Ông bố xóm đường tàu

Trời đã xế chiều, những tia nắng còn sót lại lọt qua khe giữa hai toa tàu in lên đường ray những lát cắt đứt đoạn. Đoàn tàu chợ từ từ tiến vào sân ga. Động cơ hơi nước thở phì phò, thỉnh thoảng tiếng còi tàu lại hú lên lanh lảnh xé toạc hoàng hôn yên tĩnh.

Tàu dừng.

Dòng người mang vác hành lí lủng củng chen nhau xuống tàu.

Lẫn trong đám đông chen chúc ấy, thằng Lanh len lỏi bám theo người đàn ông đeo chiếc ba lô đang vội vã ra cửa toa. Ai cũng muốn xuống tàu thật nhanh để còn kịp đi tiếp chặng nữa về nhà nên họ chen nhau ra cửa.

Khi đám đông đang ép lại như cái bánh, thằng Lanh nhanh lẹ thò tay túi quần sau người đàn ông đi trước rút chiếc ví rồi cúi mình định lách ra cửa toa trốn.

Người đàn ông bị móc ví phát hiện ra hắn kêu lên: “Ăn cắp móc ví” rồi nhanh như cắt dướn người kịp chộp lấy tay nó. Hai người co kéo giữa đám đông đang chen nhau ra cửa. Thằng Lanh tiến đến bậc lên xuống cố tình vùng vẫy nhưng tay hắn vẫn bị người đàn ông túm chặt. Tay kia hắn vẫn nắm chặt chiếc ví. Người đàn ông giằng lấy chiếc ví rồi lôi hắn như lôi một con chó xuống đất đấm đạp túi bụi: “Ăn cắp này, móc túi này! Đánh cho mày chừa thói ăn cắp!”. Mấy thanh niên đi theo cũng xúm lại đánh hội đồng làm hắn chỉ lấy tay đỡ đòn không dám chống cự. Mà chống đỡ được làm sao cơ chứ khi gặp toàn những thanh niên lực lưỡng bu quanh đang tức giận.

Ông bố xóm đường tàu
Minh họa Lão Trần

Sau khi lấy lại được chiếc ví, thấy hắn nằm im bất động, người thanh niên và mấy người vội vã bỏ đi. Hành khách xuống tàu cũng vội vã lướt qua chả để ý đến hắn. Có người còn ngoái lại rủa: “Tụi này cứ phải tẩn cho như vậy mới chừa!”.

Khi hành khách ra hết, thằng Lanh mới lóp ngóp bò dậy. Người hắn rũ ra như mớ giẻ rách, mặt sưng vù bê bết máu. Hắn đưa vạt áo lau máu rồi thản nhiên đi về phía quán nước dưới gốc bàng góc sân ga. Bà bán nước chè chén rót cho hắn một cốc nước nói:

- Tao thấy mày nằm im, tao tưởng họ đánh chết mày rồi!

- Chết làm sao được, tôi phải có mẹo chứ. Có dại mà để cho chúng nó đánh chết!

Bà bán nước lắc đầu khuyên hắn:

- Mày liệu mà tu chỉnh làm ăn, đừng đi theo con đường này nữa, có ngày họ đánh chết không ai can được đâu.

Hắn súc miệng òng ọc rồi ngoái cổ nhổ toẹt ngụm nước có lẫn máu ra đằng sau tỉnh bơ:

- Chết thế nào được bà bô. Chết cũng có số chứ!

Nằm một lúc trời đã tối sập. Hắn thấy đói bụng vội lấy gói mì tôm để pha. Không có nước sôi, hắn lần sang quán ông Sủng xin nước. Ông Sủng ngồi bên mâm cơm trên giường đang nhâm nhi chén rượu. Nhìn thấy hắn mặt mày sưng húp ông hỏi:

- Lại bị đánh hả!

Nó cúi gằm mặt im lặng. Ông Sủng rót nước sôi vào bát mì cho hắn nhìn hắn thương hại:

- Cứ ngồi đây mà ăn. Chỉ có mình tao không ngại gì cả.

