Cấy dặm mùa Xuân

Ngày chưa vợ, ba tôi từng có một mối tình đắm say, nhưng không thành. Người ấy là cô Năm Tươi cùng làng. Cô Năm Tươi xinh gái, phổng phao, con một.

Cha cô, ông Xã Bảy, là xã trưởng đương chức, quyền thế và giàu có. Ba tôi được cái đẹp trai, ăn nói có duyên nhưng nghèo rớt, lại mồ côi. “Đũa lệch” từng ấy, chẳng hiểu gặp nhau, đầu mày cuối mắt thế nào mà anh ả lại say nhau. Ông Xã biết, nổi cơn tam bành: Đũa mốc muốn chòi mâm son ư, đừng có mơ! Năm lần bảy lượt ông vác hèo mây rượt ba trối chết mỗi bận thấy ba lấp ló sang tìm cô Năm. Chưa yên tâm, ông còn cấm cửa cô Năm, không cho ra khỏi nhà, đe: Mày mà theo cái thằng khố rách áo ôm kia là tao… từ, khỏi cha con luôn!!! Khóc hết nước mắt; nhưng rồi “áo mặc không qua khỏi đầu”, cô Năm đành thúc thủ, tuân lệnh mẹ cha. Mặc cảm, thua buồn, ba bỏ làng cầu thực tha phương. Rồi ba gặp me và tổ chức cưới, dắt nhau về mới hay: Gia cảnh cô Năm giờ đang sa sút. Ông Xã cha cô bị bạo bệnh, chữa hoài không khỏi, tiền của lần lượt theo bệnh của ông đội nón ra đi. Rồi ông cũng đi. Nghe nói trước ngày mất, ông hối cô Năm lấy chồng. Vài đám dạm hỏi, cô Năm cương quyết một không hai không, bảo để ở vậy thờ mẹ nuôi cha. Ép già thì cô khóc, đòi sống chết. Vậy là thua. Ông Xã ra đi mà không nhắm được mắt…

Ba về, thấy cô Năm chưa chồng thì nghẹn giọng. Còn cô Năm, cô đổ bệnh liệt hơn nửa năm trời mới gượng dậy. Ngày bà Xã mẹ cô sắp mất, ba qua thăm, bà cầm tay ba, khóc: Biết vầy, hồi đó bác đâu cấm tụi bây chi…

Ba bốn mặt con rồi mẹ vẫn ngầm ghen với cô Năm. Có lần chuyện tầm phơ, anh Hai tôi thắc mắc, sao cô Năm Tươi nhà giàu, đẹp gái vậy mà ở đến giờ không lấy ai? Mẹ liếc xéo ba, ỡm ờ: Bà ở chờ… ba mày á chớ sao? Ba cau mặt, quát: Cái bà này…

Minh họa Lão Trần
Minh họa Lão Trần

2. Mẹ không ưa kệ me, anh chị em tôi đứa nào cũng ưa cô Năm!

Nhà cô Năm ở cuối xóm, cách nhà tôi độ mươi nóc. Căn nhà ngói cổ năm gian bề thế, kèo cột lô nhô đứng sắp hàng như duyệt binh. Sản nghiệp, quyền thế một đời theo ông Xã ra đi, may nhà vẫn còn. Mình cô Năm trong ngôi nhà rộng rinh, lầm lũi như chiếc bóng vào ra. Vậy nên, thấy chúng tôi sang thì cô Năm mừng. Cô gọi chúng tôi bằng con. Cô xăng xái dắt chúng tôi ra vườn hái xoài, hái ổi, hái cam. Nhà có món gì cô cũng lôi ra cho uống cho ăn. Cô chải đầu cho tôi, bắt chấy cho chị Tư. Cô còn vá áo cho anh Hai lần anh trèo cây bắt tổ chim bị toạc áo, sợ mẹ đánh không dám về nhà…

Vậy nhưng, không nói ra miệng thì ai cũng biết cô thương tôi nhất!

