Tình xưa

Tôi tốt nghiệp kĩ sư ngành hoá thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội ra trường được một năm mới xin được việc làm ở một công ty liên doanh với Hàn Quốc.
Thân con gái lại làm việc xa nhà gần ba mươi cây số, mẹ tôi thương con đi lại vất vả nên khuyên: - Hồng ạ, con nên tìm một nhà trọ để ở, mỗi tháng về thăm mẹ một lần thôi. Vả lại con gái lớn phải nghĩ đến chuyện chồng con nữa chứ. Nhớ mẹ cứ gọi điện hỏi thăm mẹ là được. - Con cám ơn mẹ đã quan tâm chăm sóc con - Tôi đáp và nghe lời khuyên của mẹ. Thế là sau khi xin được việc làm tôi đã tìm được một nơi trọ lí tưởng. Đó là nhà bà giáo Huyền, hiệu trưởng một trường THCS ở địa phương. Đây là khu công nghiệp lớn có hàng vạn công nhân làm việc nên nhà nào trong xã cũng xây nhà trọ cho công nhân thuê. Nhưng để tìm được một nơi trọ lí tưởng không dễ. Nhà bà giáo Huyền có vườn rộng, bà xây mười phòng trọ cho thuê.

Xung quanh đất ở bà xây tường bao có một cổng lớn ra vào. Năm phòng trọ bà xây hướng Đông. 5 phòng trọ bà xây hướng Nam đều nhìn bao lấy sân lát gạch Giếng Đáy đỏ au. Tôi thuê một phòng rộng 20m2 khép kín. Phòng ngay liền kề với nhà ở của bà giáo nên có điều kiện thường xuyên quan sát, gần gụi nhà sư phạm hiền dịu này.

Minh họa Lão Trần
Minh họa Lão Trần

Bà giáo Huyền năm nay chừng 40 lăm tuổi, bà cao dong dỏng, da trắng hồng, khuôn mặt trái xoan đôi mắt sáng có đuôi dài ẩn dưới đôi lông mày kẻ cong ưa nhìn. Bà ăn vận giản dị mà nền nã. Mỗi khi bà đeo kính trắng ngồi đọc sách tôi nhìn bà thật đoan trang. Ông Thịnh chồng bà có lẽ nhiều hơn vợ ba, bốn tuổi dáng vẻ lịch lãm. Ông thường mặc áo kí giả, đội mũ phớt, vai khoác máy ảnh, đeo kính râm to bản, ông làm chủ một FOTOLAB phục vụ đám cưới, đám hỏi, hội nghị và ảnh nghệ thuật, có cửa hiệu lớn ở phố huyện. Nhiều lúc tôi để ý thấy ông đệm đàn ghi ta cho vợ hát một bản tình ca. Giọng của bà vút cao hoà trong tiếng đàn thánh thót, tôi thấy bằng tuổi ấy rồi mà họ hạnh phúc làm sao. Tuổi trẻ của chúng tôi nhìn mà ao ước. Khi trò chuyện bà cho tôi biết ông còn sáng tác cả nhạc nữa. Ông từng tốt nghiệp Trường cao đẳng mĩ thuật công nghiệp ngành đồ hoạ. Thì ra tôi đang ở trọ một gia đình nghệ sĩ. Họ có ba người con. Con trai đầu giống cha đang học lớp 10; con gái thứ hai có khuôn mặt giống mẹ đang học lớp 8, cậu út đang học lớp 6. Ông bà rất yêu các con và các con của họ rất lễ phép. Tôi ước ao sau này có một gia đình như thế. Bà giáo có thiện cảm với tôi. Bà coi tôi như học trò cũ. Tôi cũng coi bà như mẹ, như cô giáo cũ của mình. Tình cảm của chúng tôi thật ấm áp. Tôi tuy học nghề hoá nhưng lại thích thơ văn. Thấy trong phòng bà có tủ sách lớn tôi hỏi mượn sách để đọc giải trí khi rỗi rãi. Tôi mượn cuốn tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của Victo Huy go, đọc xong tôi mượn “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, rồi thơ Nguyễn Bính. Bà giáo nói em chăm đọc sách như thế là tốt lắm. Yêu văn chương là quy, văn chương không làm ta sống lâu hơn nhưng làm ta sống sâu hơn đấy em ạ. Cô sẽ cho em mượn sách để đọc, em giữ gìn cẩn thận, đọc xong cuốn sách nào lại trả xếp vào giá sách kia, cô lại cho em mượn cuốn sách khác. Tôi nói: - Em cảm ơn cô và làm theo lời cô dạy ạ.

