Chuyện về đám cưới không có đêm tân hôn

Hôm nay, Chủ nhật, tôi được nghỉ nên dạy muộn. Nhưng dậy rồi mà tôi vẫn trên giường. Giữa tiết Đông buốt giá, tôi thu lu trong chăn ấm, ôm chặt ngang lưng bà nội tôi.
Tôi lấy chồng, đã có một con, nhưng vẫn thường “nũng nịu” bên bà như thế. Ông bà tôi trước đều dạy học tận trên tỉnh miền núi Hà Giang, sau chuyển về Hà Nội, tiếp tục công tác mấy năm thì nghỉ hưu.

Bà tôi đã gần tám chục tuổi, kém ông tôi sáu tuổi. Ông bà tôi không nặng lời với nhau bao giờ và rất yêu quý con cháu, luôn nhẹ nhàng dạy bảo chúng tôi những điều hay lẽ phải, đặc biệt hay răn dạy chúng tôi thông qua các câu chuyện. Bà rất “cưng chiều” tôi. Tôi tự nhiên tò mò hỏi bà về chuyện đám cưới của ông bà. Bà im lặng trầm tư một lát rồi chậm rãi kể:

Hồi đó, giữa tiết Đông năm Đinh Mùi, 1967, vào một ngày đẹp trời, ông bà tổ chức lễ cưới ngay tại trường ông bà dạy học.

Năm đó, trường của ông bà vinh dự được nhận danh hiệu trường lá cờ đầu về giáo dục của tỉnh Hà Giang; tổ giáo viên của trường nhận danh hiệu tổ đội Lao động Xã hội chủ nghĩa.

Bà nội tôi và chắt của cụ.
Bà nội tôi và chắt của cụ.

Lúc đó, ông là Hiệu trưởng nhà trường. Ông đã báo cáo và được lãnh đạo Ty, lãnh đạo Phòng Giáo dục cho ông bà được tổ chức đám cưới cùng một ngày với việc tổ chức nhận các danh hiệu cao quý của trường. Vì vậy cùng với việc nhà trường gửi giấy mời các đại biểu đến dự lễ nhận cờ, ông xin phép được gửi kèm thiếp mời cưới của ông bà tới các vị lãnh đạo và bạn bè thân thiết.

Thế là ông phải đồng thời chuẩn bị chu đáo cả việc lớn của trường và việc “trăm năm” của ông bà. Tất nhiên là việc công được lo nhiều hơn, nên thời gian chuẩn bị cho việc cưới có phần hạn chế.

Nhưng rất mừng là các bạn bè và lãnh đạo quý mến, ủng hộ nhiệt tình đám cưới của ông bà. Các thầy giáo và lãnh đạo trường sư phạm Việt Lâm đi bộ hàng chục cây số từ trường tới giúp trang trí phòng cưới và các phương tiện cần thiết cho đám cưới. Có thầy giáo thức suốt đêm trước ngày cưới làm bánh, mứt kẹo; lãnh đạo xã phân công các đoàn thể lo cơ sở vật chất và cơm nước.

Buổi sáng hôm đó, theo chương trình, ông bà và các thầy cô giáo trong trường phải tập trung vào việc tổ chức lễ nhận cờ, nhận các danh hiệu cao quý của trường nên rất mệt. Nhưng chiều đến, các thầy cô và cả các vị khách vẫn rất nhiệt tình bắt tay vào việc tổ chức lễ cưới cho ông bà.

Cũng vì “lợi dụng” kết hợp việc riêng lẫn việc tư nên đám cưới của ông bà vô cùng vinh dự (và cũng rất đặc biệt) có sự hiện diện của nhiều quan khách của tỉnh, của các huyện, các trường tiên tiến trong tỉnh; chỉ có điều là người nhà, họ hàng thân thiết không ai có điều kiện đến dự, do đường sá quá xa xôi, tàu xe không thuận tiện (lúc đó, ở Hà Nội muốn lên Hà Giang phải xếp hàng mua vé xe rất khó khăn - đi ít nhất 2 ngày mới tới)!