Mỗi bận thấy tôi sang, mắt cô bừng sáng. Cô bắt tôi ăn cơm cùng cô. Rảnh, cô chỉ bài tôi học, tắm rửa, chải đầu, kẹp tóc cho tôi. Hồi mới bấm lỗ tai, thấy tôi đeo đôi hoa tai giả mẹ mua, cô sợ mưng mủ, tháo ngay hoa tai vàng thật của cô đeo thay vào. Tôi sướng gần bằng lên tiên, xúng xính đeo về nhà đi khoe sắp lượt. Mẹ biết, quát ầm, bắt đem trả! Lần khác, cô nựng, vuốt tóc tôi nói nửa đùa: Muốn… ở với cô không? Về xin ba mẹ rồi sang đây ở, cô nuôi! Có khi, cô nhìn tôi chăm chăm hàng buổi rồi lẩm bẩm, thẫn thờ: Giống quá…

Tôi biết mình giống ba. Rất giống!

3. Khoảnh ruộng 4 sào vụ Đông Xuân sạ gặp mưa, hư nặng.

Mẹ kình dữ, bảo ba làm ăn không coi trước coi sau, nhắm trúng đợt mưa đem đổ giống. Ngày hết Tết tới, ai đâu rảnh lo chuyện cửa nhà còn đi vá dặm? Ba loay hoay đỡ đạn: Thôi, bà đừng kình nữa, để tui lo…. “Vỗ an” mẹ cho qua truông; chớ ba lo gì được. Là ba ỷ lại có chị Tư. Chị Tư làm lụng cấy hái giỏi giang không kém cạnh mẹ. Vụ ba “ngó chừng” chị Tư mẹ chẳng lạ; vậy nên, kình đã miệng xong thì mẹ vẫn phải ra tay khiển tướng điều binh. “Đội hình đi cấy” được thiết lập: Một ba, một chị Tư, thêm tôi nữa là ba cho … tăng khí thế. Chị Tư nhìn “đội hình”, ngán ngẩm: trời ạ. con Út với ông ba đi… nói dóc thì ngon chớ cấy hái gì! Chị Tư than vãn kệ chị Tư, mẹ nhượng bộ vậy đã là quá. Cuối năm, chuyện nhà cửa, vườn tược còn bề bề ra kia! Chưa hết, mẹ còn hăm: Tới 30 Tết mà ruộng không xong thì cha con ông biết tay tui…

Quần quật hai ngày trời, cố tách, nhổ tỉa những cụm lúa dày đem trưng cấy dặm những chỗ hư chỉ còn đất trống trơn. Hết sức hết hơi cũng chỉ mới xong hơn nửa đám. 28 Tết rồi; không khéo “biết tay” mẹ thật! Chị Tư hối ba sang các ruộng bên tìm hỏi xin mạ. Ậm ừ, miễn cưỡng lên bờ, đi muốn giáp vòng cánh đồng rốt cuộc ba về… tay không. Mạ đâu? Không xin được. Không ai cho…. Chị Tư nổi xung thiên: ba có… hỏi đâu mà biểu người ta cho! Ba ơi là ba, sao tui khổ dữ nè trời! Con Út, mầy lên bờ đi xin mạ cho tao coi. Xin không ra thì đừng có về…

Chị Tư tính giống hệt mẹ tôi. Khi đã nổi điên thì không khác gì bà La Sát!

Tôi bệu bạo theo lệnh chị lên bờ. Chuyện xin xỏ, nói thiệt tình, tôi có khá hơn ba là bao. Lếch thếch kéo chân đến đám ruộng thứ 5 thì tôi thấy… cô Năm Tươi. Hóa ra, ruộng cô Năm gần ruộng nhà tôi. Mừng quá!

- Cô Năm ơi, cô Năm…; tôi bì bõm lội ra chỗ cô, giọng mếu máo như khóc.

Cô Năm dừng tay cấy, ngẩng đầu:

- Trời, con Út! Ra chi ngoài này vậy con? Sao khóc?

- Con đi… cấy dặm. Chị Tư…

Cô Năm bật cười:

- Mầy mà cấy với dặm gì. Sao, chị Tư làm sao?

