Đinh tặc người nhà

Thời nay, có con gái lớn trong nhà, cha mẹ không lo có “bom nổ chậm” như xưa vì bây giờ công nghệ “phá bom” quá đơn giản. Cái lo chính lại là bom thối, không nổ được. Lấy chồng hoặc ế chồng mà không có con rồi cũng khổ, nhất là đến cuối đời.

Nhân duyên phận con gái tôi đã đến hồi báo động đỏ, tuổi băm đang “toan về già” bỗng dưng gặp may vớ được anh chàng quê xa lắc xa lơ lớn tuổi hơn cỡ đôi giáp đến rước đi cho. Đó là nhờ cái sự cà kê buôn chuyện trên mạng. Trăm lần cảm ơn in-tơ-nét nhá! Nhà tôi đúng là đại phúc.

Ở quê tôi mới có tục lệ con gái lên xe hoa về nhà chồng thì nhất thiết cha đẻ phải đưa đi, mẹ chồng phải đến đón. Chả biết ai đặt ra tục lệ này hay người ta học mót ở đâu, từ khi nào mà dân làng cứ ào ào hùa nhau làm theo, ai không biết ắt có kẻ chỉ vẽ. Nhà gái tôi lấy thế “áp đảo” bắt bí nhà trai phải tuân thủ “phong tục” này. Thế nên bà mẹ chồng già lụ khụ lại mắc bệnh hen xuyễn hễ lên cơn mà không kịp đưa thuốc vào mồm coi chừng đi đứt, đã phải lặn lội vượt dặm đường xa mấy trăm cây số gập ghềnh gió bụi trên chiếc xe bốn chỗ sang trọng đến đón cô con dâu quý hoá. Giờ đưa dâu đã điểm, nhạc xập xình bốp chát ngừng nghỉ nhường chỗ cho đoạn dân ca “người ơi người ở đừng về”. Chiếc xe cô dâu bóng lộn trang hoàng hoa hoét diêm dúa, hai chữ “song hỉ” đỏ chót dán trước mui, đằng sau xếp hàng vài chiếc xe ca to đùng tải trọng sáu bảy chục khách sẵn sàng khởi hành. Khi xe hoa chuẩn bị lên đường thì vợ tôi từ trong nhà hớt hải chạy ra dúi vào tay chồng một bọc nhỏ rồi ghé tai dặn dò thẽ thọt:

- Đây là mớ bùa trừ tà. Hễ đi qua cầu cống, bãi tha ma nghĩa địa thì phải vứt xuống một chiếc, phải nhớ kĩ nhá. Còn đây là tiền lẻ để rắc cho đám ma đói ma khát, cùng là biếu các quan ôn tuần đường.

Đinh tặc người nhà
Minh họa Lão Trần

Tôi gật đầu. Đầu làng tôi có chiếc cầu đá to bắc qua con ngòi, thuở bé tôi vẫn nghe người ta kháo nhau có nhiều ma lắm. Đây chắc chắn là điểm đầu tiên phải thực hiện lệnh vợ. Đến gần đó, tôi bảo lái xe đi chậm lại để thực thi nhiệm vụ. Vừa tung gói bùa với mấy đồng tiền lẻ qua cửa sổ xe thì bỗng thấy một anh cởi trần trùng trục, da đen nhẻm mặc độc mỗi cái quần đùi, cạnh sườn đeo lắc lẻo cái giỏ tre, hai tay cầm cây vợt cực điện của máy xung bắt cá đi xộc tới. Xe chạy vút qua, chẳng biết anh ta có để ý đến cái gói giấy vứt xuống đường hay không. Sau một ngày tiếp khách mệt bã người, bây giờ được ngồi xe có điều hoà tôi mới tạm thư giãn, bèn tò mò mở gói bùa ra xem và bỗng giật mình đánh thót kinh hồn bạt vía, vã mồ hôi hột khi thấy trong mỗi cái gói giấy xoắn hai đầu như cái kẹo bột kia có mấy sợi chỉ ngũ sắc, vài hạt gạo, vài hạt muối và một chiếc kim khâu. Chẳng may ai xấu số giẫm phải, chiếc kim này gẫy chui vào trong da thịt thì phải đi bệnh viện là cái chắc, có khi nó còn chạy, không mổ lấy ra được ấy chứ! Trong đời lính, tôi đã từng được chứng kiến nhiều anh bị mảnh bom đạn lặn vào thân thể, không phẫu lấy ra được, đành phải sống chung với nó đến hết đời. Mỗi khi cử động mạnh hay trái gió trở trời nó lại hành cho đến khổ. Nặng hơn, nó còn gây nhiễm trùng máu, ung thư máu, chết là cái chắc. Ông bà nào mà xui bà xã tôi thế không biết! Hình ảnh người đàn ông bắt cá lại như hiển hiện trước mắt. Bất chợt, một ý nghĩ mơ hồ nảy ra, biết đâu anh ta chỉ là ảo ảnh, là ngoại tà hiện hình hòng xâm nhiễu tình duyên đôi lứa, và bùa ngải đã xuất chiêu đúng lúc. Tôi cứ mong thế. Quyết định dẹp bỏ việc ném bùa xuống đường chưa được bao lâu thì con gái tôi ngồi đằng trước ngoái lại hỏi:

- Mẹ dặn bố thế nào, bố không làm à?

- Ừ nhỉ!- Vừa nói, tôi vừa miễn cưỡng ném mấy đồng tiền lẻ qua cửa sổ xe để làm yên lòng cô con gái cưng. Thôi thì cứ ném tiền ra là được. Ma tà quỷ quái, các quan ôn tuần đường hay thánh thần gì thì khi trông thấy tiền đều thích tít mắt, gây khó và ám hại tín chủ làm gì! Tiền vàng có uy lực to lắm, người ta vẫn đưa lên cúng bái ở bất cứ đâu, điều tôi nghĩ tôi làm có quỷ thần hai vai chứng giám.

Nhà cửa, phố xá, cây cối, nghĩa địa, xe cộ, người ngợm… vun vút chạy qua cửa xe cùng những ý nghĩ lộn xộn về cái nắm của nợ dường như đang cựa quậy trong túi. Lo vụ này không kín nhẽ, bà vợ tôi mà biết thì rầy rà to. Cứ bỏ trong túi áo, về nhà rồi sẽ tính. Đang loay hoay với những mưu toan đối phó với bà vợ lắm điều bỗng thấy xe láng đi láng lại nghiêng ngả. Lái xe vội phanh kít lại. Thôi bỏ mẹ! Xơi phải đinh rồi.! Anh ta mở cửa chui ra cúi xuống ngó bánh xe trước kiểm chứng. Trong cái rủi có cái may, giữa đồng không mông quạnh đường vắng chứ cú vừa rồi mà húc vào người đi đường thì thật khốn nạn. Lái xe lẩm bẩm. Tổ cha cái bọn rải đinh, hại người ta quá thể! Mọi ngày chả để ý gì. Sáng nay linh tính báo trước thế nào mình lại kiểm tra bánh xơ cua, kích, tuýp cẩn thận. Thôi, xin mời anh chị và ông bà tạm ra ngoài để con thay cái lốp, một lát xong thôi. Nói đoạn, quay ra cuối xe lấy lốp dự phòng. Đoạn đường hẹp, những xe to cố đứng nép ra mé đường cũng chỉ đủ chỗ cho xe máy, xe đạp vượt lên, còn mấy anh công nông đành đứng xếp hàng một. Này mấy bố, vượt lên đi chứ! Chờ thay xong lốp thì đến bao giờ? Tìm chỗ nào bãi rộng đỗ nghỉ tạm! Một lái công nông thò cổ khỏi buồng lái giục. Thôi đành vậy. Đoàn xe cưới từ từ lăn bánh, bỏ lại xe hoa với lái xe đang hì hục thay lốp. Chắc chắn chỉ lát nữa tự nhiên sẽ có thợ đến hỗ trợ. Khi cô dâu vận bộ váy trắng bốp chùng quét đất đến đứng nép vào chú rể comlê cà vạt cạnh chiếc xe xịt lốp dường như để chia sẻ sự ngán ngẩm sốt ruột thì xoạch, thợ ảnh chớp ngay được một pô tình tứ hết ý. Anh thợ ca-me-ra cũng kịp thời lia ống kính tới. Nào, trong lúc chờ đợi xin mời đôi bạn trẻ, ta ra nghĩa trang kia làm một đoạn phim thật đặc sắc. Ai lại thế. Xui đấy. Ồ các bạn không biết rồi, mốt đấy. Đám cưới nào có âm phù dương độ càng tốt chứ sao! Ừ thì đi! Xe hỏng có khi lại hoá hay. Đám thanh niên hò nhau kéo chú rể cô dâu ra chỗ nghĩa trang gần cạnh. Một ông trong đám nhà trai ngăn lại. Không được, phải đi cho kịp giờ hành lễ, chứ cứ lênh phênh chờ ở đây thì nhão bét chuyện. Tôi đề nghị thế này. Mọi người cứ lên hết xe to đi trước. Xe cô dâu sửa xong sẽ đuổi theo đoàn, bất quá không kịp phải chịu vậy, chứ giờ tổ chức tại nhà trai thì không thể trễ. Nhà trai có khác, mời đi đón dâu rặt người có đầu óc. Điện thoại nổi nhạc trong túi. Vợ tôi hỏi “Đi đến đâu rồi?”. Được nửa đường rồi. Giữa cánh đồng thì xe xịt lốp. “Thôi chết! Thế ông có làm cái việc tôi dặn không?”. Vẫn đều đặn. “Đúng ông bỏ quên chỗ nào mới ra cơ sự thế chứ!”. Rõ cái bà này! Không sao, tăng bo rồi. Cúp máy. Cưới chọn ngày đẹp, giờ đẹp mà vẫn bị dính đòn với bọn rải đinh. Còn may là không tông vào ai.