Một ngày Chủ nhật tôi ở lại giúp bà làm tổng vệ sinh nhà cửa. Công việc chẳng nhiều, bà giáo làm là chính, tôi chỉ phụ giúp thôi. Hai cô cháu lau dọn phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, toilet… mất đúng hai giờ đồng hồ thì mĩ mãn. Sau buổi làm việc bà dành cho tôi buổi tâm sự thật tình cảm. Bà hỏi tôi về gia đình, quê quán, cha mẹ và đời tư của tôi. Sau đó bà kể chuyện của mình. Giọng bà nhỏ nhẹ:

- Cách đây gần 20 năm cô tốt nghiệp cao đẳng sư phạm Văn ra trường. Bấy giờ ngây thơ lắm chứ không sắc sảo như các em bây giờ. Mới 21 tuổi, một cô giáo ngoại thành có nhiều ước mơ. Cô chưa muốn lấy chồng vì còn lo sự nghiệp, nhưng rồi tình yêu nó cứ đến. Đầu tiên cô yêu một anh đang học đại học, anh ga lăng lắm. Lần đầu tiên hai người gặp nhau ở đám cưới, anh chàng cứ xoắn xuýt lấy cô. Thế rồi bọn cô quen nhau, yêu nhau không biết lúc nào. Đặc biệt anh có sở thích giống cô là đều yêu Văn học.

Anh cũng mê âm nhạc hay hát nhạc Trịnh… Nghĩa là cô và anh có nhiều đồng điệu, đồng điệu như thế nên yêu nhau em ạ. Cô mồ côi cha, còn mẹ thôi nhưng bà không dễ dãi khi chọn con rể. Cô yêu anh nhưng cô giữ gìn. Cô đón tiếp anh lịch sự khi anh đến chơi nhà. Nhiều lần anh rủ cô đi chơi riêng thì cô ý tứ từ chối khéo, khi thì bảo bận lên lớp, khi bảo bận họp chuyên môn… nhưng cô không thể từ chối mãi. Và một lần cô đã đi dạo cùng anh, đó là một buổi sáng êm ả anh đưa cô đi chơi vườn Bách Thảo, một công viên cây xanh lớn ở Thủ đô. Bọn cô đi một vòng quanh công viên dưới những tán cây cổ thụ cao vút. Anh dẫn cô lên núi Nùng, theo từng bậc bọn cô đã lên đỉnh núi có nhà ngắm trăng toạ lạc. Anh chọn chỗ khuất rồi trải tờ báo cho hai đứa ngồi bên nhau tình tự. Bọn cô nói cho nhau nghe những câu chuyện vui không đầu, không cuối, vẽ ra bao nhiêu viễn ảnh sau này. Bỗng anh ôm choàng lấy cô rồi định đặt vào môi cô nụ hôn. Cô vung tay chống đỡ tỏ ý ngăn anh chưa nên vội vàng như thế. Do cô hất mạnh tay quá, chỗ ấy đất lại không bằng phẳng, anh bị ngã lăn ra. Xấu hổ anh lồm cồm bò dậy phủi phủi quần áo rồi đi thẳng. Cô chạy theo, anh càng bước nhanh hơn, anh đi xa dần cô theo không kịp. Cô ân hận vì không kịp thanh minh.

Bà dừng lại trầm ngâm giọng buồn buồn: Cô chôn chặt mối tình đầu trong nuối tiếc. Thế rồi cô có mối tình thứ hai. Bấy giờ cô đã 30 tuổi. Cô yêu một anh cán bộ công đoàn. Anh cùng quê hơn cô năm tuổi. Anh công tác ở công đoàn huyện. Còn cô dạy ở xã bên cạnh. Về hình thức anh vào loại đẹp trai, lành hiền. Cha mẹ anh đã mất, có sẵn nhà ngói sân gạch. Cô lấy anh không phải làm dâu và có sẵn một cơ ngơi không phải xây dựng nữa, cứ ở thế cũng được. Một gia đình công chức như thế thật hạnh phúc. Nhưng em ơi đó chỉ là bề ngoài mà thôi. Còn thực tế cô sống cả một chuỗi ngày buồn nản. Hai vợ chồng cô trái ngược hẳn nhau. Mới cưới nhau chưa đầy một tháng anh đã phân công: -Hai người chỉ nên chi tiêu một lương của em thôi, còn lương của anh để tiết kiệm em ạ - Anh nói vậy nhưng anh không gửi vào ngân hàng mà anh tích lại để mua vàng. Anh bảo tiền ngân hàng hay trượt giá chỉ có mua vàng là tốt nhất.Thế là từ đó và cả sau này có hai con ra đời nữa, tất cả sinh hoạt gia đình chi tiêu chỉ bằng đồng lương của cô. Nào chi phí ăn uống trong gia đình, nào tiền ăn cưới, giỗ chạp, Tết nhất, tất tần tật chỉ có lương của cô thôi. Lại buồn cười nữa là anh chẳng chơi bời với ai. Anh cũng chẳng cờ bạc, không rượu chè, không có bạn đến nhà bao giờ, anh chỉ thích vàng.