- Chị Tư biểu đi xin mạ mà con… con hông biết xin…

À, cô Năm vỡ lẽ. Lại cười:

- Được rồi. Thôi, không khóc nữa, để cô lo. Về kêu con Tư qua đây, phụ nhổ với cô…

Tôi hớn hở quệt mắt cười toe, chạy về truyền đạt “ý chỉ” của cô Năm. Ruộng cô Năm không hư, lúa dày. Hai chị em hì hục, có cô Năm phụ một tay, non buổi đã nhổ được đống mạ to. Ba không xuống ruộng, chỉ loanh quanh trên bờ chờ… chuyển mạ. Mấy lần dợm bước xuống; nghĩ sao ba lại thôi. Trông ba bứt rứt khổ sở, cô Năm vẫn tỉnh bơ, cắm cúi nhổ làm như không thấy. Chỉ có chị em tôi chốc chốc lại lén dòm cái bộ dạng bất an của ba, bấm bụng cười thầm…

4. Cấy được hai phần mạ, chị Tư kêu mệt, loạng choạng vô bờ.

29 Tết, ngày cuối cùng trước khi nhà cúng tất niên, giã từ năm cũ. Giá nào ngày nay cũng phải xong ruộng, chị Tư đã quyết như vậy. Phải rồi, không xong thì đừng mơ ăn Tết, mẹ hăm rồi chớ chơi đâu. Chị lục đục dậy, lôi tôi ra đồng từ sáng tinh mơ. Ba được cho “nghỉ phép”, lo lau dọn nhà cửa cuối năm. Hôm nay chỉ còn cấy dặm, ba theo cũng chẳng làm được. Mình ba thôi, chứ tôi thì không. Từ bữa tôi “tay không bắt giặc” - đi chưa giập miếng trầu đã xin ra nguyên đống mạ từ chỗ cô Năm - chị Tư coi mòi nể nang tôi hơn. Lôi mầy đi đặng… lấy hên, chị cười…

Lạch bạch dìu được thân hình cao lớn của chị Tư vô đến bờ đã bở hơi tai, chưa kịp thở lấy hơi đã thấy chị… ngã lăn, co giật chân tay, trào bọt mép! Tôi phát hoảng khi nhớ đến căn bệnh động kinh lưu niên của chị. Ở nhà thì có mẹ lo đây chỉ mình tôi với chị giữa đồng. Nhìn quanh đồng trống huơ, không một bóng người. Cuối năm, đâu ai còn mẫn cán như chị em tôi mà bơi ngoài ruộng!

May quá, có cái chấm đen đang vác cuốc đi trên bờ vùng chút xíu nữa khuất. Xa, nhưng không khó khăn gì để tôi nhận ra cô Năm Tươi. Sấp ngửa lao lên bờ, chạy bay tóc bay tai theo cô, tôi vừa réo, ngoắc, hú gọi cô Năm vừa khóc. Âm thanh từ cổ họng tôi phát ra giữa cánh đồng trưa chắc “khủng khiếp” lắm nên cô Năm dừng phắt! Rồi cô vứt cuốc, chạy ngược, loáng cái đã có mặt “hiện trường”. Nhìn bộ dạng chị Tư, cô Năm cũng hoảng lây. Con Tư sao vậy? Trúng gió? Không chờ tôi đáp, cô Năm hối hả kê mình, xốc gọn chị Tư lên lưng, cõng chạy vô xóm. Đặt được chị Tư xuống thềm nhà bà Tám Nhân, tôi mới kịp hoàn hồn để bảo cô Năm: Chị Tư bị động kinh…

Xế chiều được cô Năm và bà Tám chăm sóc tận tình, chị Tư tạm qua cơn. Vừa ngồi được, chị đã loạng choạng đứng lên, đòi ra… cấy tiếp! Cô Năm trợn mắt:

- Mầy… khùng hả? Chút chết ngoài ruộng luôn còn cấy với hái. Nghỉ khỏe đi rồi chị em dắt về. Ruộng không xong ra Giêng tính!

- Nhưng không xong mẹ cháu mắng. Ra Giêng mạ già…

- Sợ già thì… mùng Một đi cấy. Bữa nay không có làm liều! Nghe cô, về nhà đi…

Lần đầu tiên nghe giọng cô Năm hung dữ, quyền uy không khác giọng mẹ!

5. 30 Tết.