Rồi đám cưới cũng đi đến nơi về đến chốn. Khi xe đưa dâu vừa trở về đến nhà thì đám tang ông hàng xóm chết hôm qua cũng vừa cất đám. May sao con cái ông cụ đi nhờ thầy xem giờ đưa đám lại được giờ đẹp vào sau cái giờ đưa dâu của nhà tôi, chứ không thì rắc rối to. Đã từng có đám hiếu và đám hỉ của hai nhà chung ngõ chẳng chịu nhường ai đi trước vì ai cũng nhằm giờ “tốc hỉ” hay “thanh long hoàng đạo” chứ chẳng ai chịu đi vào cái giờ “khẩu thiệt” hay “không vong” Mạn đàm thương lượng xong sinh hằn thù truyền kiếp. Mỗi khi nhà nào gặp sự cố rủi ro, lại bảo tại ngày ấy ngày nọ có chuyện như thế đâm ra tâm tư khốn khổ suốt quãng đời về sau!

Tôi cứ mang nguyên xi trang phục ông nhạc mới toe com lê cà vạt hoành tráng đi đưa đám tang cùng với tiếng trống ngũ lôi cắc tùng, tiếng kèn tầu rền rĩ, tiếng lệnh bung phèng, tiếng thanh la beng beng và đoàn con cháu bám theo xe tang khóc nỉ non sướt mướt. Xe tang đi đến đâu tiền âm phủ và tiền thật được rắc ra đầy đường đến đấy. Một cuộc xả rác và vứt tiền thật quy mô hoành tráng. Tôi đi chầm chậm, căng mắt để ý những đồng tiền lẻ vừa được tung ra, lượm lấy, tính nước đem về đánh mấy con đề cầu may thì đứa cháu nội bệnh thần kinh ngọng líu ngọng lô của ông cụ quá cố vội chìa tay ra xin. Cho xong thì cụt hứng! Quay lại, bỗng thấy thằng con út phi xe máy tới, vừa thở hổn hển vừa nói:

- Bà nội ghé qua đồng thăm lúa về, khi đi qua cầu đá đầu làng đã giẫm phải vật gì sắc nhọn hoặc là bị rắn rết gì đó cắn, đau buốt lắm. Bố quay về xem sự thể thế nào!