Cứ mỗi khi mua được mấy chỉ vàng anh lại cất vào hộp giấu đi. Nhiều lúc rỗi rãi anh lại đem hộp vàng đổ ra đếm. Lúc đó cô thấy mắt anh sáng lên trông buồn cười quá. Mười bốn năm cô sống với anh trong tủi hờn buồn bã. Thế rồi sau khi sinh cháu thứ hai được 2 năm anh lại bị liệt dương, béo trục béo tròn mà không làm tròn nhiệm vụ của đàn ông. Đêm nằm cạnh chồng mà như ôm một khúc gỗ. Cô buồn quá,cô mất dần tuổi xuân, mặc dù cô mới ngoài 40 tuổi. Thế là cô quyết định li hôn để giải phóng cho mình. Cô làm đơn, anh thuyết phục cô không được, đành phải kí vào đơn li hôn. Toà phán quyết cho li hôn. Anh nuôi con trai, cô nuôi con gái. Cô ra đi mà không mang theo của nả gì, cả số vàng anh tích cóp được cô cũng không màng. Cô phải tự cứu lấy cuộc đời mình em ạ. Sau khi chia tay cô như chim sổ lồng, cô bắt đầu chăm sóc bản thân. Cô tập thể thao, cô sửa lại tóc tai, dần dần cô hồi phục, trẻ trung, tươi tắn, tâm hồn thoải mái làm công việc cũng tốt hơn rất nhiều. Thế rồi 3 năm sau niềm vui lại đến. Tình cờ một lần đi dự đám cưới con của cô bạn giáo viên cô lại gặp anh - Mối tình đầu của tôi em ạ. Anh vẫn đẹp như xưa. Anh chủ động bắt chuyện với tôi. Chúng tôi lại đến với nhau như ngày nào. Anh cho biết sau sự cố ở Bách thảo ấy, 5 năm sau anh kết hôn. Vợ anh là hoạ sĩ chuyên vẽ bìa sách và minh hoạ cho một nhà xuất bản. Hai vợ chồng sống hoà thuận ,đã có một cháu trai. Nhưng khi thằng cu lên 8 thì vợ anh mất vì bệnh ung thư gan - “cô ấy ra đi đã 2 năm rồi. Anh buồn vì cô đơn, anh chợt lại nhớ đến Huyền” - Anh nói với tôi thật cảm động. Tôi cho anh biết đã li dị chồng từ 3 năm nay, hiện tại đang tự do. Thế là bọn cô lại đến với nhau, sống những ngày yêu đương, lãng mạn say đắm tuyệt vời. Cả hai đều thấy cuộc sống này không thể thiếu nhau được. Có người bạn biết chuyện tình của chúng tôi đã vận câu Kiều của Nguyễn Du “Bâng khuâng duyên mới ngậm ngùi tình xưa”. Cái gì đến sẽ đến. Bọn cô làm lễ thành hôn. Em biết không? Anh ấy chính là chồng cô bây giờ đấy. Cháu trai lớn là con của anh ấy, con gái thứ hai là con cô, con trai thứ ba là con chung của bọn cô. Anh ấy và cô đều quý các con không có phân biệt. Thì ra là vậy, nghe bà giáo Huyền kể tôi mới hiểu ra. Tôi hướng về bà tỏ lòng khâm phục bà không cam phận. Bà có một nghị lực phi thường, kiên quyết không chịu bất hạnh để có một tình yêu thật sự hạnh phúc. Bà Huyền dịu dàng nói: -Em ạ con gái không nên lấy chồng muộn quá, nên kết hôn trước tuổi 25. Con gái có học càng không nên kén chọn quá. Già kén thì kẹn hom. Trong tình yêu cần nhất là phải hiểu nhau, tâm đầu ý hợp thì nhất. Khi tìm hiểu nhau đừng khắt khe, nghiêm túc quá. Đừng ngại ngần một cái nắm tay, đừng né tránh một nụ hôn… Đàn ông con trai họ hay tự ái mà tự ái thì hỏng việc - Bà cười ý nhị:

- Chắc em chưa có người yêu. Hôm nào cô sẽ giới thiệu cho em một giáo viên mới về trường. Cậu ấy chỉ hơn em vài tuổi thôi và vẫn độc thân. Cô mà xe duyên cho ai thì nhất định được.

- Em cảm ơn cô -Tôi đáp và nhìn bà cười thật hồn hậu dễ mến làm sao.

Truyện ngắn của Nguyễn Thăng

Tin liên quan

Tin khác

Con gái của ba

Con gái của ba
Từ nhỏ, tôi đã luôn nghĩ ba là người đàn ông lạnh lùng nhất mà tôi biết. Ông cứng nhắc trong tất cả các vấn đề, trong lối sống hằng ngày và cả cách yêu thương vợ con.

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng
Cho tới ngày cắp sách tới trường, tôi nghe phong phanh, nhà ông Ngô có anh Khả đi công nhân, chứ không biết hình hài, tướng mạo của anh. Do ngày anh đi tôi còn quá bé nên không lưu vào bộ nhớ.

Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương
Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.

Bà già nhà quê

Bà già nhà quê
Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.

Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình
Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:

Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim
Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.

Chị em dâu

Chị em dâu
Bà Lành sinh được hai đứa con trai, cũng vì chiến tranh nên đứa lớn cách đứa út đến gần 20 tuổi. Ngày trước bà cũng từng đi làm dâu trong gia đình đông anh em, bà hiểu câu nói người xưa “Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi”, thế nhưng trong những năm đói quay đói quắt, chiến tranh giặc giã, tất cả chị em dâu nhà bà phải xa chồng nên mọi phụ nữ trong gia đình đều yêu thương và đoàn kết lẫn nhau.

Hoa vàng bến đợi

Hoa vàng bến đợi
Chiều buông trên bến sông nở đầy hoa sao nhái. Bầu trời đỏ, mặt sông đỏ, hoa sao nhái vàng bất chợt cũng bị nhuộm đỏ như đang thắp lửa lung linh để đốt cháy rụi cảnh thiên nhiên của những ngày đầu Hạ ở một vùng đồng bằng xa xôi hẻo lánh.

Xuân trên tay mẹ

Xuân trên tay mẹ
Thèm quá chừng cái bong bóng heo thổi căng phơi khô làm bóng ném!!!

Tết của người cựu chiến binh

Tết của người cựu chiến binh
Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.

Mùa Xuân trên rẻo cao

Mùa Xuân trên rẻo cao
Dừng xe ở lưng chừng đèo, Lâm bước xuống dang tay hít hà, tận hưởng không khí trong lành nơi rẻo cao Tây Bắc. Trước đó, anh đã đi hơn 300 cây số nhưng chỉ nghỉ đúng 2 chặng, lần này Lâm quyết tâm ở lại Tây Bắc ăn Tết và hết mùa Xuân anh mới trở về Hà Nội.

Bên nhau là Tết

Bên nhau là Tết
- Giàng ơi! Mẹ cháu gửi thư về đây này!

Quà Tết

Quà Tết
Phố chật, người đông. Mới hăm bảy Tết con lộ trung tâm thị trấn đã nườm nượp. Ngược xuôi, nhóng mắt cố tìm cho ra cái tiệm sửa đồng hồ. Cô đồng nghiệp chỉ: Có cái tiệm đồng hồ nơi góc phố, gần chợ….

Món quà bất ngờ

Món quà bất ngờ
Nhà tôi vì một số lí do mà phải dời từ đồng lên núi, chuyển đến thôn Lạc Đạo sinh sống. Tôi tự lí giải, chắc do ngày xưa cả thôn chuyên trồng cây lạc, lại thêm cả xóm gần như theo đạo nên mới có tên Lạc Đạo. Cũng vì vậy mà nhà tôi – không làm nông, không có tôn giáo nào - tôi ví von nhà mình lạc vào xóm Đạo.

