Bài dự thi viết về về ông bà kính yêu lần thứ I năm 2024:

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.

Căn bếp của bà tôi luôn đỏ lửa trong những mùa lạnh giá. Những buổi sáng mùa Đông lạnh căm căm, bà vẫn dậy sớm thổi lửa hơ tay, nấu nước pha trà cho ông tôi. Siêu nước nóng bà luôn để trên bếp, con cháu dậy lúc nào là có ngay nước ấm đánh răng rửa mặt. Bóng bà mênh mông in trên bức tường đã ám màu khói muội.

Trong căn bếp nhỏ, mỗi khi đi học về vào trời Đông lạnh, tôi lại vội cất cặp sách và chạy ào vào, hơ đôi bàn tay. Bà cời bớt tro sang một bên, chụm thêm cây củi. Củi bắt lửa, đượm cháy bập bùng. Bà âu yếm nhìn đứa cháu nhỏ, ánh mắt ấm áp yêu thương. Rồi bà cẩn thận bới trong đống than hồng một củ sắn lùi thơm phưng phức cho tôi. Bà khẽ nhắc cẩn thận không nóng. Bà lại lặng lẽ dúi thêm củ sắn nữa vào đám than hồng mà tôi chắc rằng bà chuẩn bị cho mấy đứa em tôi còn đi chơi đâu đó chưa về.

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Trong căn bếp thân thương ấy, dù mùa Đông lạnh giá, hay mùa Hè nắng lửa, bà vẫn lụi cụi vào ra nhóm lửa, nhóm cả tình yêu thương trong lòng mỗi thành viên của gia đình.

Nhớ những mùa Đông lạnh thấu da thấu thịt, căn bếp của bà được bố tôi “trưng dụng” thành giường ngủ luôn cho mấy bà cháu. Ông tôi lấy những bẹ chuối khô ngâm nước cho dẻo rồi khéo léo bện thành một sợi dây thừng khổng lồ, vừa chắc chắn, vừa mềm mại. Bố tôi xếp thật nhiều lá chuối khô xuống nền bếp. Ông quây sợi dây thừng bên trên thành vòng tròn như một ranh giới đánh dấu chỗ nằm ngủ của mấy bà cháu. Sau đó là một lớp rơm dày được trải vào trong đường tròn đó. Cuối cùng là chiếc chiếu cói được trải lên. Chị em tôi thích thú “định cư” luôn ở bếp với bà trong chiếc ổ rơm vừa êm ái, vừa ấm áp, quyện mùi khói bếp, thơm mùi rạ rơm. Tiếng nói cười cứ ran lên trong căn bếp nhỏ.

Cứ như vậy, căn bếp của bà luôn đượm mùi củi lửa, dậy mùi sắn khoai. Những củ sắn lùi thơm lừng, những khúc mía nướng ngọt lừ luôn khiến chị em tôi thích thú, thèm thuồng. Bà hiền từ nhìn mấy đứa cháu cười híp mí sung sướng vừa xuýt xoa, vừa hít hà ăn miếng mía nướng đã được bà cẩn thận róc vỏ, cắt khúc. Mùa lạnh, chị em chúng tôi chẳng đứa nào thèm ăn mía nhưng mía nướng trong bếp của bà thì lại chẳng đứa nào chê. Chúng tôi bị hấp dẫn bởi vị ấm ngọt lịm, thơm thơm của mía nướng - món độc quyền của bà tôi ngày ấy và nó được sinh ra để dành riêng cho mùa Đông. Nó chứa đựng cả tình bà trong đó.

Gần Tết, sau khi nồi bánh chưng được đặt lên bếp, có khi cả nhà tôi quây quần ở đó. Bên ánh lửa bập bùng, chị em tôi nằm bên bà nghe bà kể chuyện. Những câu chuyện cổ tích bà kể luôn ấm áp tình người, thủy chung nhân nghĩa, hiếu đạo vẹn tròn. Bà kể đến khi mấy đứa cháu đã chìm vào giấc ngủ thì trở dậy, trò chuyện cùng bố tôi, ông tôi bao buồn vui của một năm đã qua. Đêm như ngắn lại, bà nghe tiếng nước reo trong nồi bánh mà ước chừng nước còn nhiều hay ít để nhắc bố tôi châm thêm nước vào. Vung nồi bánh chưng được mở ra, mùi thơm của nếp mới, mùi lá dong, mùi của đất trời hòa quyện tràn căn bếp nhỏ, tràn cả ra ngoài trời đêm rưng rức cuộc chuyển dạ vào Xuân. Bà luôn dặn mẹ tôi, luộc bánh phải đủ hai tư giờ đồng hồ, nước lúc nào cũng phải ngập bánh, bánh mới rền, để sẽ được lâu mà không sợ lại gạo.