Ông Sủng nhìn hắn chằm chằm. Lần nào gặp hắn ông Sủng cũng có cái nhìn như vậy rất lạ. Hắn ngượng ngùng quay mặt tránh cái nhìn của ông Sủng. Khi hắn ăn xong bát mì, ông Sủng lôi trong ngăn chạn ra một túi nhỏ nói:

- Để tao bôi cho mày tí mật gấu là khỏi ngay.

Ông Sủng mở túi vải lấy miếng giấy bản tẩm mật gấu đen thẫm, xé một miếng rồi day day vào chén rượu. Vừa day ông vừa nói: “ Mật gấu rừng đấy, tốt lắm bôi vào một lúc là hết đau ngay!”.

- Hãy thôi đi con ạ, đừng hành nghề này nữa. Họ bắt được đánh cho nhừ tử nhục lắm, có ngày mất mạng. Sắm cái xích lô theo ông Cảo mà làm.

Hắn im lặng không nói gì. Ở xóm đường tàu này hắn nể nhất ông Sủng và ông Cảo. Hắn hay sang nhà hai ông chơi. Hai ông ấy có nói hoặc mắng hắn cũng chẳng tự ái.

* * *

Quê thằng Lanh ở xa lắm. Bố bỏ mẹ nó đi biệt tăm biệt tích từ lúc nó còn bé tí. Giờ nó cũng chả còn nhớ bố mặt ngang mũi dọc thế nào. Nó hỏi mẹ: “Con có giống bố không?”. Mẹ nó trả lời: “Giống! Nhưng giống nhất là cả hai bố con đều có một nốt ruồi to như cúc áo ở bụng gần rốn”. Nó vạch áo lên sờ sờ nốt ruồi trên bụng cười.

Hai mẹ con sống trong căn nhà nhỏ ở cuối xóm. Nghe mọi người kể lại mẹ nó là người phụ nữ lẳng lơ. Sau nhiều lần theo dõi, bố nó phát hiện và bắt quả tang vợ đang gian díu với người đàn ông khác.

Sau lần đánh vợ thừa sống thiếu chết, bố nó lặng lẽ bỏ đi, lúc đó nó mới 4 tuổi. Khi lên 10 thì mẹ nó bị bạo bệnh qua đời. Bố nó vẫn biệt tăm biệt tích. Người nói bố nó bị tù do phạm tội gì đó. Người thì bảo bố nó theo băng đảng giang hồ bị đánh chết.

Họ hàng xúm vào làm ma cho mẹ nó. Khi liệm xong cho mẹ, lúc lập bàn thờ mới thấy chưa có ảnh thờ. Nó lục chiếc hòm con của mẹ để ở gầm giường tìm xem mẹ có chứng minh thư hoặc chiếc ảnh nào không. Ngoài những bộ quần áo của bà, còn có một gói rất cẩn thận bà để ở đáy hòm. Mở gói ra tìm không thấy chứng minh thư, chỉ có một đôi khuyên vàng và một nửa chiếc ảnh đen trắng bị xé nham nhở. Nửa chiếc ảnh có hình mẹ bế hắn còn nhỏ và cánh tay người đàn ông khoác lên vai mẹ. Đằng sau ảnh ghi “Kỉ niệm hiệu ảnh Hồ... ngày 15...” Hắn nhờ người lên hiệu ảnh rửa hình mẹ rồi phóng to ra để thờ. Tuy nhìn bà trẻ hơn tuổi nhưng có ảnh để thờ là tốt rồi.

Sau đám ma của mẹ, nó bỏ nhà theo thằng Đảo lên thành phố lang thang như kẻ bụi đời. Nó theo bạn vào con đường móc túi lúc nào không hay. Lúc đầu nó sống vật vờ ở bến xe, ga tàu và dưới lán chợ. Sau này nó gặp ông Cảo đạp xích lô rủ về sống ở xóm đường tàu này.

