Bão đến

- Chào chú Hai! Chú dọn dẹp chưa xong hả chú?

- Chào anh giáo Tuấn! Tôi vẫn còn phải tranh thủ làm đây, không thì không kịp. Mới tuần trước cơn bão nhỏ thế mà hai giàn đỗ ván tím đang kì cho hoa, rồi thì cả đến nửa sào cà chua đương lúc nhúc quả non cũng te tua, nát bấy hết cả. Giờ đài dự báo cơn bão chuẩn bị đổ bộ này còn mạnh hơn gấp mấy lần cơn bão trước. Chẳng biết rồi sẽ như thế nào. Ông Hai Khánh thở dài thườn thượt, cặp mắt buồn rầu, giọng lại như than:

- Bão bùng với chả mưa gió! Biết là không thể khác được, thế nhưng mỗi lần nó đến nó đi là mình khổ trăm bề anh giáo ạ. Tôi đây 70 năm cuộc đời rồi. Có biết bao nhiêu là cơn bão mình đã từng chứng kiến. Bão to, bão nhỏ gì cũng khổ cả! Ông Hai Khánh chép miệng, khẽ lắc lắc cái đầu. Rồi ông lại nghển cổ lên nhìn trời, nơi những đám mây sầm sì như những khuôn mặt giận dữ đương bắt đầu tụ họp, xô đẩy, quấn lấy nhau thành chùm đen kịt. Ngước lên nói với Tuấn dăm ba câu, ông lại cúi xuống thoăn thoắt chặt cây, che chắn hàng rào trước cổng nhà mình. Nhìn dáng người hàng xóm nhỏ thó, gầy gò, kham khổ lòng Tuấn đầy thương cảm.

Bão đến
Minh họa Lão Trần

Ông Hai Khánh vốn nghèo, đã thế lại lấy vợ muộn. Tuổi trẻ cứ rong ruổi nay làm thuê chỗ này mai lại chỗ khác, thành ra chẳng nghĩ tới chuyện vợ con. Xấp xỉ tuổi ngũ tuần, ông mới nghĩ đến chuyện lấy vợ, sinh con. Những tưởng sẽ chẳng ai dám lấy vì cái số nghèo, nhưng rồi tình duyên cũng đến với ông. Người chấp nhận làm vợ ông cũng cùng chung hoàn cảnh, cũng nghèo rớt mồng tơi, thuộc vào hàng gái ế, không nhan sắc cũng chẳng hoạt bát, nhanh nhẹn. Cô Hai Tâm, vợ ông Hai Khánh khi đó đã ngoài 30 tuổi. Hai người như rổ rá cạp lại, họ chung sống và có với nhau hai đứa con gái. Vợ chồng bảo ban nhau làm lụng quanh năm cũng chỉ đủ ăn đủ tiêu. Cứ thế, con cái lớn dần, ăn học, cưới chồng, ông Khánh với vợ lại như đôi vợ chồng son. Có chăng là trên hai mái đầu đã lấm tấm pha sương; trên trán, hai khóe mắt càng hằn ngang hằn dọc những vết chân chim. Đã thế, vợ chồng ông còn gánh thêm cả việc chăm sóc mấy đứa cháu cho con gái, con rể đi làm ăn xa. Bà Hai Tâm đầu tắt mặt tối với mấy con gà, con heo rồi thì thêm nấu rượu, nhưng vốn liếng, lãi lời cũng chẳng ăn thua. Khi thì rượu hỏng, khi gà dịch bệnh, khi heo mất giá. Cuộc sống quẩn quanh, lặp lại, cái khó bó lấy cái khôn. Ông Hai Khánh thì hằng ngày quanh quẩn với mấy sào ruộng, hơn sào đất vườn, vừa lo gạo ăn cho gia đình, vừa kiếm thêm đồng ra đồng vào phụ giúp vợ.