Phòng cưới của ông bà là phòng một lớp học, nhưng được trang trí rất lộng lẫy: Trên nền phông xanh lá cây, hiện lên đôi bồ câu trắng quấn quýt ngậm bông hồng đỏ với chữ “song hỉ” lóng lánh sắc nhung; nổi bật là đôi câu đối đầy ý nghĩa do các thầy giáo trường sư phạm Việt Lâm viết tặng - đôi câu đối này, hiện nay ông bà vẫn cất giữ, như một báu vật: “Nhân ngày lễ cưới, chúc anh... dựng xây thành công trường tiên tiến/ Đón buổi thành hôn, mừng chị... dạy dỗ tăng nhiều trẻ chăm ngoan”.

Trước phông là chiếc bàn phủ vải đỏ, với lọ hoa lay ơn, hoa hồng tươi mướt, chẳng biết các thầy ở trường sư phạm tìm kiếm đâu ra trong hoàn cảnh khó khăn lúc ấy. Các bàn trong “hôn trường” được phủ khăn trắng muốt bày các loại hoa quả, bánh kẹo - sản phẩm mà các thầy rất vất vả suốt đêm hôm trước làm tặng (thời gian này, hàng hóa rất khan hiếm, mọi thứ đều “phân phối”, “bình xét”, bánh kẹo cũng trong tình trạng đó. Nên việc đám cưới có bánh kẹo lúc đó là vô cùng quý và là điều làm cho khách đến dự, nhất là cán bộ, Nhân dân địa phương rất ngạc nhiên).

Tại buổi lễ, lãnh đạo xã điều khiển chương trình. Nhiều tiết mục văn nghệ có ghi ta, ắc-cooc đệm biểu diễn chúc mừng, khiến ông bà vô cùng cảm động.

Đặc biệt là những ý kiến phát biểu của bạn bè và các vị khách. Một người bạn của ông nói: “Các bạn đã rất khéo kết hợp giữa việc chung và việc riêng”... “các bạn đã làm một “pha” rất đẹp!”

Còn Thư kí Công đoàn Ty Giáo dục phát biểu: “Các bạn đã dựng nên một hình ảnh rất đáng trân trọng!”; Chủ tịch xã nói: “Ủy ban xã sẽ phát động học tập cách tổ chức cưới đời sống mới của các đồng chí “...

Kết thúc chương trình đám cưới thì trời đã về chiều. Ở miền núi, trời tối đến rất sớm. Khách không thể trở về các địa phương kịp, phải ở lại qua đêm (vì từ trường ra đến huyện phải đi bộ vượt qua đèo dốc tới 12 cây số). Giường chiếu của gia đình, của giáo viên trong trường (tất nhiên là cả giường cưới của ông bà) phải dành cho khách mà cũng không đủ, một số khách phải lên kê bàn ghế trên lớp học để nằm, lấy phông, khăn bàn để đắp. Ông bà cũng phải chia nhau các lớp học để ngủ cùng khách. Thế là đám cưới của ông bà không có “đêm tân hôn” như các cặp vợ chồng mới cưới khác!

Sáng hôm sau, sau bữa cơm sáng thân mật, ông bà và nhà trường tiễn khách trở về các địa phương.

Nhưng cháu có biết không: Ông vừa là người đi tiễn, cũng vừa là người “được tiễn”.

Vì theo chương trình (tất nhiên là có lịch trình từ trước), ông được phân công đi dự hội nghị các trường tiên tiến miền núi phía Bắc tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang. Thế là ông tiếp tục theo các vị khách, cuốc bộ ra huyện rồi đáp ô tô tới nơi họp. Bà ra tiễn mà không cầm được nước mắt.

Và như vậy, ông bà đã không được hưởng “đêm tân hôn”, lại cũng chẳng được hưởng “tuần trăng mật” như các cặp vợ chồng mới cưới khác, vì phải một tuần sau, ông mới đi họp về.

