Nhớ nhà tranh vách đất do ông tôi tạo dựng

Với người cao tuổi sống ở nông thôn, không ai không biết nhà tranh vách đất, bởi dân quê cách đây 3-4 chục năm về trước rất nghèo, nên nhiều gia đình phải ở nhà tranh vách đất hay bằng phên tre. Thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, tôi ở nhà tranh vách đất do ông tôi tạo dựng...

Lúc bấy giờ, nhiều gia đình ở trong làng phải ở nhà tranh vách đất, hay vách thưng bằng phên tre, mái nhà lợp bằng lá tranh săn (cỏ tranh) để phân biệt với tranh rạ (thân cây lúa). Lúc sinh thời, ông tôi cho hay, ở các trảng tranh khu vực Đồng Xanh - Đồng Nghệ (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng bây giờ) cứ vào mùa Xuân, lá tranh xanh mơn mởn là cả cánh đồng bạt ngàn có màu xanh. Sang mùa Hạ, dưới ánh nắng gay gắt, lá tranh già ngả qua thành màu vàng, cả cánh đồng trở nên màu vàng “như nghệ”. Tuy có hai tên khác nhau nhưng cũng cùng một con đất nên có nhiều người đặt câu ca để nói về địa danh này: “Xanh ngát Đồng Xanh, vàng khè Đồng Nghệ”.

Ông tôi cho hay, trước những năm chưa xây đập nước, tuy là cánh đồng tranh mông mênh, nhưng những rẫy tranh đều có chủ sở hữu. Mùa Hè nắng to, người có nhu cầu mua tranh về lợp nhà lên đây thương lượng với chủ rẫy để mua. Thông thường, giá cả cũng phải chăng, phù hợp. Sau một tuần vật lộn với nắng gió, rát ngứa, tranh phơi đã khô đều có màu vàng óng ánh và thơm mùi cỏ khô. Công đoạn đi cắt tranh mang về rất vất vả nên người xưa cho rằng: “Sướng như ăn giỗ, khổ như đi tranh”, bởi đi tranh còn cực hơn đi củi. Mà “đi tranh” không phải là ít, có khi muốn lợp một căn nhà tranh phải cần mấy chục gánh tranh từ trên núi gánh về đồng bằng đâu phải là “chuyện dễ”.

Nhớ nhà tranh vách đất do ông tôi tạo dựng

Để làm một ngôi nhà tranh vách đất, nguyên liệu chính cho các cột, kèo, đòn tay, rui mè, hom tranh... đều dùng bằng cây tre. Thời thơ ấu, thi thoảng theo ông tôi ra xem tát mương ngâm tre, vớt tre và bắt cá rất thú vị. Theo đó, khoảng tháng Giêng trời nắng ấm, ông tôi rủ thêm mấy người lục đục tát mương cho cạn để mang tre tươi xuống mương ngâm. Tùy theo nhu cầu, tre có thể ngâm từ 6 tháng đến 1 năm để chống mối, mọt nên tuổi thọ bền hơn. Cho nên tuổi thơ tôi đã nhiều lần ngửi mùi thum thủm của tre ngâm mà mãi đến bây giờ mái tóc tôi đã lên màu sương khói mà chẳng thể nào quên cái mùi “hương quê” ấy. Song, đối với một số người, mùi đó rất khó ngửi, nhưng với tôi do đã quen nên trở thành “mùi nhớ” của tuổi thơ.

Để lợp được mái nhà bằng tranh săn, ông tôi và một vài người bạn lần lượt đánh (bện) từng tấm tranh. Trước khi đi cắt tranh khoảng hơn 6 tháng, ông tôi đã chặt tre, chẻ hom ngâm trong bùn khá lâu cho “hom chín” nhằm chống mối mọt, tăng độ bền cho mái nhà tranh. Ngày ấy ở quê, đa phần ai cũng biết đánh tranh do lớp người đi trước truyền lại. Tùy theo nhu cầu của chủ nhà, tranh được đánh 2 hom, 3 hom hay 4 hom. Tranh săn loại tốt mà đánh 4 hom rất dày nên có thể lợp mái nhà khoảng 15 năm mới thay lại tranh mới. Thông thường, nhà lợp bằng tranh cứ khoảng 10 năm phải thay mái tranh một lần

Ông tôi cũng là thợ mộc, thợ tre và cũng là một “chuyên gia” đánh tranh có tiếng, cho hay, đánh tranh không chỉ rành kĩ thuật mà còn phải có con mắt mĩ thuật nữa. Mỗi khi “đánh” tranh phải dùng bàn tay trái giữ tranh (đã mở dây buộc) và dùng hai ngón cái và trỏ của bàn tay mặt nắm nhúm gốc tranh để lấy tranh mà đánh. Kĩ thuật là sao cho các nắm tranh đều đặn “mười cái như một”.