Đám cưới chồng cũ

Đám cưới chồng cũ
Hôm nay nhà ấy đông vui quá, nhạc xập xình, tiếng nói cười ầm ĩ, mùi thơm của cỗ bàn nưng nức cả một vùng. Hôm nay là ngày cưới của người ta, đám cưới chồng cũ của chị.
Xem thêm
Vang mãi tiếng hát người cao tuổi

Vang mãi tiếng hát người cao tuổi

CLB Nghệ thuật NCT TP Hà Nội vừa tổ chức Chương trình nghệ thuật chào mừng kỉ niệm 20 năm Ngày thành lập (9/6/2004 - 9/6/2024).
Hơn 300 sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn góp mặt tại đại nhạc kịch “Chuyến tàu huyền thoại”

Hơn 300 sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn góp mặt tại đại nhạc kịch “Chuyến tàu huyền thoại”

Tối 31/5, tại khu Nhà Rồng Khánh Hội - Cảng Sài Gòn, quận 4, TP. Hồ Chí Minh, hơn 300 diễn viên đến từ Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tham gia trình diễn trong Lễ khai mạc Lễ hội Sông nước TP. Hồ Chí Minh lần 2 năm 2024, với chủ đề “Chuyến tàu huyền thoại" với nhiều tiết mục đặc sắc. Lễ hội Sông nước TP. Hồ Chí Minh được xem là sản phẩm du lịch sáng tạo, góp phần thu hút du khách du lịch trong và ngoài nước.
Nghệ sĩ Ngọc Anh với chân dung người thợ mỏ

Nghệ sĩ Ngọc Anh với chân dung người thợ mỏ

Ông Ngọc Anh ở phường Vàng Danh, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh là một thợ mỏ về hưu đang miệt mài cho ra đời những tấm ảnh mang hồn cốt người thợ mỏ. Ông được UBND tỉnh Quảng Ninh phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ vùng mỏ.
Cùng Amy và Vietjet khuấy động lễ hội hè, “Bay khắp thế giới, làm mới chính mình”

Cùng Amy và Vietjet khuấy động lễ hội hè, “Bay khắp thế giới, làm mới chính mình”

Mùa hè này, hãy cùng Vietjet và máy bay Amy vui tươi, năng động chinh phục những vùng đất mới và khám phá các điểm đến hấp dẫn trên khắp thế giới.
Nét mới ở Tà Long

Nét mới ở Tà Long

Giữa xanh thăm thẳm của rừng, trên cung đường Hồ Chí Minh, những bản làng Bru - Vân Kiều ở miền Tây Quảng Trị từng ngày đổi thay. Và ở đó, có những người phụ nữ dũng cảm đứng lên làm kinh tế, xóa nghèo và xóa đi những quan niệm lạc hậu...
Khoảnh khắc bình yên trong tòa thành cổ

Khoảnh khắc bình yên trong tòa thành cổ

Về Thành nhà Hồ những ngày này, du khách không chỉ chiêm ngưỡng sắc sen mộc mạc trong tòa thành cổ, mà còn thả hồn vào khung cảnh bình yên nơi làng quê Việt.
Học sinh trường làng đoạt Huy chương Vàng Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc khu vực III

Học sinh trường làng đoạt Huy chương Vàng Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc khu vực III

Hai học sinh Trường THCS Yên Thọ, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) xuất sắc giành 2 HCV, 1 HCB tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, khu vực III năm 2024.
Link xem trực tiếp Euro 2024, kênh phát sóng trực tiếp tất cả các trận đấu Euro 2024

Link xem trực tiếp Euro 2024, kênh phát sóng trực tiếp tất cả các trận đấu Euro 2024

Link xem trực tiếp Euro 2024, kênh phát sóng trực tiếp tất cả các trận đấu Euro 2024, cập nhật link xem trực tiếp Euro 2024 hôm nay mới nhất.
Hành trình từ “lười” thành “nghiện” thể thao của các cư dân Vinhomes

Hành trình từ “lười” thành “nghiện” thể thao của các cư dân Vinhomes

Tại các khu đô thị Vinhomes, cư dân muốn lười luyện tập cũng khó khi ngay dưới thềm nhà là cả một “thiên đường thể thao” không giới hạn vẫy gọi cùng vô số các phong trào, hoạt động, cuộc thi hấp dẫn liên tục được triển khai. Tự chỗ “bị ép” luyện tập, nhiề
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động