* * *

Sau cái lần bị đánh thừa sống thiếu chết ấy nó sợ hẳn. Nghe theo lời khuyên của ông Sủng, nó chuyển sang đạp xích lô. Ông Sủng đưa tiền cho nó nói: “Cầm lấy mà mua xe, khi nào có giả tao cũng được!”.

Hắn sống lương thiện từ đó. Ông Cảo tìm được mối chở hàng cố định cho một đại lí bán vật liệu trong phố rủ nó đi theo. Hai người không phải chầu chực “xếp nốt” ở sân ga đón khách nữa. Ngày ngày hắn cùng ông Cảo đỗ xe trước cửa hàng chờ chở cho khách. Công việc đều đặn có thu nhập ổn định.

Những lần xong việc về nhà, hắn lại sang quán ông Sủng chơi. Ông Sủng thấy hắn bỏ nghề nhảy tàu móc túi, tu chí làm ăn nên càng thêm quý hắn. Những lần về muộn hắn định nấu cơm, ông Sủng rủ: “Nấu làm đếch gì, sang đây ăn với tao cho vui!”.

Ông Sủng là một lão già độc thân người cao gầy, để tóc dài, râu dài nhìn rất lãng tử. Ông cao tuổi nhất xóm. Không những vậy ông còn là người đến ở xóm này đầu tiên. Ông mở quán nước bên cây xà cừ từ khi gốc mới bằng cái thùng gánh nước, giờ nó đã to đến một người ôm không xuể. Mọi người vẫn trêu sau này ông chết sẽ tôn ông là thành hoàng xóm.

Hồi này ông Sủng bán hàng bữa đực bữa cái. Thằng Lanh thấy vậy hỏi thăm, ông chỉ thủng thẳng trả lời: “Tao không việc gì, chỉ hơi mệt tí thôi!”.

Một hôm thằng Lanh đi làm về. Vừa đạp xe đến đầu xóm nó thấy nhà ông Sủng để chiếc quan tài ở cửa. Nó giật mình bỏ xe chạy đến xem sao. Thấy ông Sủng đang hí hoáy dọn dẹp trên giường, nó thở phào hỏi:

- Tao cũng qua thất thập cổ lai hi rồi, bệnh tật ốm đau thế này chả biết sống chết lúc nào, chuẩn bị sẵn thế này nếu tao có mệnh hệ gì có ngay mà dùng, chúng mày cứ bỏ tao vào quan tài đóng nắp lại là xong.

Từ hôm mua chiếc quan tài, trước khi đi ngủ ông Sủng hay vào nằm trong quan tài ướm thử. Ông duỗi chân duỗi tay đặt lên bụng, thẳng người nằm vừa vặn trong quan tài. Cũng thoải mái ra phết. Có tối ông ngủ quên sáng hôm sau thức dậy mới lóp ngóp từ trong quan tài bước ra.

Cuộc sống ở xóm đường tàu đang yên ổn thì một sự kiện quan trọng xảy ra. Đó là một ngày trời đổ mưa rào xối xả, sấm chớp ầm ầm, đường phố nước ngập lênh láng. Đại lí bán vật liệu phải đóng cửa, Lanh đành phải đánh xích lô về nhà.

Qua nhà ông Sủng thấy quán cửa mở toang, mưa hắt vào tận trong nhà mà không thấy ông Sủng đâu. Ngó vào trong thấy ông Sủng đang nằm trên giường vật vã mặt nhăn nhó biến sắc, nó chạy vội vào cầm tay ông Sủng gọi:

- Ông Sủng ơi, ông làm sao vậy? Có cần phải đi viện không?

Ông Sủng thấy nó vào nói qua hơi thở, tay phẩy phẩy:

- Không cần. Lấy chiếc chìa khóa ở trong ngăn chạn. Mở chiếc hòm ở gầm giường ra giúp tao, có hết ở trong đấy!