Ba ra thăm ruộng. Về, giọng ngạc nhiên: ruộng nhà mình ai cấy hồi nào mà kín hết trơn? Chị em tôi không hẹn cùng đưa tay bụm miệng, nín thinh. Mẹ nghe hơi sững người; nhưng cũng nín. Ba gặng già, mẹ ngập ngừng đáp: Thì… tui cấy đó, ông hỏi chi hỏi miết???

Chiều. Mẹ lẳng lặng soạn một bọc to bánh trái, song kêu tôi: Thay đồ rồi mang cái này qua cho… cô Năm, nói mẹ gửi biếu cô ăn Tết cho vui! Lưỡng lự một hồi mẹ dặn thêm: Có muốn đón giao thừa cùng cô thì cứ ở chơi bên đó, sáng về…

Truyện ngắn của Y Nguyên

Tin liên quan

Tin khác

Thời gian vẫn ngọt ngào

Thời gian vẫn ngọt ngào
Hương từ sân bay vừa trở về Hà Nội, đi qua hồ Hoàn Kiếm, thời tiết đầu mùa Đông trời đã se lạnh. Hương nhìn lên hai bên đường trải dài những cây hoa sữa, những chùm bông to trông như đĩa xôi cốm tỏa hương thơm mát dịu, Hương vừa đi vừa ngắm.

Anh hai sữa

Anh hai sữa
Ba kính yêu! Mãi đến tuổi dậy thì con mới biết, Hà chỉ là ông anh hai sữa của mình. Thoạt đầu khi biết rõ, chúng con không phải là anh em song sinh. Con hụt hẫng, không chịu tin đó là sự thực.

Bão trời và bão lòng

Bão trời và bão lòng
Cơn bão số ba như một con mãnh thú gầm rú, gào thét. Trong cơn gầm rú, cây cối bị lưỡi hái tử thần tiện phăng, đổ ngổn ngang. Từ trên đỉnh núi cao từng tảng đất khổng lồ bị nước thấm sâu, bứng ra thành mảng đổ ụp xuống.

Trả nợ mùa Hè

Trả nợ mùa Hè
1. Có lần, Hải nghe ông nội phẫn nộ chuyện đàn bà nhẫn tâm bỏ bầy con nheo nhóc thì ba bảo: Cô ấy khổ vậy chắc đã quá sức rồi, trước nay ba cũng thấy cái tâm con dâu rất tốt mà, giờ chắc hết duyên nên mới lầm mê rước tiếng phụ chồng bạc con. Thằng Hải nghe ba nói vậy thì không nghĩ mẹ theo chiều hướng tiêu cực như người xung quanh nghĩ nữa. Từ nhỏ tới giờ, ba nói gì nó chẳng tin.

Đinh tặc người nhà

Đinh tặc người nhà
Thời nay, có con gái lớn trong nhà, cha mẹ không lo có “bom nổ chậm” như xưa vì bây giờ công nghệ “phá bom” quá đơn giản. Cái lo chính lại là bom thối, không nổ được. Lấy chồng hoặc ế chồng mà không có con rồi cũng khổ, nhất là đến cuối đời.

Níu giữ hồn quê

Níu giữ hồn quê
Là khách lạ, vòng vo quanh co, hết thôn Nhồi Trên lại đến thôn Nhồi Dưới, qua cổng làng cổ kính rêu phong, được sự chỉ dẫn của người dân địa phương, cuối cùng tôi cũng đã đến được nơi cần đến, đó là nhà bà Nguyễn Thị Nhiên, thôn Dõng Hạ, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, miền quê, nơi có di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa.

Lời hứa người đồng đội

Lời hứa người đồng đội
Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.

Sống lại kí ức

Sống lại kí ức
Cô Xuân cưới chồng, đó là sự kiện gây rung động cái khu tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành bưu điện. Rung động hơn nữa, người mà cô Xuân chọn làm chồng lại là anh Lai, Trưởng Đài Truyền thanh tỉnh.

Đảo ngọc trong tim

Đảo ngọc trong tim
Núi nhấp nhô uốn lượn, những ghềnh đá cheo veo, sóng xanh ôm ấp bờ cát trắng dưới chân hàng phi lao gió hát. Đứng trên boong tàu, tôi đã thấy đảo xa hiện ra như một “viên ngọc xanh” giữa biển trời Đông Nam của đất nước.