Tôi đứng ngay đơ chết lặng, nghĩ bụng: “Thôi chết! Có khi tự mình đã gieo hoạ cho người nhà mình rồi!”

Dự đoán của tôi trúng phắp. Bà cụ bị cái kim đâm vào giữa gan bàn chân và gẫy nằm lại trong đấy. Tôi tưởng chừng phát điên định thốc tháo chan tương đổ mẻ vào mặt vợ thì bị con cái ngăn lại. Chẳng có gì bằng chứng đấy là cái kim do mình vứt ra. Đành ngậm tăm. Nhưng biết đâu kim của mình rồi sẽ đâm người khác. May sao gặp được ông bạn thân bác sĩ quân đội về hưu mổ giúp lấy ra được. Hú vía.

Xong công việc, tôi cởi trút quần áo ném vào chậu, lăn ra giường ngủ như chết. Bỗng bị tiếng vợ réo dựng thốc dậy:

- Chết rồi! Sao lại thế này?

Trước khi xối nước vào chậu giặt, vợ tôi thường có thói quen kiểm soát túi áo chồng. Mệt quá, tôi đã quên bẵng việc thủ tiêu gói bùa. Mụ giẫy lên như đỉa phải vôi. “Tôi dặn ông bằng thừa à? Con cái có làm sao ông chết với tôi!”. Tôi cãi không dùng hết, đây là nửa còn lại. Tai hoạ gieo ngay vào người nhà mình còn sờ sờ kia. Chẳng biết sẽ còn bao nhiêu người mắc hoạ do mình gây ra. Không tỉnh ngộ sao, mà còn trách! Bận mải nhiều việc dồn dập, không nhớ đã có cả thảy bao nhiêu gói bùa, mụ đành im thít. Nhân cơ hội, tôi lên mặt:

- Bà nội nhà mình đã dính phải bùa ngải của ai mà phải đi bệnh viện mổ. Trên đường đi từ nhà mình đến nhà gái dài hàng mấy trăm cây số, không biết sẽ có bao nhiêu người dính vào bùa ngải nhà mình, rồi họ đi lên chùa lễ cầu diệt trừ cái kẻ gây họa cho họ thì rồi tương lai nhà mình chả biết sẽ ra sao. Gieo họa thì rước họa nhỡn tiền đấy.

Vợ tôi tái mặt:

- Thì ông thầy cúng đưa cho tôi thế nào tôi đưa nguyên xi cho ông thế ấy. Đâu ngờ trong ấy lại có cái kim khâu!

Tôi nói:

- Thầy cúng bây giờ cũng có năm bảy loại thầy. Đa số là cái loại ấm ớ, dựa vào sự nhẹ dạ cả tin của tín chủ mà moi tiền, vợ chồng mình vô tình thành đinh tặc. Bà mê tín dị đoan thành ngu lâu. Vợ tôi im lặng ra ngoài...

Truyện ngắn của Vũ Quốc Tuý

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Người mẹ anh hùng

Người mẹ anh hùng

Mẹ chồng ốm đã mấy ngày nay, chị Thu nấu cháo tía tô, hành hoa đập thêm cái lòng đỏ trứng gà, bón cho bà nhưng được lưng bát bà đã đẩy thìa ra:
Giọt mật

Giọt mật

Chú Sáu tôi nói với Tâm mùa hạn này mà vắt mật ong thì đã tay phải biết. Mật thơm ngon, sóng sánh, sền sệt mượt mà chảy ra từ đôi bàn tay bóp chặt tảng mật.
Cấy dặm mùa Xuân

Cấy dặm mùa Xuân

Ngày chưa vợ, ba tôi từng có một mối tình đắm say, nhưng không thành. Người ấy là cô Năm Tươi cùng làng. Cô Năm Tươi xinh gái, phổng phao, con một.
Ca mổ đêm Giao thừa

