Ông Phạm Thành Ngại giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau

Xã hội 30/05/2025 10:56
Công viên có diện tích gần 190.000m2, có mặt hồ hơn 106.000m2 từng là điểm đến của đông đảo du khách. Có hồ nước, có cây xanh, vườn thú và nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật, nhiều trò chơi cho trẻ em khá hấp dẫn. Một thời công viên bán vé vào cửa, người vào phải xếp hàng dài. Năm 2005, thành phố cho phá dỡ tường rào bao quanh tạo một công viên mở, nhưng phải nhiều năm sau mới thực hiện được. Cơ sở vật chất hạ tầng trong Công viên được trang bị, bổ sung. Một số dịch vụ kinh doanh như nhà hàng, quán nhậu được dẹp bỏ thay vào bán cà phê và khu vui chơi dành cho trẻ em được đầu tư. Vào dịp lễ, Tết, Công viên được làm mới nhiều công trình để đón khách…Tuy nhiên, theo thời gian nhiều công trình xuống cấp, du khách và Nhân dân thành phố ngao ngán, không muốn đến! Nguyên nhân chính là do môi trường nước hồ của công viên ô nhiễm nặng, nhiều lần cá chết nổi trắng mặt hồ, bốc mùi hôi thối.
![]() |
Mặt trời đã lên cao rồi còn chưa thức dậy! |
Để Công viên trở thành nơi vui chơi, nghỉ ngơi cho du khách và Nhân dân thành phố. Dự án nâng cấp, cải tạo Công viên có mức đầu tư hơn 670 tỉ đồng, trong đó có hạng mục nạo vét bùn hồ Công viên hơn 100.000m3. Nhưng phải tìm nơi đổ lượng lớn bùn đất… nên cuối tháng 3/2025, dự án chính thức khởi công. Theo kế hoach, thời gian hoàn thành nạo vét bùn đất bắt đầu từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 8/2025. Công viên sẽ được đầu tư thêm bến thuyền, sân khấu ngoài trời,… nâng cao chất lượng không gian xanh và phục vụ sẽ tốt hơn trước.
Hồ có diện tích hơn 29.000m2, nơi tập trung nước thải của khu dân cư rộng chừng 50ha. Trước khi sáp nhập phường, một bên hồ thuộc địa bàn phường Vĩnh Trung, một bên hồ thuộc phường Thạc Gián, cách nhau bởi đường Hàm Nghi. Hồ có nhiệm vụ điều hoà nước nhằm giảm ngập các đường Hàm Nghi, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hoàng và khu dân cư các phường Thạc Gián, Vĩnh Trung (nay sáp nhập thành phường Thạc Gián) và phường Nam Dương. Hồ giáp các đường Quang Dũng, Tản Đà, Văn Cao, Tô Ngọc Vân.
![]() |
Rác, xe chiếm cả lối đi và rác trên mặt nước lòng hồ. |
Chung quanh hồ có lối đi rộng, thuận lợi cho người đi bộ tập thể dục. Gần đây phía đường Tô Ngọc Vân được trang bị thêm dụng cụ tập thể dục ngoài trời. Khác với phía đường Tản Đà, hai máy tập tay vai đơn và đôi đã mất hết núm nhựa, ít người sử dụng.
Nhiều người xem đây như là chỗ chứa chất thải - nhà vệ sinh của “thú cưng”. Sáng sớm, hay chiều tà, nhiều người chở “thú cưng” trên xe máy hoặc bồng, dắt theo đến nơi thả ra cho nó đi vệ sinh! Xong rồi thản nhiên dắt, bồng chó ra về. Có hôm gặp người quen, tôi hỏi lớn tuổi rồi nuôi chó chi cực vậy? Phải lo dắt nó đi ị nữa? Anh ta đáp, đâu có, dắt chó đi dạo!? Có một ông nữa khi tôi nói bờ hồ này đâu phải chỗ để chó ị mà anh thản nhiên mang chó đến đây cho nó đái ị vậy. Ông ta rất... hồn nhiên: “Ở nhà nó không ị. ra đây mới chịu!”. Chỉ biết lắc đầu, bó tay! Tôi nhiều lần thấy bên Hà Lan, Đan Mạch, Ba Lan, CHLB Đức,... người ta dắt chó ra đường đi vệ sinh như chuyện bình thường. Nhưng trong tay họ lúc nào cũng có bao nilon đen. Chó ị xong là họ hốt ngay và mang đi.