Mẹ nghèo

Mẹ nghèo
Chồng vào chiến trường thì ở nhà Hà sinh con. Bác sĩ cho biết, thai đã chết trong bụng mẹ phải mổ gấp để cứu mẹ, nhưng sau mổ, thiếu phụ vĩnh viễn không sinh nở nữa. Ca mổ hoàn thành cứu được mẹ.

Hương vị mùa Hè

Hương vị mùa Hè
Ba mẹ đều là con một, nó không có cô chú hoặc cậu dì ruột. Ông bà nội ngoại lại mất sớm nên với nó, quê nội, quê ngoại chỉ là… khái niệm; không giống như lũ bạn cùng lớp mỗi độ chớm Hè lại nhao nhao tính chuyện về thăm ông bà hoặc cô dì chú bác chỗ nọ chỗ kia. Thấy chúng xắng xở mà… rầu thối ruột; nhà nó có chỗ nào đâu để về??

Tình cha

Tình cha
Thấy cha ôm thằng cu Tuấn, cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng, vừa hôn, vừa nựng chúng, mắt cha sáng ngời niềm hạnh phúc khôn tả.

Hai người đàn bà

Hai người đàn bà
Chuyện này xảy ra thời bao cấp. Anh thợ sửa chữa ô tô nhìn thấy phó giám đốc xí nghiệp vận tải nhận tiền đút lót của đám lái buôn nhằm mua rẻ mớ lốp ô-tô thanh lí, đã nhỏ to bàn tán với cánh thợ. Chuyện này đến tai sếp, lập tức anh ta được mời lên phòng riêng sếp. Phó giám đốc hỏi:

Mẹ Loan

Mẹ Loan
Thân đặt phịch tấm thân gầy còm xuống phản. Sao hôm nay người anh có vẻ nặng nề đến vậy? Khiến tấm phản kêu rầm một cái, anh cũng cảm thấy giật thót người. Anh đang gặp phải tình huống rất khó nghĩ, khó đi đến quyết định cho vẹn toàn. Thế nhưng số phận như sắp đặt một cách quy lát, khiến anh cảm thấy rất khó lòng mà từ chối.

Nhà có con gái

Nhà có con gái
Sáng, trong lúc thay quần áo chuẩn bị đi làm, chồng Hằng bảo buổi trưa, và có thể cả buổi tối nữa, anh sẽ không ăn cơm nhà. Anh phải tiếp khách trung ương xuống công tác, họ ở đây hai ngày một đêm. Hằng định cự nự với chồng, nhưng nghĩ thế nào lại thôi.
Xem thêm
Khỏe để nêu gương sáng, tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương

Khỏe để nêu gương sáng, tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương

Ngày 21/3, trên 70 hội viên NCT phường Mộc Lỵ, thị xã Mộc Châu, tỉnh Sơn La có bài đồng diễn dưỡng sinh trên nền nhạc “Khỏe vì nước” đồng đều, đẹp mắt tại Lễ phát động Ngày chạy Oyimpic vì sức khỏe toàn dân năm 2025.
Mừng thọ - nét đẹp văn hóa tri ân người cao tuổi

Mừng thọ - nét đẹp văn hóa tri ân người cao tuổi

Mỗi độ Xuân về, mừng thọ NCT là nghi lễ cổ truyền, là một nét đẹp văn hóa vốn có từ lâu đời của người Việt Nam. Qua lễ mừng thọ, con cháu có dịp thể hiện lòng hiếu thảo của mình đối với ông bà cha mẹ, xã hội thể hiện được sự trọng vọng tôn kính với những bậc cao niên. Bản thân NCT cũng cảm thấy được tôn vinh và sống vui, sống khỏe hơn.
Lễ hội đình Duệ Tú – Nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc

Lễ hội đình Duệ Tú – Nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc

Ban quản lý di tích phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội vừa phối hợp với Tiểu ban quản lý di tích Đình Duệ Tú tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Duệ Tú năm 2025.
Hướng đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Hướng đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Năm 2024, du lịch Kiên Giang đã đón 9,8 triệu lượt khách, tổng thu đạt 25.000 tỉ đồng. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy ngành du lịch đang trên đà phát triển, hướng đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới...
Có hẹn với Đà Lạt

