Những cánh rừng đều xanh

Trở về quê sau bao năm lăn lộn, phóng tầm mắt nhìn quanh, những cánh rừng đã phục sinh. Quê hương vùng lõm, kí ức tuổi thơ là những mảng rừng xám xịt da beo với những đống tro nguội lạnh sau một trận lửa rừng rực.

Thời gian đi qua, rừng xưa nay đã thay lá. Chỉnh nhìn no mắt rồi thong thả bước tới, lặng ngồi bên mộ mẹ ở rìa rừng. Ngồi im, ngồi như cách một đứa trẻ đang dựa vào lòng mẹ tìm hơi ấm .

1.

Chỉnh vẫn nâng niu bức ảnh đen trắng, bức ảnh duy nhất còn lại của mẹ. Đẹp lắm, chân chất, mĩ miều.

Sinh con tròn tháng, mẹ ra đi vì một lí do … lãng xẹt. Đang ở cữ, một ngày bỗng có con mèo ở đâu chui vô quào cổ tay, có vậy mà mấy ngày sau lên cơn, tắt thở. Chỉnh đỏ oe khóc đến tím tái, khóc khản cổ vì khát sữa chứ không phải vì biết đau.

Ba một mình nuôi con, vừa lo miếng cơm, vừa xin sữa mớm.

Nó học tiểu học, thấy ba mỗi ngày thêm gầy rạc, quéo lại như nhánh củi khô. Ba đi làm lúc nó ngủ chưa dậy, phần cơm sáng, trưa của ông nội và nó được ba chuẩn bị lúc còn mờ đất.

Nó không biết công việc cụ thể của ba là gì, chỉ biết, chạng vạng tối ba về cùng một cộ củi chất ngất, có khi là một khúc gỗ khổng lồ. Nó thích leo lên mấy khúc gỗ ba bỏ sau nhà để chơi. Tuổi thơ nó, chỉ có ba, gỗ và những thức khác từ rừng. Bạn bè cùng lớp bảo:

- Ba thằng Chỉnh là lâm tặc!

Nó hếch răng lên, cãi lại:

- Ba tao không phá rừng! Ba bảo, mấy cây đó già rồi, phải chặt đi để nứt cây con. Cái gì già mà chẳng chết!?

Những cánh rừng đều xanh
Minh họa Trần Nhương

Nhà nó, nhìn đâu cũng gỗ. Tường nhà làm bằng mấy tấm ván ghép lại. Cái giường nằm là những khúc gỗ tề bằng nhau, trên trải chiếc chiếu lát. Bàn trà là gốc cây to, mấy chiếc ghế cố định là những khúc gỗ cắt ngang. Sau lưng nhà lổn ngổn những khúc cây to. Sau nữa là một cái hầm, những hôm không đi rừng, ba nó đốt than tại nhà. Hầm than sau vườn, mùi nồng nồng, khen khét và ngai ngái, ban đầu nó hơi khó chịu nhưng riết cũng quen. Nó lại hỏi:

- Đốt than có phải lâm tặc không nội?

- Chắc là phải. Nhưng mình cũng phải ăn cơm, mua cái chữ cháu ạ!

Nó mở miệng, định nói gì đó nhưng thôi, chỉ đánh tiếng thở dài cái sượt như một ông cụ. Hiểu rồi, chắc nó định nói, nó thà nhịn ăn cơm, thà bị dốt còn hơn bị bạn bè trêu: Con ông phá rừng.

Chiều hôm đó, nó làm Toán được 10, hối hả chạy về khoe ba. Đến đầu ngõ, có người giữ lại: “Lát hãy vô! Giờ thì đừng!”. Nó ngơ ngác tái xanh, nhìn vào nhà, thấy rất đông, người thút thít, kẻ sụt sùi, người đưa tay quẹt nước mắt… Cảnh tượng đó làm nó hoảng sợ, nghĩ đến một điều gì thật khủng khiếp đang chờ mình, nó run lên bần bật, một thím giữ chặt nó trong tay nhưng không kiềm được những tiếng nấc bật ra từ cổ họng. Không thể chờ thêm một giây nào nữa. Nó giẫy mạnh, chạy ùa vào trong. Ông nội run run: “ Ba con đấy! Nhìn ba lần cuối đi con!.”. Ba đấy ư? Cánh tay mềm nhũn, chân phải nát bấy, lại còn một lỗ đen ngòm, sâu hoắm ở bụng. Khuôn mặt đó, bộ áo quần có hơi rừng đó là của ba nhưng sao hình hài lại nhàu nhĩ thế này!? Nó nhào vào, chực nằm chồng lên người ba, người ta lại phải giữ nó lại.