Thằng Lanh vội vàng tìm chiếc chìa khóa mở hòm. Khi chiếc hòm được mở ra, hắn thấy có một bọc gói rất cẩn thận. Hắn cầm bọc vải đưa cho ông Sủng. Ông Sủng khùa khùa tay phều phào:

- Mở ra.

Thằng Lanh vội mở chiếc gói. Trong gói có một tập giấy, một gói tiền. Nó cầm tờ giấy gấp đôi mở ra đọc. Đó là bệnh án của ông Sủng. Bệnh án ghi ung thư gan giai đoạn cuối.

Một tờ giấy khác ông viết rất dài với nội dung: Khi ông qua đời nhờ bà con xóm đường tàu đưa về quê là làng M. xã H. huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa chôn. Số tiền gói trong này nhờ bà con chi phí cho đám ma giúp. Chiếc quán và mọi tài sản của ông cho thằng Lanh.

Thằng Lanh đọc xong ngớ người ngạc nhiên. Đúng là quê nó rồi, chính xác từ tên làng, tên xã và cả tên huyện nữa. Nó lại bất ngờ hơn nữa trong gói này lại có một nửa bức ảnh đen trắng bị xé chỉ có hình ông Sủng hồi còn trẻ đang ngồi, mất phần tay. Linh tính mách bảo nó điều gì.

Nó chạy về lục tìm nửa bức ảnh có hình mẹ con nó. Nó ráp lại rất khớp. Nguyên một tấm ảnh gia đình hiện ra: Ông Sủng khoác vai mẹ nó. Nó ngồi trên đùi mẹ. Đằng sau tấm ảnh ghi: “Kỉ niệm hiệu ảnh Hồ Ký, ngày 15 tháng 11 năm 1961”.

Lúc này ông Cảo cũng vừa về đến nhà chạy sang. Nó run run xúc động chỉ vào tấm ảnh nói:

- Bác Cảo ơi, đây là bố con!

Ông Sủng cầm tay nó chớp chớp mắt nói như hụt hơi:

- Đúng ta là bố của con. Hồi con mới đến đây ở, nhìn thấy con với cái tên Lanh ta đã ngờ ngợ. Rồi ta tìm hiểu dần về gốc tích của con.

Lão ngừng một lúc để thở rồi nói ngắt quãng :

- Hôm con bị họ đánh - khi xoa mật gấu cho con - thấy con có nốt ruồi rất giống nốt ruồi của ta dưới bụng gần rốn - ta càng khẳng định con là con trai của ta - nhưng ta không dám nhận. Ta là người bố khốn nạn. Ta không xứng đáng là bố của con. Cho ta xin lỗi con!

Nói đến đây ông Sủng nấc một tiếng rồi tắt thở, tay vẫn còn nắm chặt tay thằng Lanh. Cho đến khi nhắm mắt xuôi tay ông Sủng vẫn giữ kín đời tư của mình ngoài chuyện ông nhận thằng Lanh là con đẻ.

Truyện ngắn của Phạm Ngọc Kiểm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Người mẹ anh hùng

Người mẹ anh hùng

Mẹ chồng ốm đã mấy ngày nay, chị Thu nấu cháo tía tô, hành hoa đập thêm cái lòng đỏ trứng gà, bón cho bà nhưng được lưng bát bà đã đẩy thìa ra:
Giọt mật

Giọt mật

Chú Sáu tôi nói với Tâm mùa hạn này mà vắt mật ong thì đã tay phải biết. Mật thơm ngon, sóng sánh, sền sệt mượt mà chảy ra từ đôi bàn tay bóp chặt tảng mật.
Cấy dặm mùa Xuân

Cấy dặm mùa Xuân

Ngày chưa vợ, ba tôi từng có một mối tình đắm say, nhưng không thành. Người ấy là cô Năm Tươi cùng làng. Cô Năm Tươi xinh gái, phổng phao, con một.
Ca mổ đêm Giao thừa