Sau vài mẩu chuyện về mưa bão với người hàng xóm, anh Tuấn trở về, đi dọc hàng rào nhà mình kiểm tra lại. Bốn cây xoan vừa nhú chồi non được anh trồng cách đây ít bữa đã được rào chắn xung quanh để bảo vệ. Hàng sả trồng dọc bờ rào đã cắt tỉa đám lá lòa xòa. Giàn mướp hương cuối mùa còn sót lại vài bông hoa bé tí, vàng tươi lặng lẽ, còn 5, 6 quả đã đến lúc thu hoạch. Tuấn bước tới đứng trước cổng ngõ, ngó lên giàn sử quân tử trên sân xanh mướt còn lác đác mấy chùm hoa xen kẽ trắng, hồng phớt, đỏ đang lủng lẳng, đung đưa theo cơn gió quẫn. Anh lại đưa mắt nhìn về khóm nhài li ti mấy búp nõn trắng tinh nép mình ở góc vườn, bên ngoài ô cửa sổ. Bão mới qua được hơn một tuần, cỏ cây, hoa lá vừa kịp hồi sức, nay lại phải gồng mình chống chọi với cơn bão mới. Nghĩ mà buồn. Từ phía cuối hành lang bên hông nhà, tiếng mấy con chó con rên rỉ vì đói sữa khiến Tuấn giật mình:

- Chết! Mình phải che chắn lại cái nhà cho mẹ con Bu Bu (tên con chó mẹ mà con gái anh đã đặt cho từ khi mua nó ở chợ huyện về). Không thì… Nói rồi, anh rảo bước thật nhanh.

Vợ chồng anh Tuấn mua miếng đất, cất nhà mới đến nay cũng đã được hai năm. Ngôi nhà mái bằng anh chị góp công góp sức chắt chiu từ đồng lương hạn hẹp của mình sau gần chục năm dạy học mới có. Cuộc sống của gia đình anh Tuấn đến nay cũng gọi tạm ổn, khá hơn so với một số gia đình trong xóm.

- Ba ơi ba, chuẩn bị có bão lớn, trên đường đi học về, con thấy nhà nào cũng chặt hạ các nhánh cây trước nhà. Bích, con gái lớn của anh Tuấn vừa về đến nhà, giọng đã lảnh lót, rành rọt những điều mắt thấy tai nghe.

- Ừ con. Bão lần này mạnh hơn lần trước rất nhiều! Nhà mình không có cây cối lớn nhưng cũng phải chuẩn bị sẵn sàng chống bão. Anh Tuấn lấy mấy sợi dây thép, loay hoay cột lại mái tôn nơi phơi đồ trên sân thượng cho chắc chắn.

- Đợt bão này, ti vi nói sẽ có mưa to và lụt trên diện rộng. Nhà mình cũng đỡ, chứ các nhà ở vùng Nhơn Hòa, Nhơn Hạnh, Nhơn An, Tuy Phước,… vừa mưa vừa gió lớn thế này chắc sẽ bị thiệt hại nhiều lắm. Cầu cho cơn bão đến rồi đi nhanh cho người dân được nhờ! Chị Thi, vợ anh Tuấn vừa mới đi chợ về, tay xách lỉnh kỉnh đủ thứ đồ: Thức ăn, rau củ, rồi mì gói, nến đèn... Chị tiếp câu chuyện chồng và con gái cũng bằng những nỗi lo lắng hằn trên khuôn mặt đăm chiêu.

- Ba ơi ba, ba sang nhà bà Tư Lụa nhanh lên ba! Giọng bé Ngân, con gái thứ hai của anh Tuấn vội vàng từ ngõ chạy vào.

- Có chuyện gì thế con?

- Bà Tư muốn đưa mấy bao cát lên che mái nhà nhưng không biết làm tế nào ba ạ. Bà chẳng dám nhờ ai vì sợ phiền. Bà Tư tội lắm. Ba sang giúp bà ấy đi ba!