Nếu khi đánh tranh mà các vắt tranh cái lớn, cái nhỏ sau khi đánh tranh xong, tấm tranh khi lợp lên mái nhà sẽ dễ bị thấm nước mưa và đứng trong nhà nhìn lên mái sẽ không được đẹp. Ngày trước, rất hiếm có thợ đánh tranh lợp nhà chuyên nghiệp, cho nên ai có “bàn tay vàng” đánh tranh đều, bền và đẹp sẽ được chủ nhà khoản đãi hậu hĩnh. Dân gian có câu “đàn ông lợp nhà, đàn bà đi chợ”, nghĩa là đàn ông khi lợp nhà sẽ được ăn uống no say, đầy đủ; đàn bà đi chợ thì làm chi cũng “xà xẻo” ít nhiều tiền chợ để ăn vặt...

Tôi còn nhớ như in, cứ mỗi lần ông tôi và mấy người trong xóm ngồi đánh tranh trước sân, vừa trò chuyện. Sau khi đánh xong từng tấm tranh, họ dùng bó hom tranh làm “cái lược” chải tấm tranh từ gốc đến ngọn cho “mượt mà”. Cuối cùng là lấy hai bàn tay nắm lấy hai bên tấm tranh thổ gốc tranh xuống mặt đất nhiều lần cho đầu tranh được bằng phẳng, đều và mang xếp vào đống cất. Lũ trẻ chúng tôi tranh thủ lấy những lá tranh ngắn đã bỏ đi để “đánh” thành nhưng tấm tranh “bé tí” lợp trên “mái nhà nhỏ” mà chúng tôi vừa mới dựng ở góc vườn, trong trò chơi “lợp quán”, để “bán hàng”, thật thích không tả nổi.

Lúc đó, nhà tôi được ông tôi thiết kế 3 gian 2 chái. Gian giữa đặt bàn thờ để thờ tự ông bà, trước bàn thờ có đặt bộ bàn ghế tiếp khách, 2 gian còn lại làm buồng và nơi để ngủ; còn nhà bếp và nơi ăn cơm được bố trí ở nhà dưới hay chái dưới. Còn chái trên và chái sau để nông ngư cụ, cối xay lúa, cối giã gạo,... Cột của ngôi nhà tranh có thể làm bằng tre già hay gỗ tốt như ròng của cây muồng, cây mít, cây trai... Toàn bộ “giàn tre” như cột kèo, đòn tay, đòn đông, rui, mè, con sẻ đều bằng tre ngâm “chín” để chống mối mọt. Đầu cột, kèo có đục lỗ để đóng “con sẻ” qua, nơi tiếp giáp đòn tay, đòn đông, kèo,... dùng dây mây vót mỏng để buộc lại với nhau rất bền và chắc.

Bây giờ ở làng tôi, nhà xây, nhà tầng mọc lên như nấm, mái nhà tranh chỉ còn trong kí ức của người cao tuổi, các nghệ nhân đánh tranh đã về bên kia thế giới, trong đó có ông của tôi. Cánh đồng tranh ngày xưa, nay đã ở dưới lòng hồ của công trình thủy lợi lớn có tên hồ Đồng Xanh - Đồng Nghệ.

Ngày nay, khi về làng, cứ thấy ai đang đánh tranh săn ven đường đang tỏa mùi “hương tranh” thoang thoảng, lòng tôi lại bồi hồi nhớ ông tôi, lại thương những mái tranh nghèo ngày ấy, nhớ mỗi đêm mưa, nghe những giọt mưa rơi nhè nhẹ trên mái tranh nghèo mà nghe lòng buồn man mát và nhớ lời hát ru của mẹ: “Chiều chiều con quạ lợp nhà/Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh...”, sao mà thương cảm, não nùng, da diết...

Tiên Sa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!
Niềm vui của ông tôi

Niềm vui của ông tôi

Bà mất, con cháu ở xa về đầy đủ lo việc hiếu cho bà xong thì lại “mỗi người mỗi ngả”, còn nhà cửa, công việc, bỏ sao được. Vườn, nhà chỉ còn ông, một mình lủi thủi vào ra.
Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.
Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Tin khác

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm
Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Tấm lòng vị tha của ông tôi
Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ông tôi cũng về bên đồng đội cho trọn tình vẹn nghĩa. Cách đây 13 năm về trước, trong đôi mắt của ông tôi lại lắng đọng những nỗi buồn. Ông thường thẫn thờ, đi ra đi vào mang những kỉ vật chiến trường ra hoài niệm.
Xem thêm
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.
Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Năm nay là năm thứ 23, bà Đoàn Thị Nhẫn, ở thôn Phú Xuyên 4, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, TP Hà Nội tận tụy chăm sóc và nuôi dưỡng các cháu ở Nhà trẻ em xã Phú Châu.
Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước

Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.
Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Vừa rồi, có phụ huynh than thở với tôi về chuyện con họ “nghiện” điện thoại dẫn đến học hành sa sút. Trước đây, cháu rất ham học và học giỏi. Những buổi tối, sau khi học bài, ôn bài chuẩn bị cho ngày hôm sau đến lớp là cháu xem tivi một chút rồi đi ngủ.
“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

Tôi có đứa cháu trai năm nay học lớp 5. Từ năm cháu học lớp 1 đến lớp 4, cứ vào cuối năm học là cháu lại xin tôi 5-6kg báo cũ để thực thi phong trào “Kế hoạch nhỏ” do nhà trường phát động.
Phiên bản di động