Ca mổ đêm Giao thừa

Chiều 30 Tết, trời se lạnh và mưa bụi. Không khí Tết đã rạo rực lắm. Người xe tấp nập, hối hả ngược xuôi, ai cũng có vẻ vội vàng. Xe máy, xe đạp, xe ôtô các cỡ vào thành phố hầu như xe nào cũng kồng kềnh những cành đào.
Tết muộn

Tết muộn

Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển quanh năm đượm mùi tôm cá. Tết của những làng chài ven biển cũng không khác gì ở những nơi khác, có chăng chỉ là tuổi thơ của tôi gắn liền với những chuyến đi biển xa biền biệt của ba.

Tin khác

Lỡ hẹn với người đi

Lỡ hẹn với người đi
Suốt cả đêm, Xoan không hề chợp mắt. Cô trằn trọc, hết xoay ngang rồi lại quay ngửa. Chiếc chăn mỏng, khi thì đắp lên bụng, lúc lại hất tung ra. Đêm về khuya, nghe rõ cả tiếng gà gáy sang canh. Xoan nghe tiếng côn trùng rỉ rả ở phía ngoài vườn, gần với ô cửa sổ. Lại thêm ánh trăng suông hạ tuần, cứ chong chong nhòm qua song cửa.

Ông bố xóm đường tàu

Ông bố xóm đường tàu
Trời đã xế chiều, những tia nắng còn sót lại lọt qua khe giữa hai toa tàu in lên đường ray những lát cắt đứt đoạn. Đoàn tàu chợ từ từ tiến vào sân ga. Động cơ hơi nước thở phì phò, thỉnh thoảng tiếng còi tàu lại hú lên lanh lảnh xé toạc hoàng hôn yên tĩnh.

Bão đến

Bão đến
- Chào chú Hai! Chú dọn dẹp chưa xong hả chú?

Thời gian vẫn ngọt ngào

Thời gian vẫn ngọt ngào
Hương từ sân bay vừa trở về Hà Nội, đi qua hồ Hoàn Kiếm, thời tiết đầu mùa Đông trời đã se lạnh. Hương nhìn lên hai bên đường trải dài những cây hoa sữa, những chùm bông to trông như đĩa xôi cốm tỏa hương thơm mát dịu, Hương vừa đi vừa ngắm.

Anh hai sữa

Anh hai sữa
Ba kính yêu! Mãi đến tuổi dậy thì con mới biết, Hà chỉ là ông anh hai sữa của mình. Thoạt đầu khi biết rõ, chúng con không phải là anh em song sinh. Con hụt hẫng, không chịu tin đó là sự thực.

Bão trời và bão lòng

Bão trời và bão lòng
Cơn bão số ba như một con mãnh thú gầm rú, gào thét. Trong cơn gầm rú, cây cối bị lưỡi hái tử thần tiện phăng, đổ ngổn ngang. Từ trên đỉnh núi cao từng tảng đất khổng lồ bị nước thấm sâu, bứng ra thành mảng đổ ụp xuống.

Trả nợ mùa Hè

Trả nợ mùa Hè
1. Có lần, Hải nghe ông nội phẫn nộ chuyện đàn bà nhẫn tâm bỏ bầy con nheo nhóc thì ba bảo: Cô ấy khổ vậy chắc đã quá sức rồi, trước nay ba cũng thấy cái tâm con dâu rất tốt mà, giờ chắc hết duyên nên mới lầm mê rước tiếng phụ chồng bạc con. Thằng Hải nghe ba nói vậy thì không nghĩ mẹ theo chiều hướng tiêu cực như người xung quanh nghĩ nữa. Từ nhỏ tới giờ, ba nói gì nó chẳng tin.

Níu giữ hồn quê

Níu giữ hồn quê
Là khách lạ, vòng vo quanh co, hết thôn Nhồi Trên lại đến thôn Nhồi Dưới, qua cổng làng cổ kính rêu phong, được sự chỉ dẫn của người dân địa phương, cuối cùng tôi cũng đã đến được nơi cần đến, đó là nhà bà Nguyễn Thị Nhiên, thôn Dõng Hạ, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, miền quê, nơi có di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa.