- Ừ! Để ba đi.

- Cảm ơn anh giáo Tuấn! Bà Tư hấp háy đôi mắt già nua ở cái tuổi đã gần 80, lưng còng, tay chẳng thể rời chiếc gậy tre, cố nở nụ cười móm mém của mình nói lời cảm ơn anh Tuấn. Ngôi nhà mái ngói hai gian của bà đã cũ rích, tường rêu xanh xám, khoang vện hết. Ngôi nhà vốn dĩ đã nằm trong diện được chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hồi giữa năm nay, nhưng bà Tư một mực từ chối.

Bà bảo bà già rồi, nhà cửa tu bổ làm gì cho tốn tiền. Bà cầm số tiền được hỗ trợ lên phường, xin được trả lại. Bà còn bảo với mấy cán bộ phường hãy dành số tiền đó để giúp đỡ các gia đình hoàn cảnh khó khăn hơn bà. Dù có thuyết phục thế nào, bà cũng từ chối. Mọi người nghe chuyện của bà, người đồng tình, người bảo bà dại. Lâu dần, cũng chẳng ai nhắc đến nữa.

- Anh giáo Tuấn ơi! Vợ chồng tôi cho anh chị quả bí nấu canh!

- Ôi chú! Sao chú không để dành mà bán, cứ đem cho mãi, nhà cháu không dám nhận nữa đâu.

- Ôi, cây nhà lá vườn, có đáng là bao. Anh chị giúp chúng tôi nhiều. Nào mua giúp cây vối chẳng lấy tiền, nào thì quà cáp, nào thức ăn, chúng tôi chẳng biết lấy gì trả ơn, anh giáo nhận đi, nay mai bão về, có cái mà nấu canh.

- Dạ. Thế cháu cảm ơn cô chú nhiều!

Đài, ti vi rồi thì loa phường từ sáng sớm đã thông báo liên tục về cơn bão với cường độ mạnh chưa từng có sẽ đổ bộ vào đất liền vào 4 giờ chiều nay. 12 giờ trưa, trời đã tối sầm, mây giăng mù mịt, gió bắt đầu nổi lên dữ dội, nhà nhà, người người, ai nấy tất tả mua sắm những đồ dùng cần thiết cho gia đình mình. Quán tạp hóa nhà ông bà Mười từ sáng tới giờ nhộn nhịp bước chân người qua lại, họ gặp nhau, bàn chuyện cơn bão với đủ cung bậc cảm xúc. Mưa bắt đầu nặng hạt, mưa quất chằng chịt khi thẳng khi xiên, sợi to sợi nhỏ, sợi nhặt sợi thưa, ai nấy nhìn nhau trước khi ra về. Họ còn dặn với nhau nhớ đóng cửa cẩn thận, nhớ che chắn bầy gà, đàn heo, nhớ…

Đường vắng tanh, mưa càng nặng hạt, gió càng dữ dội. Trời tối mịt, tiếng gió rít, tiếng mái tôn kêu, tiếng lá cây, tiếng mưa,… hòa lẫn vào nhau tạo nên thứ thanh âm kinh sợ. Anh Tuấn đóng khóa cánh cửa cổng rồi bước vội vào nhà. Hai cánh cửa nhà anh cũng từ từ khép lại. Bão tới rồi, cầu cho tất cả mọi người, mọi nhà đều được bình an!

Truyện ngắn của Thu đình

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Ông bố xóm đường tàu

Ông bố xóm đường tàu

Trời đã xế chiều, những tia nắng còn sót lại lọt qua khe giữa hai toa tàu in lên đường ray những lát cắt đứt đoạn. Đoàn tàu chợ từ từ tiến vào sân ga. Động cơ hơi nước thở phì phò, thỉnh thoảng tiếng còi tàu lại hú lên lanh lảnh xé toạc hoàng hôn yên tĩnh.