Còn ở đây, một công nhân vệ sinh môi trường cho biết: “Bọn tôi nói hoài mấy người dắt chó đến đây ị, thậm chí mắng mỏ nhưng có người cũng trơ trơ!”. Không chỉ làm nơi vệ sinh cho “thú cưng”, có người cũng vô tư đứng “câu cá” (theo nghĩa bóng) như chỗ không người!?
![]() |
Hiếm khi các CLB Môi trường này hoạt động! |
Trên đường Hàm Nghi, có một nhà vệ sinh công cộng hỏng đã lâu vẫn hiên ngang… trụ vững. Năm 2019, UBND thành phố giao Sở Tài chính bố trí kinh phí cho Công ty CP Môi trường đô thị di dời… cái của nợ ấy đi nhưng cũng phải đến cuối tháng 10/2024 mới bứng đi được! Trước nhà vệ sinh hỏng ấy là nơi một số người đến chích ma tuý, vất xi lanh trên cỏ. Khi nhà vệ sinh bị phá, tưởng không còn chỗ cho mấy ông anh chơi thuốc. Té ra mấy ổng di dời qua phía hồ Thạc Gián. Cứ mỗi sáng sớm tụ lại “phê”. Tạo ra cảnh nhếch nhác nữa là ban đêm một số thanh niên gầy độ nhậu quanh bờ hồ. Sáng ra đây đó vỏ lon bia, vỏ hộp xốp, bao nilon đựng mồi, đũa tre vương vãi…“góp phần” tạo ra môi trường ô nhiễm là điểm trung chuyển rác trên đường Hàm Nghi!
Một sáng đầu tháng 5/2025, tôi hỏi một công nhân vệ sinh môi trường: Vì sao vệ sinh quanh bờ hồ quá bẩn, rác rưởi đầy, tệ nạn kéo dài? Anh tình thật chia sẻ: “Mấy ông chích hút nớ ai dám đụng tới chú! Quét dọn vệ sinh trên các lối đi quanh hồ là phần của bên cây xanh. Bên môi trường dọn rác dưới lòng đường, trên lề. Lòng hồ do bên cống thoát nước. Trước kia bên môi trường đô thị ôm hết. Vài ba tháng phường mới tổ chức dọn vệ sinh một lần. Bên hồ phía Vĩnh Trung tương đối sạch hơn bên hồ Thạc Gián. Một số nhà trọ không mua thùng chứa rác nên vứt lung tung. Con thấy có ông già ở đường Tản Đà lâu lâu quét dọn rác. Mấy quán nhậu quanh bờ hồ vất rác bừa bãi kinh luôn!”.
![]() |
Thản nhiên dắt chó đến bờ hồ cho đi vệ sinh bừa bãi! |
Nhờ có một số bè hoa, bèo và hệ thống máy sục khí, góp phần cải tạo chất lượng nước hồ nên tình trạng cá chết hàng loạt không còn xảy ra. Tuy nhiên rác trên mặt nước hồ vẫn… không giảm!
Đừng để “tổn thương” thêm
Hồ không là của riêng ai hết! Trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường phải là của cả cộng đồng. Nhà nước quản lí, đầu tư cơ sở vật chất... Người thụ hưởng cũng góp phần bảo vệ, nhất là các dụng cụ tập thể dục... Tôi thường đi bộ, chỉ được một lần thấy các bà, các chị tổng vệ sinh quanh hồ! Các đoàn thể trên địa bàn phường Thạc Gián nên tổ chức động viên hội viên mình tham gia dọn vệ sinh quanh hồ vào mỗi Chủ nhật! Ông P.V.B. (71 tuổi), thường hay đi bộ, chia sẻ: “Phải có nhân viên quản lí trật tự đô thị phường, quận tuần tra, giám sát. Nếu phát hiện ai dẫn chó đến ị, đổ rác bừa bãi thì bắt hốt, phạt hành chính may ra họ mới ngán. Dẹp các xe máy của khách các quán nhậu, cà phê đậu bừa, choán hết lối đi. Có vậy mới hi vọng hồ sẽ sạch đẹp, trong lành”.
Chúng ta thừa sức chữa trị “lá phổi xanh” hiện tại. Hi vọng phường Thạc Gián sau sáp nhâp ổn định sẽ có phương án “giải cứu” để “lá phổi xanh” không thành “lá phổi trắng”!