Ca mổ đêm Giao thừa

Chiều 30 Tết, trời se lạnh và mưa bụi. Không khí Tết đã rạo rực lắm. Người xe tấp nập, hối hả ngược xuôi, ai cũng có vẻ vội vàng. Xe máy, xe đạp, xe ôtô các cỡ vào thành phố hầu như xe nào cũng kồng kềnh những cành đào.
Tết muộn

Tết muộn

Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển quanh năm đượm mùi tôm cá. Tết của những làng chài ven biển cũng không khác gì ở những nơi khác, có chăng chỉ là tuổi thơ của tôi gắn liền với những chuyến đi biển xa biền biệt của ba.

Tin khác

Lỡ hẹn với người đi

Lỡ hẹn với người đi
Suốt cả đêm, Xoan không hề chợp mắt. Cô trằn trọc, hết xoay ngang rồi lại quay ngửa. Chiếc chăn mỏng, khi thì đắp lên bụng, lúc lại hất tung ra. Đêm về khuya, nghe rõ cả tiếng gà gáy sang canh. Xoan nghe tiếng côn trùng rỉ rả ở phía ngoài vườn, gần với ô cửa sổ. Lại thêm ánh trăng suông hạ tuần, cứ chong chong nhòm qua song cửa.

Bão đến

Bão đến
- Chào chú Hai! Chú dọn dẹp chưa xong hả chú?

Thời gian vẫn ngọt ngào

Thời gian vẫn ngọt ngào
Hương từ sân bay vừa trở về Hà Nội, đi qua hồ Hoàn Kiếm, thời tiết đầu mùa Đông trời đã se lạnh. Hương nhìn lên hai bên đường trải dài những cây hoa sữa, những chùm bông to trông như đĩa xôi cốm tỏa hương thơm mát dịu, Hương vừa đi vừa ngắm.

Anh hai sữa

Anh hai sữa
Ba kính yêu! Mãi đến tuổi dậy thì con mới biết, Hà chỉ là ông anh hai sữa của mình. Thoạt đầu khi biết rõ, chúng con không phải là anh em song sinh. Con hụt hẫng, không chịu tin đó là sự thực.

Bão trời và bão lòng

Bão trời và bão lòng
Cơn bão số ba như một con mãnh thú gầm rú, gào thét. Trong cơn gầm rú, cây cối bị lưỡi hái tử thần tiện phăng, đổ ngổn ngang. Từ trên đỉnh núi cao từng tảng đất khổng lồ bị nước thấm sâu, bứng ra thành mảng đổ ụp xuống.

Trả nợ mùa Hè

Trả nợ mùa Hè
1. Có lần, Hải nghe ông nội phẫn nộ chuyện đàn bà nhẫn tâm bỏ bầy con nheo nhóc thì ba bảo: Cô ấy khổ vậy chắc đã quá sức rồi, trước nay ba cũng thấy cái tâm con dâu rất tốt mà, giờ chắc hết duyên nên mới lầm mê rước tiếng phụ chồng bạc con. Thằng Hải nghe ba nói vậy thì không nghĩ mẹ theo chiều hướng tiêu cực như người xung quanh nghĩ nữa. Từ nhỏ tới giờ, ba nói gì nó chẳng tin.

Đinh tặc người nhà

Đinh tặc người nhà
Thời nay, có con gái lớn trong nhà, cha mẹ không lo có “bom nổ chậm” như xưa vì bây giờ công nghệ “phá bom” quá đơn giản. Cái lo chính lại là bom thối, không nổ được. Lấy chồng hoặc ế chồng mà không có con rồi cũng khổ, nhất là đến cuối đời.

Níu giữ hồn quê

Níu giữ hồn quê
Là khách lạ, vòng vo quanh co, hết thôn Nhồi Trên lại đến thôn Nhồi Dưới, qua cổng làng cổ kính rêu phong, được sự chỉ dẫn của người dân địa phương, cuối cùng tôi cũng đã đến được nơi cần đến, đó là nhà bà Nguyễn Thị Nhiên, thôn Dõng Hạ, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, miền quê, nơi có di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa.