Tin khác

Thời gian vẫn ngọt ngào

Thời gian vẫn ngọt ngào
Hương từ sân bay vừa trở về Hà Nội, đi qua hồ Hoàn Kiếm, thời tiết đầu mùa Đông trời đã se lạnh. Hương nhìn lên hai bên đường trải dài những cây hoa sữa, những chùm bông to trông như đĩa xôi cốm tỏa hương thơm mát dịu, Hương vừa đi vừa ngắm.

Anh hai sữa

Anh hai sữa
Ba kính yêu! Mãi đến tuổi dậy thì con mới biết, Hà chỉ là ông anh hai sữa của mình. Thoạt đầu khi biết rõ, chúng con không phải là anh em song sinh. Con hụt hẫng, không chịu tin đó là sự thực.

Bão trời và bão lòng

Bão trời và bão lòng
Cơn bão số ba như một con mãnh thú gầm rú, gào thét. Trong cơn gầm rú, cây cối bị lưỡi hái tử thần tiện phăng, đổ ngổn ngang. Từ trên đỉnh núi cao từng tảng đất khổng lồ bị nước thấm sâu, bứng ra thành mảng đổ ụp xuống.

Trả nợ mùa Hè

Trả nợ mùa Hè
1. Có lần, Hải nghe ông nội phẫn nộ chuyện đàn bà nhẫn tâm bỏ bầy con nheo nhóc thì ba bảo: Cô ấy khổ vậy chắc đã quá sức rồi, trước nay ba cũng thấy cái tâm con dâu rất tốt mà, giờ chắc hết duyên nên mới lầm mê rước tiếng phụ chồng bạc con. Thằng Hải nghe ba nói vậy thì không nghĩ mẹ theo chiều hướng tiêu cực như người xung quanh nghĩ nữa. Từ nhỏ tới giờ, ba nói gì nó chẳng tin.

Đinh tặc người nhà

Đinh tặc người nhà
Thời nay, có con gái lớn trong nhà, cha mẹ không lo có “bom nổ chậm” như xưa vì bây giờ công nghệ “phá bom” quá đơn giản. Cái lo chính lại là bom thối, không nổ được. Lấy chồng hoặc ế chồng mà không có con rồi cũng khổ, nhất là đến cuối đời.

Níu giữ hồn quê

Níu giữ hồn quê
Là khách lạ, vòng vo quanh co, hết thôn Nhồi Trên lại đến thôn Nhồi Dưới, qua cổng làng cổ kính rêu phong, được sự chỉ dẫn của người dân địa phương, cuối cùng tôi cũng đã đến được nơi cần đến, đó là nhà bà Nguyễn Thị Nhiên, thôn Dõng Hạ, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, miền quê, nơi có di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa.

Lời hứa người đồng đội

Lời hứa người đồng đội
Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.

Sống lại kí ức

Sống lại kí ức
Cô Xuân cưới chồng, đó là sự kiện gây rung động cái khu tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành bưu điện. Rung động hơn nữa, người mà cô Xuân chọn làm chồng lại là anh Lai, Trưởng Đài Truyền thanh tỉnh.

Đảo ngọc trong tim

Đảo ngọc trong tim
Núi nhấp nhô uốn lượn, những ghềnh đá cheo veo, sóng xanh ôm ấp bờ cát trắng dưới chân hàng phi lao gió hát. Đứng trên boong tàu, tôi đã thấy đảo xa hiện ra như một “viên ngọc xanh” giữa biển trời Đông Nam của đất nước.

Mẹ nghèo

Mẹ nghèo
Chồng vào chiến trường thì ở nhà Hà sinh con. Bác sĩ cho biết, thai đã chết trong bụng mẹ phải mổ gấp để cứu mẹ, nhưng sau mổ, thiếu phụ vĩnh viễn không sinh nở nữa. Ca mổ hoàn thành cứu được mẹ.