Rồi có người kể, cộ chở gỗ trượt, khúc gỗ to nằm lên người ba nó, cả hai cùng lăn xuống dốc… Ba có cơm ăn nhờ rừng, chết thảm từ rừng. Giờ nó không sợ bị trêu “con ông lâm tặc” nữa, nó ước ba sống dậy, có sức đi chặt củi đốt than, nấu cơm nó ăn, hỏi con đi học có vui không. Nghĩ vậy nó khóc, khóc rất to, rất thảm.

2.

Sống côi cút với ông nội, miếng cơm tấm áo với nó quý hơn vàng. Bỏ học khi mãn lớp 9. Người ta rủ nó vào rừng, rừng dễ kiếm tiền. “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, ông nội đau khổ nói vậy. Nó không hiểu câu nói của ông nội là gì. Nó chỉ thắc mắc, không chặt củi, đốt than được thì tiền đâu ở rừng mà dễ kiếm. Mấy đứa lớn trong xóm mách nước: đi bắt gà rừng bán cho xới chọi. Nó thấy không đụng gì đến cây rừng, nghĩ việc này lành, vậy là đi.

Ông nội kể, ngày xưa gà rừng ở xứ núi này nhiều vô kể, có ngày thấy chúng ngang nhiên kéo cả đàn, dàn hàng ngang đi xuống đường cái quan như chỗ không người. Ông và mấy người bạn thi nhau chạy nạp, bầy gà chạy tung tóe. Nó than: Nhưng bây giờ đã khác, rừng không còn là những lùm cây sum suê, rậm rịt, chằng chéo những dây như ông vẫn kể nữa mà thay vào đó là những đám mía, mì dài đến ngút mắt. Những khu đất chuẩn bị trồng mì không có một cọng cỏ, còn sạch hơn cả khu vườn sau nhà mình.

Vào rừng, với một người đi bộ quả là rất tiện lợi, cứ như đang đi ở trong thôn. Có đường sá hẳn hoi, xe công nông lên bóc mì, mía có thể đi tuốt. Chỉnh đạp xe lên thẳng trên cao, gửi xe vào một túp lều đang thu hoạch dưa hạt. Nó xăm xăm vào rừng đặt bẫy bắt gà cùng bạn. Đi ròng rã cả tháng trời, chiều nào cũng về tay không, mặt buồn hiu. Ông nội bảo:

- Rừng bây giờ có chỗ nào kín mà có gà. Người vào rừng đông hơn ở nhà, hỏi gà đâu mà đi kiếm!

Nó bỏ xứ, bỏ những dãi dầu nghèo khó, bỏ những mảng buồn tăm tối gắn với rừng…

Chỉnh vô thành phố làm thợ hồ, nghề này cần sức chứ không cần chữ, tiền công đủ sống qua ngày. Cuộc sống mới thấy cũng đàng hoàng, nó vui vui, coi như an phận.

Chỉnh cảm mến cô Thoa đồng nghiệp, làm phụ hồ. Thoa là hình dung mẫu mực cho nét buồn. Ở cô, người ta dễ dàng nhận ra nét u uẩn, lãng đãng vẻ buồn trong mắt. Mấy anh có chọc ghẹo, bông đùa thế nào cũng im lặng. Chỉnh mến lắm người đàn bà như vậy, anh thích phụ nữ kiệm lời. Vẻ buồn của cô làm tim anh xốn xang.