Lời hứa người đồng đội

Lời hứa người đồng đội
Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.

Sống lại kí ức

Sống lại kí ức
Cô Xuân cưới chồng, đó là sự kiện gây rung động cái khu tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành bưu điện. Rung động hơn nữa, người mà cô Xuân chọn làm chồng lại là anh Lai, Trưởng Đài Truyền thanh tỉnh.

Đảo ngọc trong tim

Đảo ngọc trong tim
Núi nhấp nhô uốn lượn, những ghềnh đá cheo veo, sóng xanh ôm ấp bờ cát trắng dưới chân hàng phi lao gió hát. Đứng trên boong tàu, tôi đã thấy đảo xa hiện ra như một “viên ngọc xanh” giữa biển trời Đông Nam của đất nước.

Mẹ nghèo

Mẹ nghèo
Chồng vào chiến trường thì ở nhà Hà sinh con. Bác sĩ cho biết, thai đã chết trong bụng mẹ phải mổ gấp để cứu mẹ, nhưng sau mổ, thiếu phụ vĩnh viễn không sinh nở nữa. Ca mổ hoàn thành cứu được mẹ.

Hương vị mùa Hè

Hương vị mùa Hè
Ba mẹ đều là con một, nó không có cô chú hoặc cậu dì ruột. Ông bà nội ngoại lại mất sớm nên với nó, quê nội, quê ngoại chỉ là… khái niệm; không giống như lũ bạn cùng lớp mỗi độ chớm Hè lại nhao nhao tính chuyện về thăm ông bà hoặc cô dì chú bác chỗ nọ chỗ kia. Thấy chúng xắng xở mà… rầu thối ruột; nhà nó có chỗ nào đâu để về??

Tình cha

Tình cha
Thấy cha ôm thằng cu Tuấn, cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng, vừa hôn, vừa nựng chúng, mắt cha sáng ngời niềm hạnh phúc khôn tả.

Hai người đàn bà

Hai người đàn bà
Chuyện này xảy ra thời bao cấp. Anh thợ sửa chữa ô tô nhìn thấy phó giám đốc xí nghiệp vận tải nhận tiền đút lót của đám lái buôn nhằm mua rẻ mớ lốp ô-tô thanh lí, đã nhỏ to bàn tán với cánh thợ. Chuyện này đến tai sếp, lập tức anh ta được mời lên phòng riêng sếp. Phó giám đốc hỏi:
Xem thêm
Trưng bày ảnh về “Hoàng Sa - Trường Sa” và thành tựu Đảng bộ Vùng 2 Hải quân

Trưng bày ảnh về “Hoàng Sa - Trường Sa” và thành tựu Đảng bộ Vùng 2 Hải quân

Ngày 2/7, tại tỉnh Đồng Nai, Trung tâm Huấn luyện, Vùng 2 Hải quân tổ chức trưng bày ảnh, tuyên truyền về “Hoàng Sa, Trường Sa” và kết quả nổi bật trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Vùng, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Để được là... tôi

Để được là... tôi

Tuỳ duyên với sự học, với công việc được đào tạo, được xã hội phân công, và cả sự đam mê, hẳn ai sống trên đời đều có sự lựa chọn cho mình một hướng sống. Lắm khi chỉ là ý thích cá nhân nhưng lại thành tấm gương phản chiếu năng lực, nhân cách cá nhân. Ta từng nghe nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “tuyên ngôn” trong một ca khúc nổi tiếng: “và mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”. Còn nhà thơ Đặng Cương Lăng ông cũng có sự lựa chọn hướng tiếp cận giống với nhiều người, sự bình yên.
CLB Thơ Bát Tràng và tình yêu với Tạp chí Người cao tuổi