Hương vị mùa Hè

Hương vị mùa Hè
Ba mẹ đều là con một, nó không có cô chú hoặc cậu dì ruột. Ông bà nội ngoại lại mất sớm nên với nó, quê nội, quê ngoại chỉ là… khái niệm; không giống như lũ bạn cùng lớp mỗi độ chớm Hè lại nhao nhao tính chuyện về thăm ông bà hoặc cô dì chú bác chỗ nọ chỗ kia. Thấy chúng xắng xở mà… rầu thối ruột; nhà nó có chỗ nào đâu để về??

Tình cha

Tình cha
Thấy cha ôm thằng cu Tuấn, cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng, vừa hôn, vừa nựng chúng, mắt cha sáng ngời niềm hạnh phúc khôn tả.

Hai người đàn bà

Hai người đàn bà
Chuyện này xảy ra thời bao cấp. Anh thợ sửa chữa ô tô nhìn thấy phó giám đốc xí nghiệp vận tải nhận tiền đút lót của đám lái buôn nhằm mua rẻ mớ lốp ô-tô thanh lí, đã nhỏ to bàn tán với cánh thợ. Chuyện này đến tai sếp, lập tức anh ta được mời lên phòng riêng sếp. Phó giám đốc hỏi:

Mẹ Loan

Mẹ Loan
Thân đặt phịch tấm thân gầy còm xuống phản. Sao hôm nay người anh có vẻ nặng nề đến vậy? Khiến tấm phản kêu rầm một cái, anh cũng cảm thấy giật thót người. Anh đang gặp phải tình huống rất khó nghĩ, khó đi đến quyết định cho vẹn toàn. Thế nhưng số phận như sắp đặt một cách quy lát, khiến anh cảm thấy rất khó lòng mà từ chối.

Nhà có con gái

Nhà có con gái
Sáng, trong lúc thay quần áo chuẩn bị đi làm, chồng Hằng bảo buổi trưa, và có thể cả buổi tối nữa, anh sẽ không ăn cơm nhà. Anh phải tiếp khách trung ương xuống công tác, họ ở đây hai ngày một đêm. Hằng định cự nự với chồng, nhưng nghĩ thế nào lại thôi.
Xem thêm
Khỏe để nêu gương sáng, tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương

Khỏe để nêu gương sáng, tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương

Ngày 21/3, trên 70 hội viên NCT phường Mộc Lỵ, thị xã Mộc Châu, tỉnh Sơn La có bài đồng diễn dưỡng sinh trên nền nhạc “Khỏe vì nước” đồng đều, đẹp mắt tại Lễ phát động Ngày chạy Oyimpic vì sức khỏe toàn dân năm 2025.
Mừng thọ - nét đẹp văn hóa tri ân người cao tuổi

Mừng thọ - nét đẹp văn hóa tri ân người cao tuổi

Mỗi độ Xuân về, mừng thọ NCT là nghi lễ cổ truyền, là một nét đẹp văn hóa vốn có từ lâu đời của người Việt Nam. Qua lễ mừng thọ, con cháu có dịp thể hiện lòng hiếu thảo của mình đối với ông bà cha mẹ, xã hội thể hiện được sự trọng vọng tôn kính với những bậc cao niên. Bản thân NCT cũng cảm thấy được tôn vinh và sống vui, sống khỏe hơn.
Lễ hội đình Duệ Tú – Nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc

Lễ hội đình Duệ Tú – Nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc

Ban quản lý di tích phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội vừa phối hợp với Tiểu ban quản lý di tích Đình Duệ Tú tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Duệ Tú năm 2025.
Hướng đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Hướng đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Năm 2024, du lịch Kiên Giang đã đón 9,8 triệu lượt khách, tổng thu đạt 25.000 tỉ đồng. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy ngành du lịch đang trên đà phát triển, hướng đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới...
Có hẹn với Đà Lạt