Thoa cũng có một miền quê nghèo khó, núi rừng trùng điệp. Dòng sông quê cô đẹp lắm, sông của núi rừng, cô hay lộ liễu khoe vậy. Nước tràn qua những tảng đá ngổn ngang, đổ ra sông, hướng về biển. Mép sông, những tảng đá nằm bừa bãi, nhoi đầu lên nhọn hoắt. Những bụi cây lúp xúp mọc hai bên bờ, thả những chùm rễ, nổi lêu phêu trên mặt nước. Thoa đã bỏ miền rừng núi tuyệt đẹp đó để vào phố chỉ vì giấc mộng đổi đời viển vông.

Thoa ngậm ngùi kể, xóm núi nghèo, nằm lọt thỏm giữa lũng đất thấp được bao bọc bởi bốn bức tường núi bị đốt lam nhảm. Con gái quê Thoa xinh đáo để, đứa nào lớn lên cũng mây mẩy, trắng hồng. Nét lam lũ không che được vẻ đẹp chân phương.

Một người đàn bà da nhờn nhợt, tướng đẫy đà, tròn trịa. Bà làm nghề buôn chuyến, đưa hàng hoá trên núi xuống đồng, đem văn minh từ phố lên núi, bà nói rất có ơn. Mỗi bận đem hàng xuống phố, ngoài mì, bò, gà, thuốc lá, đậu đỗ… bà còn đưa mấy cô gái đi cùng. Bà bảo, có quán cà phê đứa cháu dưới phố cần người làm, lương cao, không dầm mưa dãi nắng. Ban đầu, một vài cô gái theo những chuyến hàng của bà xuống phố gửi về rất nhiều tiền cho gia đình. Thoa thấy mà ham, cũng muốn thử vận may. Kể rồi khóc… Cô ghê tởm tấm thân nhơ nhớp của mình, cô đi làm phụ hồ vì không muốn bán thân nuôi miệng nữa.

Chỉnh đưa Thoa về, căn phòng trọ tồi tàn. “Anh sẽ là người chồng tốt!”. Lời cầu hôn đơn sơ mà sâu sắc.

Hai mảnh đời rách bươm dựa vào nhau, đau khổ dễ đồng cảm với tổn thương, cặp đôi đã thật sự hạnh phúc.

3.

Nhưng Chỉnh trăn trở nhiều. Không thể bớt băn khoăn lo nghĩ vì bỏ nội một mình. Hẹn khi ổn định sẽ đón nội vào cùng. Ấy rồi, khi đã có thể sẵn sàng đón nội, ông nhất quyết chối từ. Ông bảo, ông là đứa con của núi rừng, ghềnh thác, của xanh um và hùng vĩ, gần đi hết kiếp đời, ông không muốn chết trên đất khách.

Bao năm nay, ông có một ước nguyện tha thiết, muốn thay con trai nói lời xin lỗi với rừng. Cũng để ông được thanh thản vì đã không thể cấm cản con trai, bao lần muốn con chuyển nghề khác để sinh sống, đừng gây thù oán với rừng nhưng tuổi già, lực bất tòng tâm. Con trai làm ra cơm từ rừng, mà ông đâu có thể chỉ được một công việc nào ngon lành hơn. Cuộc đời tựu lại vẫn vậy, đâu phải điều gì muốn rồi cũng làm được.

Chỉnh vào thành phố, ông ở nhà một mình, hàng xóm đến thăm, ông bảo sống một mình nhưng ông không cô độc, ông làm bạn với rừng. Ông nhận một khoảnh rừng trống, trồng cây phủ xanh. Thấy ông đã hơn bảy mươi, nhiều người cản nhưng ông kiên quyết nhận, tiền Chỉnh gửi về, ông thuê người trồng rừng, dặm mì vào đất trống. Thấy ông già mà kiên quyết, nhiều người dân đã không ngần ngại nhận đất phủ rừng như ông.

Lực lượng kiểm lâm vừa phát hiện một đường dây khai thác rừng liên tỉnh là nhờ công của ông nội. Ông đi thăm rừng và phát hiện có những chiếc xe ủi vào mở đường trong rừng, bụng thấy không bình thường, ông đã đem chuyện này báo với chính quyền địa phương, họ vào tận nơi và kịp truy quét một đường dây khai thác gỗ trái phép có quy mô lớn.