Bà tôi hài hước “tổng kết” lại vài điều đặc biệt đáng nhớ về đám cưới của mình. Đó là:

- Một đám cưới có nhiều khách cấp cao hàng tỉnh, hàng huyện đến dự. Đám cưới được chính quyền xã đứng ra tổ chức.

- Một đám cưới không có người thân trong gia đình, họ mạc và bạn bè ở quê hương đến dự.

- Một đám cưới được nhiều bạn bè giúp đỡ tận tình để khắc phục hoàn cảnh rất khó khăn lúc đó.

- Một đám cưới có ý nghĩa trong việc kết hợp việc công và việc tư.

- Một đám cưới không có đêm tân hôn, không có tuần trăng mật!...

Bà tôi dừng kể. Mắt rớm lệ như rất cảm động về một kỉ niệm chắc chẳng bao giờ quên của đời mình!

Khánh Linh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!
Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.
Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.
Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Tin khác

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm
Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Tấm lòng vị tha của ông tôi
Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ông tôi cũng về bên đồng đội cho trọn tình vẹn nghĩa. Cách đây 13 năm về trước, trong đôi mắt của ông tôi lại lắng đọng những nỗi buồn. Ông thường thẫn thờ, đi ra đi vào mang những kỉ vật chiến trường ra hoài niệm.

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà
Bà ngoại tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê Trung du, trong một gia đình nông dân xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Gia đình đông anh em nên từ nhỏ hằng ngày bà đã phải đi chăn trâu cắt cỏ giúp các việc trong nhà; khi lớn lên bà tham gia sản xuất cùng với bà con.

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông
Ông nội tôi tên là Trần Văn Ngần, sinh năm 1930, ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; trong làng vẫn quen gọi ông tôi là ông giáo Ngần.
Xem thêm
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Tìm thấy thi thể nam sinh lớp 8 mất tích khi bơi ra biển cứu bạn ở Quảng Nam

Tìm thấy thi thể nam sinh lớp 8 mất tích khi bơi ra biển cứu bạn ở Quảng Nam

Theo Công an xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho biết, lực lượng cứu hộ và người dân địa phương đã tìm được thi thể học sinh mất tích trong lúc bơi ra biển cứu bạn.
Bếp ăn nghĩa tình

Bếp ăn nghĩa tình

Đều đặn vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hằng tháng “Bếp ăn nghĩa tình” của phường 2, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp luôn đỏ lửa phục vụ hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên, người bán vé số, giúp họ vơi bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống...
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Miền Bắc trời chuyển mưa lớn từ chiều tối nay

Miền Bắc trời chuyển mưa lớn từ chiều tối nay

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (14/5), ở khu vực Bắc bộ cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 19h ngày 14/5 đến 3h ngày 15/5 có nơi trên 30mm như: Ma Ký (Lai Châu) 30.8mm, Đàm Thủy (Cao Bằng) 31.6mm, Quảng Lâm (Quảng Ninh) 56.4mm,…
Nguyên nhân vụ sạt lở khiến 3 trẻ nhỏ tử vong tại Ba Vì

Nguyên nhân vụ sạt lở khiến 3 trẻ nhỏ tử vong tại Ba Vì

Khoảng 22h20 đêm 12/5, trên địa bàn khu vực thôn 6 xã Ba Trại, huyện Ba Vì xảy ra sạt lở tại nhà dân do mưa lớn làm 3 người thiệt mạng.
Lời chúc ngày của Mẹ năm 2024 hay và ý nghĩa nhất

Lời chúc ngày của Mẹ năm 2024 hay và ý nghĩa nhất

Ngày của Mẹ năm 2024 rơi vào Chủ nhật, ngày 12/5. Những lời chúc ngày của Mẹ hay và ý nghĩa nhất sẽ là món quà tinh thần tuyệt vời gửi tặng mẹ kính yêu.
Phiên bản di động