Lời hứa người đồng đội

Lời hứa người đồng đội
Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.

Sống lại kí ức

Sống lại kí ức
Cô Xuân cưới chồng, đó là sự kiện gây rung động cái khu tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành bưu điện. Rung động hơn nữa, người mà cô Xuân chọn làm chồng lại là anh Lai, Trưởng Đài Truyền thanh tỉnh.

Đảo ngọc trong tim

Đảo ngọc trong tim
Núi nhấp nhô uốn lượn, những ghềnh đá cheo veo, sóng xanh ôm ấp bờ cát trắng dưới chân hàng phi lao gió hát. Đứng trên boong tàu, tôi đã thấy đảo xa hiện ra như một “viên ngọc xanh” giữa biển trời Đông Nam của đất nước.

Mẹ nghèo

Mẹ nghèo
Chồng vào chiến trường thì ở nhà Hà sinh con. Bác sĩ cho biết, thai đã chết trong bụng mẹ phải mổ gấp để cứu mẹ, nhưng sau mổ, thiếu phụ vĩnh viễn không sinh nở nữa. Ca mổ hoàn thành cứu được mẹ.

Hương vị mùa Hè

Hương vị mùa Hè
Ba mẹ đều là con một, nó không có cô chú hoặc cậu dì ruột. Ông bà nội ngoại lại mất sớm nên với nó, quê nội, quê ngoại chỉ là… khái niệm; không giống như lũ bạn cùng lớp mỗi độ chớm Hè lại nhao nhao tính chuyện về thăm ông bà hoặc cô dì chú bác chỗ nọ chỗ kia. Thấy chúng xắng xở mà… rầu thối ruột; nhà nó có chỗ nào đâu để về??

Tình cha

Tình cha
Thấy cha ôm thằng cu Tuấn, cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng, vừa hôn, vừa nựng chúng, mắt cha sáng ngời niềm hạnh phúc khôn tả.

Hai người đàn bà

Hai người đàn bà
Chuyện này xảy ra thời bao cấp. Anh thợ sửa chữa ô tô nhìn thấy phó giám đốc xí nghiệp vận tải nhận tiền đút lót của đám lái buôn nhằm mua rẻ mớ lốp ô-tô thanh lí, đã nhỏ to bàn tán với cánh thợ. Chuyện này đến tai sếp, lập tức anh ta được mời lên phòng riêng sếp. Phó giám đốc hỏi:
Xem thêm
Trưng bày ảnh về “Hoàng Sa - Trường Sa” và thành tựu Đảng bộ Vùng 2 Hải quân

Trưng bày ảnh về “Hoàng Sa - Trường Sa” và thành tựu Đảng bộ Vùng 2 Hải quân

Ngày 2/7, tại tỉnh Đồng Nai, Trung tâm Huấn luyện, Vùng 2 Hải quân tổ chức trưng bày ảnh, tuyên truyền về “Hoàng Sa, Trường Sa” và kết quả nổi bật trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Vùng, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Để được là... tôi

Để được là... tôi

Tuỳ duyên với sự học, với công việc được đào tạo, được xã hội phân công, và cả sự đam mê, hẳn ai sống trên đời đều có sự lựa chọn cho mình một hướng sống. Lắm khi chỉ là ý thích cá nhân nhưng lại thành tấm gương phản chiếu năng lực, nhân cách cá nhân. Ta từng nghe nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “tuyên ngôn” trong một ca khúc nổi tiếng: “và mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”. Còn nhà thơ Đặng Cương Lăng ông cũng có sự lựa chọn hướng tiếp cận giống với nhiều người, sự bình yên.
CLB Thơ Bát Tràng và tình yêu với Tạp chí Người cao tuổi