* * *

Chỉnh đem vợ con về thăm nội, hồ hởi dẫn đi thăm những cánh rừng xanh ngát và những con suối với dòng nước trong lành, bên gốc cây ven suối có ghi dòng chữ: “Đừng lấy gì từ rừng ngoài những tấm ảnh đẹp”.

Truyện ngắn của Nguyễn Thị Bích Nhàn

Tin liên quan

Tin khác

Đồng đội

Đồng đội
Quyết vừa tới nhà, vứt “phịch” chiếc ba lô lộn ngược một cái nơi hè, vừa thở vừa nói với chị dâu:

Hoa hồng Vu lan...

Hoa hồng Vu lan...
Chị mới dọn về xóm, xây cái nhà nhỏ, định cư luôn. Con trai chị với con tôi chung lớp 5, ngày nào cũng qua nhà chơi. Thằng nhỏ lễ phép, chỉ phải cái hơi… sa đà: Sa vô chơi là quên luôn trời đất; bữa cơm nào mẹ cũng phải vác roi đi kiếm! Vài lần trò chuyện xã giao mới biết: Té ra chị Hân cũng mẹ đơn thân.

Gánh nặng nợ nước, xem nhẹ thù nhà

Gánh nặng nợ nước, xem nhẹ thù nhà
Dựa trên câu chuyện lịch sử có thật: Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn gác lại thù nhà, chuyên tâm phò tá triều đình nhà Trần ba lần đánh tan quân Nguyên Mông, bảo vệ đất nước...

Hội Minh thề

Hội Minh thề
Năm 1561 Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản (vợ của Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung) lập nên ấp Lan Niểu (nay là làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng). Bà quyên góp tôn tạo ngôi chùa cổ Thiên Phúc (nay là chùa Hòa Liễu, di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2013). Phần quyên góp còn dư sau khi tôn tạo chùa, bà cho mua ruộng để chia cho dân cày và làm ruộng công, lập quỹ giúp đỡ người nghèo, neo đơn… Để phòng xảy ra tư lợi, bà cùng dân làng lập ra Hội Minh thề và Hịch Minh thề. Hội Minh thề được duy trì nghiêm cẩn trong suốt thời gian nhà Mạc trị vì. Rồi có thời gian bị lãng quên. Năm 2002 Hội Minh thề được chính quyền và Nhân dân địa phương phục dựng. Hội Minh thề được triều nhà Nguyễn thế kỷ thứ XIX sắc phong bốn chữ vàng “Mỹ tục khả phong”…

Dòng sông tuổi thơ

Dòng sông tuổi thơ
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải trải qua những buồn vui, sóng gió đẩy đưa... Sông quê hương vẫn nằm đó, lắng nghe tiếng đổi thay của mỗi tuổi thơ, dịu dàng và thân thuộc.

Bà nội

Bà nội
Buổi chiều, bố đi làm về. Vào bàn ăn, vừa mở lồng bàn, bố đã reo: Trời! Bà cho cả nhà ăn những gì mà trông đã thấy ngon thế này. Nghe tiếng bố, Hiệp và Khuê, đứa mười lăm, đứa mười hai đang ở ngoài phòng học liền chạy vào. Trên bàn ăn, như có phép lạ, hiện lên sáu đĩa bánh trôi, sáu bát bánh chay, tất cả đều trắng phau.

Cô nàng i ngắn

Cô nàng i ngắn
Chuyến đi cao nguyên đá Đồng Văn của tôi lần ấy hoàn toàn ngẫu hứng. Nó được hình thành khi tôi ghé thăm anh bạn thân đang công tác tại Báo Biên Phòng.

Người thầy của tôi

Người thầy của tôi
Cho tới giờ mỗi khi nhắc lại và biết ơn nhất, tôi vẫn luôn nghĩ về thầy Tiêu Âm, người thầy đã dìu dắt tôi suốt những tháng năm cấp hai và cũng là người đã cổ vũ tôi rất nhiều khi tôi đến với nghề viết.