CLB Thơ Bát Tràng và tình yêu với Tạp chí Người cao tuổi

Trong không khí hân hoan kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), tổ biên tập văn nghệ - thơ của Tạp chí Người cao tuổi đã vinh dự đón tiếp đoàn đại biểu từ CLB Thơ Bát Tràng đến thăm và trao tặng những món quà ý nghĩa, thể hiện tình cảm trân quý đối với đội ngũ những người làm báo.
Không còn là tin đồn: từ 4/7, Hạ Long tổ chức “đại tiệc pháo hoa” mỗi cuối tuần

Không còn là tin đồn: từ 4/7, Hạ Long tổ chức “đại tiệc pháo hoa” mỗi cuối tuần

Từ ngày 4/7, một không gian lễ hội hoàn toàn mới mang tên Vịnh Pháo hoa sẽ sáng đèn tại Sun Elite City, Hạ Long – mở ra những đêm hè rực rỡ với pháo hoa bên vịnh, chợ đêm Vui-Fest, âm nhạc và ẩm thực hấp dẫn.
Du lịch Đài Loan (Trung Quốc), những điều thú vị có đi mới biết

Du lịch Đài Loan (Trung Quốc), những điều thú vị có đi mới biết

Đài Loan (Trung Quốc) là một đảo nằm ở vùng Đông Á, phía Tây Bắc của Thái Bình Dương.
Du lịch hè Bình Thuận: Những trải nghiệm bất tận

Du lịch hè Bình Thuận: Những trải nghiệm bất tận

Những ngày hè đến Bình Thuận, nhất là vùng biển sẽ thấy ngay không khí sôi động của lượng khách từ khắp nơi đổ về. Dọc các tuyến đường Hàm Tiến, Mũi Né của TP Phan Thiết xe đậu kín những resort, khu du lịch…
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB

Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB

Ngày 22/6/2024, tại Hà Nội, Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, được trao giải “Top Công Nghiệp 4.0 Việt Nam 2025”, tại hạng mục “Top Doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0” với Ứng dụng Herbalife VNHUB (trước đây có tên My VNClub).
Giải Pickleball chào mừng 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Giải Pickleball chào mừng 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Sáng 21/6, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (CSND) tổ chức giải Pickleball Trường Đại học CSND mở rộng lần thứ I năm 2025 chào mừng 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
Xác lập kỷ lục Việt Nam giải chạy có nhiều nhà báo tham gia

Xác lập kỷ lục Việt Nam giải chạy có nhiều nhà báo tham gia

Sáng 15/6, Giải đi bộ – chạy bộ "Tự hào Thành phố tôi yêu" Cúp Agribank 2025, do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức nhằm kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), do Hội Nhà Báo Việt Nam và Hội Nhà Báo TP Hồ Chí Minh chủ trì, cùng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và Công ty cổ phần truyền thông Nexus (Nexus Sport Events) thực hiện.
Giao lưu cờ tướng các câu lạc bộ: Tam Điệp - Bỉm Sơn - Nga Sơn

Giao lưu cờ tướng các câu lạc bộ: Tam Điệp - Bỉm Sơn - Nga Sơn

giải giao lưu cờ tướng thường niên giữa ba câu lạc bộ
Nơi thử thách đam mê, tôn vinh tài năng đất Hà thành

Nơi thử thách đam mê, tôn vinh tài năng đất Hà thành

Giữa tiết trời đầu tháng Tư dịu nhẹ của Thủ đô, sự kiện “Tinh hoa tay nghề làm đẹp 2025 – EBC Awards” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm triển lãm Quốc tế I.E.C 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Cát Bà sẽ là bối cảnh cho loạt phim Hollywood dựa trên game Liên minh huyền thoại

Cát Bà sẽ là bối cảnh cho loạt phim Hollywood dựa trên game Liên minh huyền thoại

Hollywood vừa chọn Cát Bà (Hải Phòng) làm bối cảnh cho dự án phim mới dự kiến chiếu rộng rãi trên Netflix, HBO,... Điều gì khiến hòn đảo này vượt qua nhiều địa danh nổi tiếng châu Á để được lựa chọn?
Phiên bản di động