“Sinh con ra thì phải nuôi dạy chúng nên người”

Đó là tâm sự của cựu chiến binh (CCB), nguyên Bí thư chi bộ, Chi hội phó Chi hội NCT, kiêm tổ trưởng tổ dân phố Nguyễn Văn Đức, 83 tuổi, ở số 5/101/254 Minh Khai, khu dân cư số 1, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.

Năm 1961, cụ Đức gia nhập quân đội rồi chuyển ngành về Nhà máy Dệt 8-3 Hà Nội và được kết nạp Đảng năm 1969. Sau đó, cụ chuyển về Công đoàn Công nghiệp nhẹ rồi Công đoàn Tổng Công ty Giấy Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu. Cụ kết hôn với cụ Mai Thị Chỉ, công tác tại Bưu điện Hà Nội.

Mười năm sau ngày cưới, hai cụ đã sinh 3 con trai. Thời bao cấp, đời sống cán bộ công nhân viên chức còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Cụ tâm sự: Lúc đang khó khăn thì lại “lỡ”, muốn “bỏ” nhưng cụ bà muốn “giữ” và thế là có cháu thứ tư cũng là trai.

Hai cụ được cha ông để lại cho gần 1 sào đất vườn. Để bảo đảm cuộc sống gia đình, ngoài giờ làm việc ở cơ quan, cụ Đức tranh thủ cuốc đất trồng rau và chăn nuôi lợn, gà. Đến lúc thu hoạch, cụ tranh thủ đi chợ sớm, bán buôn cho nhanh rồi đến cơ quan làm việc. Cụ bà lo việc đưa các con đến nhà trẻ, mẫu giáo. Tiền thu được từ bán rau, bán gia súc gia cầm, hai cụ dùng để mua đường, sữa, thịt, cá... lo đủ chất dinh dưỡng cho các con. Sự quan tâm chu đáo của hai cụ đã giúp cho các con bảo đảm thể lực để phát triển và điều quan trọng là chúng hiểu được nỗi vất vả của bố mẹ khi kiếm được đồng tiền từ những luống rau, con gà,... 2 con lớn đã giúp hai cụ được nhiều việc, gương mẫu “làm anh“ trong mọi việc để các em noi gương, trong đó có việc bảo ban nhau chăm chỉ học hành, làm ăn lập nghiệp. Đến nay, hai cụ đã có 4 cô con dâu đẹp người, ngoan nết và 9 cháu nội có trai, có gái.

Cụ Đức (thứ nhất phải sang) dự Đại hội Công đoàn Tổng Công ty Giấy Việt Nam.
Cụ Đức (thứ nhất phải sang) dự Đại hội Công đoàn Tổng Công ty Giấy Việt Nam.

Hai cụ xây 4 căn nhà cho các con và ở chung với vợ chồng con thứ ba cùng trong khuôn viên gia đình ấm cúng. Các con trai, con dâu đều thành đạt, kinh tế gia đình ổn định. Cụ có 1 con trai, 1 con dâu là đảng viên, nên thường nói vui: “Nhà tôi đã có Chi bộ Đảng”. Dưới mái ấm những ngôi nhà có 3 thế hệ luôn đầy ắp tiếng nói, tiếng cười trẻ thơ, nhất là trong bữa ăn tối sum họp mỗi ngày vì bữa ăn tối vẫn là bữa ăn chung của cả đại gia đình. Cụ luôn là “nhạc trưởng” khơi nguồn cho những câu chuyện vui sau một ngày làm việc bận rộn của người lớn, học tập căng thẳng của trẻ nhỏ. Qua mỗi câu chuyện của ông bà nội, của bố mẹ các cháu đều có ý nghĩa giáo dục, nuôi dưỡng lòng say mê học tập, biết làm việc vừa sức mình giúp ông bà, bố mẹ, qua đó dạy cho các con, các cháu biết nuôi dưỡng ấp ủ mơ ước hướng tới những điều tốt đẹp.

Từ năm 2003, cụ Đức được bà con tin tưởng bầu làm tổ trưởng và cụ đã làm liên tục đến khi qua tuổi 80. Với tinh thần ý thức của người đảng viên, cụ chủ động tìm hiểu công việc qua hướng dẫn của cán bộ phường, của các đồng nghiệp trên địa bàn dân cư. Tổ cụ có gần 130 hộ dân, với trên 350 nhân khẩu. Ngoài những việc trong chương trình còn xảy ra không ít “chuyện thường ngày ở tổ”, như xác nhận tình trạng hôn nhân; tham gia tổ hòa giải khi xảy ra mâu thuẫn vợ chồng, khúc mắc giữa các hộ, bảo đảm an ninh trật tự, xây dựng tổ dân cư văn hóa,...