Một vòng nhân gian

Một vòng nhân gian
Ni cô Tuệ Tâm đang quét dọn những lá vàng rụng của đêm qua. Buổi sáng không khí bao giờ cũng trong lành, tĩnh lặng như nghe được cả tiếng lá rơi. Ni cô vừa chăm chú theo từng nhát chổi đưa đi đưa lại, vừa niệm Nam mô.

Con chim sẻ cụt chân

Con chim sẻ cụt chân
Hôm nay ngày nghỉ, An được các bạn Quân, Tư rủ đi bẫy chim sẻ. Bẫy Quân mượn của anh mình. Nó biết cách bẫy, Tư có nhiệm vụ kiếm ít thóc, còn An đi theo chỉ để hụ hợ như… xách chim bắt được chẳng hạn. Sở dĩ An đi là muốn kiếm con chim, để nướng cho bà ngoại mình bồi dưỡng. Bà của An là thương binh. Trước kia bị thương ở chân, đang ốm.

Giọt nước mắt muộn màng

Giọt nước mắt muộn màng
“Ông đi đâu đấy? Chắc ông lại sang sông chứ gì?” Tôi cười, gọi khi ông Vĩ dắt xe máy đi phía sau cách tôi một quãng. Ông Vĩ quay lại nhìn tôi, gật đầu. Tôi thật ái ngại cho ông. Đúng là thân làm tội đời. Tám mốt tuổi đầu mà vẫn long đong chỗ ăn chỗ ở, sống chui sống lủi.

Day dứt

Day dứt
Chiếc Kia Morning đưa Phương Thảo vượt qua cửa khẩu Mộc Bài đến trung tâm tỉnh Battambang. Theo địa chỉ, lái xe người Việt kiều còn khá trẻ, tiếp tục đưa chị qua thị trấn huyện Sisophon, đến một làng quê yên tĩnh nằm sát chân núi gần giáp biên giới Thái Lan.

Tia nắng mùa Xuân

Tia nắng mùa Xuân
Bình phải dò dẫm hồi lâu, cố gắng lách nghiêng người giữa cái khe hở được tạo thành bởi hai dãy nhà liền kề, mới tới được vị trí cần đặt chiếc đèn pin.

Tết về quê ngoại

Tết  về quê ngoại
Má xếp lại mớ tiền lẻ cho ngay thẳng rồi dắt vào trong túi khéo léo dùng kim băng cài lại, một ít má sắp qua chỗ khác để gọn trong một cái hộp có ghi chữ “Ngoại” to đùng như sợ nhầm. Cái hộp ấy má thường hay để dành để khi nào được chút ít lại lặn lội về thăm ngoại, ngày đó má làm dâu xa xứ...

Chậu lan thầy cho ngày Tết

Chậu lan thầy cho ngày Tết
Thế là Tết này trong vườn cây cảnh nhà tôi lại không có lan rồi! Cái thú chơi hoa lan ai cũng biết là nó cao sang, thanh nhã, nên xưa đã có câu: Vua chơi địa lan, quan chơi cây cảnh và chỉ có ai có duyên mới có được cái thú tao nhã ấy. Tôi thì vô duyên với lan hay sao mà chăm chút thì lan không ra hoa. Và được dò lan nào thầy giáo Trinh của tôi tặng cho là mất dò lan ấy.
Xem thêm
Lãnh đạo Trung ương Hội và lãnh đạo tỉnh dự và trao thưởng

Lãnh đạo Trung ương Hội và lãnh đạo tỉnh dự và trao thưởng

Hội NCT tỉnh Hà Tĩnh vừa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thành công Liên hoan Tiếng hát NCT (Liên hoan) cấp tỉnh năm 2023
Xã hội hóa nguồn lực chăm lo đời sống tinh thần cho NCT

Xã hội hóa nguồn lực chăm lo đời sống tinh thần cho NCT

Hội NCT TP Đà Nẵng vừa phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức thành công Liên hoan tiếng hát NCT (Liên hoan) cấp thành phố năm 2023.
Mang đậm hơi thở cuộc sống người cao tuổi