Có hẹn với Đà Lạt

Tôi không nhớ nổi đã bao nhiêu lần lên Đà Lạt. Cao nguyên này buồn, cô đơn và lạnh. Tôi thích tản bộ qua những con dốc, ấn tượng đặc biệt với những con đường. Những con đường khác nhau, đôi khi lát đá, đôi khi bụi bặm, lúc quanh co nương nhẹ bước chân, lúc lại là những bậc thang mải miết lan man với dây leo và những cánh hoa quanh năm khoe sắc. Cuối mỗi con đường mở ra một Đà Lạt hư ảo, bất ngờ và cuốn hút.
Đà Nẵng lọt top điểm đến cho khách “đi một mình”

Đà Nẵng lọt top điểm đến cho khách “đi một mình”

Mới đây, cẩm nang du lịch hàng đầu thế giới Lonely Planet đã gợi ý Đà Nẵng là một trong 7 điểm đến tuyệt vời nhất ở Đông Nam Á dành cho khách du lịch một mình.
Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Tiền Phong Marathon 2025, lan tỏa ý chí bền bỉ

Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Tiền Phong Marathon 2025, lan tỏa ý chí bền bỉ

Với cam kết nâng cao sức bền cho thế hệ trẻ Việt Nam, Nestlé MILO đồng hành cùng giải vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66, năm 2025 (Tiền Phong Marathon 2025) tổ chức tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị từ ngày 28 đến 30/3. Đây là giải đấu có lịch sử lâu đời nhất trong làng thể thao Việt Nam, lần đầu được tổ chức vào năm 1958 tại Hà Nội.
Tưng bừng Hội thao VMU năm 2025

Tưng bừng Hội thao VMU năm 2025

Sáng 15/3/2025, tại Nhà thi đấu đa năng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã diễn ra Lễ Khai mạc Hội thao VMU năm 2025.
Bí thư Thành ủy Hải Phòng đội mưa chạy bộ cùng hàng trăm runner

Bí thư Thành ủy Hải Phòng đội mưa chạy bộ cùng hàng trăm runner

Không quản mưa gió, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Tiến Châu đã xuống đường hoàn thành gần 10km chạy bộ cùng hàng trăm runner trên địa bàn TP Hải Phòng.
Cát Bà sẽ là bối cảnh cho loạt phim Hollywood dựa trên game Liên minh huyền thoại

Cát Bà sẽ là bối cảnh cho loạt phim Hollywood dựa trên game Liên minh huyền thoại

Hollywood vừa chọn Cát Bà (Hải Phòng) làm bối cảnh cho dự án phim mới dự kiến chiếu rộng rãi trên Netflix, HBO,... Điều gì khiến hòn đảo này vượt qua nhiều địa danh nổi tiếng châu Á để được lựa chọn?
Đại nhạc hội Road to 8WONDER mở cổng bán vé với loạt trải nghiệm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam

Đại nhạc hội Road to 8WONDER mở cổng bán vé với loạt trải nghiệm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam

Ngày 19/02/2025, Lễ hội âm nhạc đỉnh cao Road to 8WONDER – The Next Icon tại Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) chính thức mở bán vé. Sự kiện sẽ là tâm điểm của giới trẻ với những màn biểu diễn đốt cháy sân khấu từ những biểu tượng mới trong làng n
Cận cảnh căn villa giá 100 triệu/đêm gây xôn xao trong “Yêu nhầm bạn thân”

Cận cảnh căn villa giá 100 triệu/đêm gây xôn xao trong “Yêu nhầm bạn thân”

Chiếm trọn spotlight trong phân đoạn Bình An và Toàn đặt chân đến Đà Nẵng của Yêu nhầm bạn thân là những khung cảnh đẹp đến đứng hình của khu nghỉ dưỡng InterContinental Da Nang và cả sự “xa hoa” của căn villa có giá đến 100 triệu đồng/đêm.
Phiên bản di động