CLB Thơ Bát Tràng và tình yêu với Tạp chí Người cao tuổi

Trong không khí hân hoan kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), tổ biên tập văn nghệ - thơ của Tạp chí Người cao tuổi đã vinh dự đón tiếp đoàn đại biểu từ CLB Thơ Bát Tràng đến thăm và trao tặng những món quà ý nghĩa, thể hiện tình cảm trân quý đối với đội ngũ những người làm báo.
Du lịch Đài Loan (Trung Quốc), những điều thú vị có đi mới biết

Du lịch Đài Loan (Trung Quốc), những điều thú vị có đi mới biết

Đài Loan (Trung Quốc) là một đảo nằm ở vùng Đông Á, phía Tây Bắc của Thái Bình Dương.
Du lịch hè Bình Thuận: Những trải nghiệm bất tận

Du lịch hè Bình Thuận: Những trải nghiệm bất tận

Những ngày hè đến Bình Thuận, nhất là vùng biển sẽ thấy ngay không khí sôi động của lượng khách từ khắp nơi đổ về. Dọc các tuyến đường Hàm Tiến, Mũi Né của TP Phan Thiết xe đậu kín những resort, khu du lịch…
Du khách phấn khích với chuỗi show mới tại Bà Nà

Du khách phấn khích với chuỗi show mới tại Bà Nà

Với sự đầu tư công phu về kịch bản, âm nhạc, vũ đạo và sự góp mặt của các nghệ sĩ tài năng trong nước và quốc tế, chuỗi show mới ra mắt đã biến Sun World Ba Na Hills thành một sân khấu mở, nơi nghệ thuật thăng hoa và cảm xúc bùng nổ.
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB

Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB

Ngày 22/6/2024, tại Hà Nội, Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, được trao giải “Top Công Nghiệp 4.0 Việt Nam 2025”, tại hạng mục “Top Doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0” với Ứng dụng Herbalife VNHUB (trước đây có tên My VNClub).
Giải Pickleball chào mừng 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Giải Pickleball chào mừng 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Sáng 21/6, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (CSND) tổ chức giải Pickleball Trường Đại học CSND mở rộng lần thứ I năm 2025 chào mừng 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
Xác lập kỷ lục Việt Nam giải chạy có nhiều nhà báo tham gia

Xác lập kỷ lục Việt Nam giải chạy có nhiều nhà báo tham gia

Sáng 15/6, Giải đi bộ – chạy bộ "Tự hào Thành phố tôi yêu" Cúp Agribank 2025, do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức nhằm kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), do Hội Nhà Báo Việt Nam và Hội Nhà Báo TP Hồ Chí Minh chủ trì, cùng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và Công ty cổ phần truyền thông Nexus (Nexus Sport Events) thực hiện.
Giao lưu cờ tướng các câu lạc bộ: Tam Điệp - Bỉm Sơn - Nga Sơn

Giao lưu cờ tướng các câu lạc bộ: Tam Điệp - Bỉm Sơn - Nga Sơn

giải giao lưu cờ tướng thường niên giữa ba câu lạc bộ
Nơi thử thách đam mê, tôn vinh tài năng đất Hà thành

Nơi thử thách đam mê, tôn vinh tài năng đất Hà thành

Giữa tiết trời đầu tháng Tư dịu nhẹ của Thủ đô, sự kiện “Tinh hoa tay nghề làm đẹp 2025 – EBC Awards” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm triển lãm Quốc tế I.E.C 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Cát Bà sẽ là bối cảnh cho loạt phim Hollywood dựa trên game Liên minh huyền thoại

Cát Bà sẽ là bối cảnh cho loạt phim Hollywood dựa trên game Liên minh huyền thoại

Hollywood vừa chọn Cát Bà (Hải Phòng) làm bối cảnh cho dự án phim mới dự kiến chiếu rộng rãi trên Netflix, HBO,... Điều gì khiến hòn đảo này vượt qua nhiều địa danh nổi tiếng châu Á để được lựa chọn?
Phiên bản di động