Mang đậm hơi thở cuộc sống người cao tuổi

Trong hai ngày 8 và 9/9, Hội NCT tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan tiếng hát NCT tỉnh lần thứ V, năm 2023
Những “đặc sản” du lịch mới ở Nam Bộ

Những “đặc sản” du lịch mới ở Nam Bộ

Du lịch sông nước Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay đã quá quen vì sản phẩm và “nguyên liệu chế biến” chẳng có gì mới. Tuy nhiên, sau đại dịch tại mỗi địa phương lại có những khu sinh thái “bất chiến tự nhiên thành” là điểm tham quan rất mới lạ…
Việt Nam lọt top 15 quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài

Việt Nam lọt top 15 quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài

Theo danh sách khảo sát 12.000 người từ 171 quốc gia, vùng lãnh thổ của Internations, năm nay Việt Nam được xếp hạng 14 trong danh sách 53 quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài.
Thành Nhà Hồ ở xứ Thanh - Di sản “vô tiền khoáng hậu”

Thành Nhà Hồ ở xứ Thanh - Di sản “vô tiền khoáng hậu”

Vào một ngày cuối tuần, tôi cùng nhóm bạn thân rủ nhau về xứ Thanh, thưởng thức hương vị biển Hải Tiến và thăm một số di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.
Link xem trực tiếp Arsenal vs Tottenham, 20h00 ngày 24/9

Link xem trực tiếp Arsenal vs Tottenham, 20h00 ngày 24/9

Cập nhật link xem trực tiếp Arsenal vs Tottenham diễn ra lúc 20h00 ngày 24/9, link xem trực tiếp bóng đá, trực tiếp ngoại hạng Anh giữa Arsenal vs Tottenham phục vụ quý độc giả quan tâm.
Link xem trực tiếp Olympic Việt Nam vs Saudi Arabia, ASIAD 2023

Link xem trực tiếp Olympic Việt Nam vs Saudi Arabia, ASIAD 2023

Cập nhật link xem trực tiếp Olympic Việt Nam vs Saudi Arabia, link xem trực tiếp bóng đá Asiad 2023, trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Saudi Arabia tại Asiad 2023 phục vụ quý độc giả quan tâm.
Lịch sử đối đầu, nhận định Arsenal vs Tottenham, 20h00 ngày 24/9

Lịch sử đối đầu, nhận định Arsenal vs Tottenham, 20h00 ngày 24/9

Arsenal vs Tottenham là trận đấu trong khuôn khổ Premier League vòng 6. Ngày mới Online thống kê lịch sử đối đầu Arsenal vs Tottenham, nhận định Arsenal vs Tottenham và đội hình dự kiến hai bên.
Lịch phát sóng phim "Không ngại cưới, chỉ cần một lý do" trên VTV3

Lịch phát sóng phim "Không ngại cưới, chỉ cần một lý do" trên VTV3

Sau khi phim "Gia đình mình vui bất thình lình" kết thúc, bộ phim "Không ngại cưới, chỉ cần một lý do" chính thức lên sóng khung giờ vàng trên VTV.
Link xem trọn bộ "Cuộc chiến không giới tuyến" trên VTV

Link xem trọn bộ "Cuộc chiến không giới tuyến" trên VTV

"Cuộc chiến không giới tuyến" là cuộc sống, công việc cũng như những nhiệm vụ đầy gian lao, vất vả của các chiến sỹ Bộ đội Biên phòng trong cuộc chiến chống tội phạm, qua đó thể hiện sự gắn bó máu thịt, keo sơn của người lính biên phòng với đồng bào dân t
Chương trình nghệ thuật "Trái tim phụ nữ - Trái tim ngọc trai"

Chương trình nghệ thuật "Trái tim phụ nữ - Trái tim ngọc trai"

Vào tối ngày 1/10 sắp tới, tại Nhà hát Hòa Bình, TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "Trái tim phụ nữ - trái tim ngọc trai" dự kiến thu hút hơn 2.000 khán giả.
Phiên bản di động