Có hẹn với Đà Lạt

Tôi không nhớ nổi đã bao nhiêu lần lên Đà Lạt. Cao nguyên này buồn, cô đơn và lạnh. Tôi thích tản bộ qua những con dốc, ấn tượng đặc biệt với những con đường. Những con đường khác nhau, đôi khi lát đá, đôi khi bụi bặm, lúc quanh co nương nhẹ bước chân, lúc lại là những bậc thang mải miết lan man với dây leo và những cánh hoa quanh năm khoe sắc. Cuối mỗi con đường mở ra một Đà Lạt hư ảo, bất ngờ và cuốn hút.
Đà Nẵng lọt top điểm đến cho khách “đi một mình”

Đà Nẵng lọt top điểm đến cho khách “đi một mình”

Mới đây, cẩm nang du lịch hàng đầu thế giới Lonely Planet đã gợi ý Đà Nẵng là một trong 7 điểm đến tuyệt vời nhất ở Đông Nam Á dành cho khách du lịch một mình.
Tưng bừng Hội thao VMU năm 2025

Tưng bừng Hội thao VMU năm 2025

Sáng 15/3/2025, tại Nhà thi đấu đa năng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã diễn ra Lễ Khai mạc Hội thao VMU năm 2025.
Bí thư Thành ủy Hải Phòng đội mưa chạy bộ cùng hàng trăm runner

Bí thư Thành ủy Hải Phòng đội mưa chạy bộ cùng hàng trăm runner

Không quản mưa gió, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Tiến Châu đã xuống đường hoàn thành gần 10km chạy bộ cùng hàng trăm runner trên địa bàn TP Hải Phòng.
Thấy gì từ Giải Cầu lông nội bộ CLB 44 Ba La Badminton?

Thấy gì từ Giải Cầu lông nội bộ CLB 44 Ba La Badminton?

Vào ngày cuối tuần, không khí ngoài trời xuống dưới 10 độ C, nhưng trong sân cầu lông 44 Ba La Hà Đông (TP Hà Nội) vẫn ấm áp bởi tiếng nói cười rộn rã, những tràng vỗ tay cổ vũ không ngớt của hàng trăm cổ động viên mỗi khi có pha cầu đẹp… Gần 30 vợt thủ của 12 đội thuộc CLB 44 Ba La Badminton tham gia tranh tài tại giải đấu nội bộ lần thứ nhất, năm 2025.
Cát Bà sẽ là bối cảnh cho loạt phim Hollywood dựa trên game Liên minh huyền thoại

Cát Bà sẽ là bối cảnh cho loạt phim Hollywood dựa trên game Liên minh huyền thoại

Hollywood vừa chọn Cát Bà (Hải Phòng) làm bối cảnh cho dự án phim mới dự kiến chiếu rộng rãi trên Netflix, HBO,... Điều gì khiến hòn đảo này vượt qua nhiều địa danh nổi tiếng châu Á để được lựa chọn?
Đại nhạc hội Road to 8WONDER mở cổng bán vé với loạt trải nghiệm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam

Đại nhạc hội Road to 8WONDER mở cổng bán vé với loạt trải nghiệm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam

Ngày 19/02/2025, Lễ hội âm nhạc đỉnh cao Road to 8WONDER – The Next Icon tại Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) chính thức mở bán vé. Sự kiện sẽ là tâm điểm của giới trẻ với những màn biểu diễn đốt cháy sân khấu từ những biểu tượng mới trong làng n
Cận cảnh căn villa giá 100 triệu/đêm gây xôn xao trong “Yêu nhầm bạn thân”

Cận cảnh căn villa giá 100 triệu/đêm gây xôn xao trong “Yêu nhầm bạn thân”

Chiếm trọn spotlight trong phân đoạn Bình An và Toàn đặt chân đến Đà Nẵng của Yêu nhầm bạn thân là những khung cảnh đẹp đến đứng hình của khu nghỉ dưỡng InterContinental Da Nang và cả sự “xa hoa” của căn villa có giá đến 100 triệu đồng/đêm.
Phiên bản di động