Bài dự thi viết về về ông bà kính yêu lần thứ I năm 2024:

Người đàn bà đảm đang!

Đó là nhận xét của Hội Phụ nữ, của bà con làng xóm láng giềng cũng như người thân trong gia đình về bà nội tôi - bà Trần Thị Lung.

Bà nội tôi sinh năm 1928, ở khu 1, làng La Hào, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, sống trong một gia đình nông dân khá giả, thuở nhỏ được đi học hết chương trình tiểu học (lớp 4 ngày nay). Khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, bà tôi 17 tuổi, được tham gia cùng đoàn người đi biểu tình cướp chính quyền huyện Thanh Thủy. Ngày ấy, cán bộ Việt Minh về động viên chị em phụ nữ, mỗi người trang bị có một mũ lưới đội đầu, thắt lưng da, với khẩu súng bằng gỗ đi thành hàng tiến về huyện lị (cách nhà 8km) để lật đổ chính quyền cũ và thành lập chính quyền của Việt Minh. Năm đó, ông Nguyễn Hữu Hoài, ở thôn Võng La, xã Xuân Lộc tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1941, được cử làm Chủ tịch lâm thời huyện, vài năm sau cấp trên điều động ông đến tỉnh Yên Bái để đánh quân phản động, ông hi sinh ở đó (bà tôi kể lại).

Sau khi chính chính quyền cách mạng được thành lập, hưởng ứng phong trào “diệt giặc dôt”, bà tôi tham gia dạy bình dân học vụ, vì bà đã học qua chương trình tiểu học. Ban ngày đi tập du kích, tối về bà lại dạy chữ cho bà con trong xóm, giúp mọi người biết chữ để đi bầu cử. Bà tôi kể, ngày ấy phong trào bình dân học vụ sôi nổi lắm, mọi người ngày đi làm ruộng, tối về mỗi người có một chiếc đèn dầu (gọi là đèn Hoa Kỳ), một quyển vở, một chiếc bút chì hay bút mực, tập trung tại một nhà để học chữ đến khuya mới về. Phong trào xóa nạn mù chữ hồi đó lên cao, mọi người đi chợ, ai biết chữ được vào cổng chính, ai không biết chữ phải chui qua cổng mù, cho nên mọi người rất chăm chỉ đi học. Mỗi phiên chợ, bà tôi được phân công đứng ở cổng chợ để phân luồng người vào chợ.

Bà tôi tiếp tục dạy học bình dân học vụ mấy năm, đến đầu năm 1954 bà tôi xung phong đi dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ trong 6 tháng, cho đến khi Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi mới về, rồi xây dựng gia đình với ông tôi, người cùng xã. Ông bà tôi có 6 người con (4 trai 2 gái), bố tôi là con trưởng. Tuy ông tôi đi công tác thoát li ở trong huyện, trong tỉnh nhưng không giúp được gì mấy cho bà. Một mình bà với 6 con dại, vừa đi lao động vừa nuôi con, ngày ấy có mình cụ nội hỗ trợ.

Gia đình đông con, thiếu thốn đủ bề, tiền lương của ông chẳng có là bao, chỉ giúp gia đình được yến gạo, cân đường, hộp sữa, còn cuộc sống gia đình do tay bà tôi lo liệu. Bà tôi kể, làm trong hợp tác xã nông nghiệp lấy công điểm phải làm suốt ngày, buổi sáng, buổi chiều đi gặt ngoài đồng, buổi trưa nhận phơi lúa cho hợp tác xã ngoài sân kho, có lần trên lưng cõng con, một tay cầm củ khoai, củ sắn tranh thủ ăn, một tay cầm cào rở lúa, để lấy công điểm cuối vụ tính công nhận thóc mang về. Ngoài việc ruộng đồng, trong nhà còn nuôi một con bò, vài con lợn và hàng chục con gà. Buổi sáng sớm, bà dậy nấu cám lợn, hai ba người con dậy cùng bà ngồi học bài trong ánh sáng của bếp lửa. Sáng ra cho gà lợn ăn xong, các con ăn sáng bằng bắp ngô, củ khoai rồi đi học, bà lại ra đồng làm việc cùng bà con trong hợp tác xã. Bà tôi kể một ngày làm việc 12 giờ đồng hồ, không được nghỉ trưa, được bề trên phù hộ sức khỏe dẻo dai, không bị ốm đau bao giờ.

Ngoài thời vụ ruộng đồng, bà tôi lại tranh thủ đi cuốc nương trồng sắn để con ở nhà cho cụ nội trông và nhờ bà con hàng xóm giúp đỡ; rồi lên xã Yến Mao, cách nhà gần 20 cây số trồng sắn. Bà tôi còn lấy nứa, đẵn củi trên rừng đóng bè, một mình ngồi trên một bè nứa, củi xuôi theo dòng sông Đà về nhà. Lại một mình bà dỡ bè mang củi, mang nứa về nhà. Bà luôn tay làm việc ban ngày, tối đến lại còn đan lát cái rổ, cái rá, chấp chạc, chấp thiếu cho trâu cày. Bà tôi còn hướng dẫn các con tết chổi rơm đến phiên chợ mang bán kiếm thêm tiền mua giấy bút.