Cụ kể: Tổ có 2 hộ nghèo mà nguyên nhân là do họ bị bệnh tật kéo dài và không có vốn làm ăn. Tại buổi họp tổ, cụ ủng hộ 200.000 đồng và vận động bà con với tấm lòng hảo tâm quyên góp giúp đỡ được hơn 5 triệu đồng. Cụ đề nghị với Hội Phụ nữ, Hội CCB cho vay vốn tín chấp; đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế để họ yên tâm đều trị và bệnh dần thuyên giảm, có vốn mở quầy bán hàng tạp hóa. Sau 5 năm, họ đã thoát nghèo bền vững. Thời gian làm tổ trưởng dân phố, cụ có 2 nhiệm kì kiêm Bí thư chi bộ khu dân cư. Năm 2013, cụ được bầu kiêm chức Chi hội phó NCT khu dân cư. Với suy nghĩ: “Đã không nhận nhiệm vụ thì thôi. Khi đã nhận thì phải cố gắng làm cho thật tốt“. Vì vậy, với mọi nhiệm vụ được giao, cụ đều dành hết tâm sức thực hiện nên đều đạt kết quả tốt, liên tục nhiều năm đạt danh hiệu tổ Văn hóa tiên tiến xuất sắc. Tổ cụ và cá nhân cụ đã được UBND quận Hoàng Mai, UBND phường Mai Động khen thưởng.

Cụ tâm sự: “Làm tốt công tác xã hội cũng là để giúp các con, các cháu hiểu thêm ý nghĩa, vai trò của cộng đồng dân cư đối với đời sống của mỗi gia đình thêm gắn bó tình làng xóm. Các con cũng tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, góp phần tạo sự gắn bó, xây dựng cuộc sống khu dân cư ngày một tốt đẹp”.

Mỗi sớm, vợ chồng cụ cùng nhau đi bộ quanh hồ Đền Lừ gần nhà rồi kết hợp đi chợ mua thức ăn cho cả gia đình. Với nhiều chế độ ăn khác nhau của các con, các cháu nên cũng mất thời gian lựa chọn thực phẩm phù hợp. Hai cụ tuổi cao ăn kiêng nhưng vẫn phải có đủ dinh dưỡng nên mỗi lần đi chợ là hai cụ lễ mễ xách túi lớn túi nhỏ về nhà. Ngoài những lúc họp hành, đi thu tiền thuế đất... cụ ông đưa cháu đi học, chăm sóc chậu hoa cây cảnh, thu gấp quần áo, còn cụ bà trông cháu và lo cơm nước cho cả nhà. Những ngày nghỉ, cả gia đình quây quần bên mâm cơm sum họp. Các con trai, con dâu cùng các cháu nội khỏe mạnh, hiếu thảo, ngoan ngoãn đã làm cho hai cụ và tất cả con cháu đều cảm thấy hạnh phúc.

Hai cụ không cho con tiền bạc mà cho con kiến thức, đạo đức làm người và kiếm sống bằng chính sức lao động của mình. Các con cháu cụ rất tự hào vì có người bố, người mẹ, người ông, người bà luôn tận tâm chăm sóc con cháu và nuôi dạy con cháu nên người. Anh Nguyễn Nhật Anh, con của hai cụ tâm sự: “Anh em chúng cháu có được như ngày hôm nay là do bố mẹ đã dạy chúng cháu cách sống làm người và rèn giũa lối sống thiện chứ không cho chúng cháu nhiều tiền bạc. Chúng cháu phải biết lao động kiếm tiền thì mới thấy quý những đồng tiền mà chính mình phải khó nhọc mới làm ra. Chúng cháu noi gương bố mẹ cháu nuôi dạy các con như ông bà nội đã dạy bố mẹ của chúng”.

Cụ đã thực hiện đúng điều tâm sự: “Sinh con ra thì phải nuôi dạy chúng nên người” và điều đó sẽ mãi còn bởi các con, các cháu của cụ đã biết trân trọng, gìn giữ và nuôi dưỡng.

Khúc Văn Quý

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!
Niềm vui của ông tôi

Niềm vui của ông tôi

Bà mất, con cháu ở xa về đầy đủ lo việc hiếu cho bà xong thì lại “mỗi người mỗi ngả”, còn nhà cửa, công việc, bỏ sao được. Vườn, nhà chỉ còn ông, một mình lủi thủi vào ra.
Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.
Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Tin khác

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm
Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Tấm lòng vị tha của ông tôi
Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ông tôi cũng về bên đồng đội cho trọn tình vẹn nghĩa. Cách đây 13 năm về trước, trong đôi mắt của ông tôi lại lắng đọng những nỗi buồn. Ông thường thẫn thờ, đi ra đi vào mang những kỉ vật chiến trường ra hoài niệm.
Xem thêm
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.
Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Năm nay là năm thứ 23, bà Đoàn Thị Nhẫn, ở thôn Phú Xuyên 4, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, TP Hà Nội tận tụy chăm sóc và nuôi dưỡng các cháu ở Nhà trẻ em xã Phú Châu.
Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước

Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.
Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Vừa rồi, có phụ huynh than thở với tôi về chuyện con họ “nghiện” điện thoại dẫn đến học hành sa sút. Trước đây, cháu rất ham học và học giỏi. Những buổi tối, sau khi học bài, ôn bài chuẩn bị cho ngày hôm sau đến lớp là cháu xem tivi một chút rồi đi ngủ.
“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

Tôi có đứa cháu trai năm nay học lớp 5. Từ năm cháu học lớp 1 đến lớp 4, cứ vào cuối năm học là cháu lại xin tôi 5-6kg báo cũ để thực thi phong trào “Kế hoạch nhỏ” do nhà trường phát động.
Phiên bản di động