nhà vì không thể tiếp tục điều trị nữa, mẹ tôi đã hớt hơ hớt hải nắm tay tôi, bước thấp bước cao chạy ra khỏi nhà. Vừa xuống đường cũng vừa kịp gặp bác và bố đưa ông về. Mẹ khóc thành tiếng, gọi “Thầy ơi”. Tôi chạy chân trần, tay níu áo mẹ, miệng cũng thất thanh gọi “Ông ơi!”.

Hôm ấy là ngày 15/12 âm lịch năm Tân Dậu (1991), sân nhà bác tôi chật kín người. Các ông bà, cô bác, họ hàng, làng xóm... đều có mặt. Ai nấy mắt đỏ hoe, buồn bã. Rồi tiếng khóc vật vã của bố tôi vọng ra từ gian nhà tranh, nơi ông nằm. Sau đó là bà, là các bác, các cô, là mẹ tôi… ai cũng khóc. Tôi ngồi ở một góc sân, bèn đứng bật dậy, len qua đám đông vào nhà. Trên chiếc giường tre đã ọp ẹp, ông nằm thảnh thơi như đang ngủ. Tôi chạy đến bên, gọi ông nhưng ông không trả lời. Mẹ liền kéo tay tôi ra ngoài, mắt mẹ ừng ực nước, giọng mẹ đứt quãng: “Ông… mất rồi”. Tôi càng khóc to hơn. Tôi không tin lời mẹ nói “Không phải, ông không chết. Mẹ đừng nói vậy. Ông hứa sẽ mãi ở bên chúng ta kia mà. Sao ông lại thất hứa...”. Mẹ ôm chặt tôi vào lòng, mặc cho nước mắt cứ thế rơi.

Thấm thoắt đã hơn 30 năm, ông đi xa. Tôi lớn lên học tập, lập nghiệp xa nhà. Lần nào về quê, tôi cũng đến viếng mộ ông, thắp nén nhang thơm, ngồi thủ thỉ với ông đủ chuyện vui buồn thật lâu. Vì tôi biết, ông vẫn luôn dõi theo, phù hộ, che chở cho tôi… Bỗng có cơn gió mát lành từ đâu thổi tới. Tôi cảm nhận được, ông đang ở bên tôi, lúc này…

Lê Thị Xuyên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...

Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.
Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.
Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.
Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi

Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.
Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi

Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Tin khác

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm
Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Tấm lòng vị tha của ông tôi
Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ông tôi cũng về bên đồng đội cho trọn tình vẹn nghĩa. Cách đây 13 năm về trước, trong đôi mắt của ông tôi lại lắng đọng những nỗi buồn. Ông thường thẫn thờ, đi ra đi vào mang những kỉ vật chiến trường ra hoài niệm.

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà
Bà ngoại tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê Trung du, trong một gia đình nông dân xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Gia đình đông anh em nên từ nhỏ hằng ngày bà đã phải đi chăn trâu cắt cỏ giúp các việc trong nhà; khi lớn lên bà tham gia sản xuất cùng với bà con.

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông
Ông nội tôi tên là Trần Văn Ngần, sinh năm 1930, ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; trong làng vẫn quen gọi ông tôi là ông giáo Ngần.

Những kỉ niệm đẹp về ông nội

Những kỉ niệm đẹp về ông nội
“Yến ơi! Yến! Dậy đi bốn rưỡi rồi” - Tôi giật mình tỉnh dậy. Đó là tiếng gọi của ông nội tôi. Tôi lại nằm mơ về thời đi học cấp III được ông gọi dậy đi học hằng ngày.

Cây mít nội trồng

Cây mít nội trồng
Một ngày chớm vào mùa Hạ, tôi trở về quê nhà, thăm lại khu vườn ngày bé. Ngồi dưới bóng mát cây mít già, nghe tiếng ve râm ran thiết tha trong tàng lá, bỗng nghe lòng nhớ nội biết bao.

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng
Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tôi có dịp về nguồn thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ và Nhà truyền thống xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tại đây, nổi bật là bảng vàng ghi danh các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Trong các chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại nhà truyền thống có di ảnh bà nội tôi - Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Vẹn.

Những bài học từ ông nội...

Những bài học từ ông nội...
Sinh thời, ông nội tôi là người rất nghiêm khắc và cũng rất hài hước. Vốn là một thầy giáo, mê văn chương, báo chí nên ông có rất nhiều truyện ngắn, kịch ngắn, thơ, tản văn, bài báo, nhất là những bài biên khảo được đăng ở nhiều tạp chí, nguyệt san, báo văn nghệ, báo Đảng từ Trung ương đến địa phương. Ông có nhiều đầu sách để lại cho con cháu, mà tôi thích đọc nhất là sách “Hò Nam Bộ”.

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi
Ngày còn bé, cả ngày tôi lẽo đẽo theo ông. Nhà khó, bố mẹ đi làm xa, một tay ông nuôi tôi khôn lớn. Khung trời kỉ niệm tuổi thơ tôi ngập tràn hình bóng trìu mến của ông và những câu chuyện chiến trường ông kể.
Xem thêm
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Triển khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

Triển khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

Cục CSGT cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an với phương châm lấy người dân làm trung tâm để phục vụ và kéo giảm tai nạn giao thông trên các tuyến cao tốc, đơn vị đã mở đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh trực tiếp từ người d
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cả nước nắng nóng gay gắt

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cả nước nắng nóng gay gắt

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày tới đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng nắng nóng.
Quảng Ninh: Tìm thấy 2 nạn nhân trong vụ 4 người mất tích do lật thuyền trên sông Chanh

Quảng Ninh: Tìm thấy 2 nạn nhân trong vụ 4 người mất tích do lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 5h10 ngày 25/4, trên luồng sông Chanh (đoạn thuộc phường Hà An và phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên) xảy ra vụ tai nạn chìm, đắm phương tiện thuyền khiến 4 người mất tích.
Phiên bản di động