Bà thường răn dạy các con, các cháu phải cố gắng học hành để có chữ trong đầu, sau này còn biết làm việc phục vụ Nhân dân, phục vụ xã hội, các con, các cháu phải biết thương người như thể thương thân mình, làm những việc tử tế để giúp đỡ người khác, những người khó khăn, cơ nhỡ. Nghe lời bà, bố tôi tham gia bộ đội 6 năm, chuyển ngành về công tác tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh; 2 chú cũng theo chân bố tôi đi làm nghĩa vụ quân sự; chú út đi xuất khẩu lao động; 2 cô vào ngành Thương nghiệp. Hiện các cô chú đều đã trưởng thành, có gia đình sự nghiệp, người trong cơ quan nhà nước, người làm doanh nghiệp mở công ty, cuộc sống đầy đủ. Bà tôi đã về với tổ tiên 13 năm để lại một gia tài 12 người con trai, gái, dâu, rể, 15 cháu nội, ngoại và 20 chắt.

Nhớ công ơn nuôi dưỡng, dạy dỗ của bà đến nay con, cháu, chắt đã trưởng thành, làm việc và học tập tiến bộ, nhớ ngày giỗ của bà mùng 6/9 âm lịch, chúng tôi lại cùng bố mẹ, các cô, các chú về nhà từ đường thắp nén tâm hương tưởng nhớ bà, người có công xây dựng, dạy dỗ con cháu; một người đảm đang, làm việc suốt đời không biết mệt mỏi vì con, vì cháu.

Đặng Thị Kim Phượng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.
Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.
Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi

Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.
Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi

Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.
Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Tin khác

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm
Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Tấm lòng vị tha của ông tôi
Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ông tôi cũng về bên đồng đội cho trọn tình vẹn nghĩa. Cách đây 13 năm về trước, trong đôi mắt của ông tôi lại lắng đọng những nỗi buồn. Ông thường thẫn thờ, đi ra đi vào mang những kỉ vật chiến trường ra hoài niệm.

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà
Bà ngoại tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê Trung du, trong một gia đình nông dân xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Gia đình đông anh em nên từ nhỏ hằng ngày bà đã phải đi chăn trâu cắt cỏ giúp các việc trong nhà; khi lớn lên bà tham gia sản xuất cùng với bà con.

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông
Ông nội tôi tên là Trần Văn Ngần, sinh năm 1930, ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; trong làng vẫn quen gọi ông tôi là ông giáo Ngần.

Những kỉ niệm đẹp về ông nội

Những kỉ niệm đẹp về ông nội
“Yến ơi! Yến! Dậy đi bốn rưỡi rồi” - Tôi giật mình tỉnh dậy. Đó là tiếng gọi của ông nội tôi. Tôi lại nằm mơ về thời đi học cấp III được ông gọi dậy đi học hằng ngày.

Cây mít nội trồng

Cây mít nội trồng
Một ngày chớm vào mùa Hạ, tôi trở về quê nhà, thăm lại khu vườn ngày bé. Ngồi dưới bóng mát cây mít già, nghe tiếng ve râm ran thiết tha trong tàng lá, bỗng nghe lòng nhớ nội biết bao.

Bên ông một thời

Bên ông một thời
Tôi vẫn nhớ câu nói cửa miệng mà đám bạn chăn bò ngày nhỏ vẫn thường nói với tôi bằng giọng ghen tị rằng: “Con Xuyên sướng nhất xóm mình vì có người ông tuyệt vời”. Khi ấy, tôi tủm tỉm cười lấy làm hãnh diện lắm.

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng
Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tôi có dịp về nguồn thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ và Nhà truyền thống xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tại đây, nổi bật là bảng vàng ghi danh các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Trong các chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại nhà truyền thống có di ảnh bà nội tôi - Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Vẹn.

Những bài học từ ông nội...

Những bài học từ ông nội...
Sinh thời, ông nội tôi là người rất nghiêm khắc và cũng rất hài hước. Vốn là một thầy giáo, mê văn chương, báo chí nên ông có rất nhiều truyện ngắn, kịch ngắn, thơ, tản văn, bài báo, nhất là những bài biên khảo được đăng ở nhiều tạp chí, nguyệt san, báo văn nghệ, báo Đảng từ Trung ương đến địa phương. Ông có nhiều đầu sách để lại cho con cháu, mà tôi thích đọc nhất là sách “Hò Nam Bộ”.

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi
Ngày còn bé, cả ngày tôi lẽo đẽo theo ông. Nhà khó, bố mẹ đi làm xa, một tay ông nuôi tôi khôn lớn. Khung trời kỉ niệm tuổi thơ tôi ngập tràn hình bóng trìu mến của ông và những câu chuyện chiến trường ông kể.
Xem thêm
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Triển khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

Triển khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

Cục CSGT cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an với phương châm lấy người dân làm trung tâm để phục vụ và kéo giảm tai nạn giao thông trên các tuyến cao tốc, đơn vị đã mở đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh trực tiếp từ người d
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cả nước nắng nóng gay gắt

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cả nước nắng nóng gay gắt

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày tới đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng nắng nóng.
Quảng Ninh: Tìm thấy 2 nạn nhân trong vụ 4 người mất tích do lật thuyền trên sông Chanh

Quảng Ninh: Tìm thấy 2 nạn nhân trong vụ 4 người mất tích do lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 5h10 ngày 25/4, trên luồng sông Chanh (đoạn thuộc phường Hà An và phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên) xảy ra vụ tai nạn chìm, đắm phương tiện thuyền khiến 4 người mất tích.
Phiên bản di động