Tôi lớn lên, lấy chồng, lập nghiệp xa quê, thời gian bên bà trở nên xa xỉ. Giờ đây mỗi lần trở về, ngồi trong căn bếp nhỏ luôn thấy thiếu vắng. Bếp vẫn còn đây nhưng bà tôi đã hóa mây trời. Mẹ tôi lại thay bà nhóm lửa mỗi sáng, mỗi chiều để nấu nướng, để đun nước mỗi sớm pha trà cho ông tôi và bố tôi. Mẹ thêm một thanh củi vào bếp, cầm ống thổi của bà năm xưa thổi lửa, ánh lửa ấm bùng lên sáng bừng căn bếp nhỏ. Không có khói mà bỗng thấy cay xè đôi mắt. Bóng bà như chập chờn trước mặt. Tôi nghe mùi sắn lùi dậy thơm, mùi mía nướng dâng ngọt đâu đây, bất giác nhìn quanh để kiếm tìm một dáng hình quen thuộc. Chợt rưng rưng một niềm xúc động khó diễn tả thành lời. Tôi nhìn thấy dáng bà trong dáng mẹ tôi.

Trương Thúy

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.
Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.
Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi

Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.
Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi

Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.
Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Tin khác

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Tấm lòng vị tha của ông tôi
Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ông tôi cũng về bên đồng đội cho trọn tình vẹn nghĩa. Cách đây 13 năm về trước, trong đôi mắt của ông tôi lại lắng đọng những nỗi buồn. Ông thường thẫn thờ, đi ra đi vào mang những kỉ vật chiến trường ra hoài niệm.

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà
Bà ngoại tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê Trung du, trong một gia đình nông dân xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Gia đình đông anh em nên từ nhỏ hằng ngày bà đã phải đi chăn trâu cắt cỏ giúp các việc trong nhà; khi lớn lên bà tham gia sản xuất cùng với bà con.

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông
Ông nội tôi tên là Trần Văn Ngần, sinh năm 1930, ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; trong làng vẫn quen gọi ông tôi là ông giáo Ngần.

Những kỉ niệm đẹp về ông nội

Những kỉ niệm đẹp về ông nội
“Yến ơi! Yến! Dậy đi bốn rưỡi rồi” - Tôi giật mình tỉnh dậy. Đó là tiếng gọi của ông nội tôi. Tôi lại nằm mơ về thời đi học cấp III được ông gọi dậy đi học hằng ngày.

Cây mít nội trồng

Cây mít nội trồng
Một ngày chớm vào mùa Hạ, tôi trở về quê nhà, thăm lại khu vườn ngày bé. Ngồi dưới bóng mát cây mít già, nghe tiếng ve râm ran thiết tha trong tàng lá, bỗng nghe lòng nhớ nội biết bao.

Bên ông một thời

Bên ông một thời
Tôi vẫn nhớ câu nói cửa miệng mà đám bạn chăn bò ngày nhỏ vẫn thường nói với tôi bằng giọng ghen tị rằng: “Con Xuyên sướng nhất xóm mình vì có người ông tuyệt vời”. Khi ấy, tôi tủm tỉm cười lấy làm hãnh diện lắm.

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng
Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tôi có dịp về nguồn thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ và Nhà truyền thống xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tại đây, nổi bật là bảng vàng ghi danh các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Trong các chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại nhà truyền thống có di ảnh bà nội tôi - Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Vẹn.

Những bài học từ ông nội...

Những bài học từ ông nội...
Sinh thời, ông nội tôi là người rất nghiêm khắc và cũng rất hài hước. Vốn là một thầy giáo, mê văn chương, báo chí nên ông có rất nhiều truyện ngắn, kịch ngắn, thơ, tản văn, bài báo, nhất là những bài biên khảo được đăng ở nhiều tạp chí, nguyệt san, báo văn nghệ, báo Đảng từ Trung ương đến địa phương. Ông có nhiều đầu sách để lại cho con cháu, mà tôi thích đọc nhất là sách “Hò Nam Bộ”.

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi
Ngày còn bé, cả ngày tôi lẽo đẽo theo ông. Nhà khó, bố mẹ đi làm xa, một tay ông nuôi tôi khôn lớn. Khung trời kỉ niệm tuổi thơ tôi ngập tràn hình bóng trìu mến của ông và những câu chuyện chiến trường ông kể.

Vườn lá dong của bà ngoại

Vườn lá dong của bà ngoại
Nhà bà ngoại tôi ở xóm dưới cùng xã với nhà bà nội tôi. Mẹ bảo: Gần nhà bà ngoại nên cũng tiện. Khi tôi còn nhỏ, những lúc mẹ và bà nội bận việc, mẹ lại bế tôi xuống gửi bà ngoại.
Xem thêm
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Danh tính 6 nạn nhân tử vong trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Danh tính 6 nạn nhân tử vong trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Vào khoảng 9h sáng 1/5, tại Công ty gỗ Bình Minh (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) có nhiều công nhân tới làm việc thì bất ngờ tiếng nổ lớn vang lên. Mọi người hốt hoảng kiểm tra, phát hiện có nhiều người bị thương, số khác nằm bất động, xung quanh nhiều đồ
Hà Nội: Xử phạt người bán hàng "chặt chém" du khách nước ngoài 3 quả dứa giá 500 ngàn đồng

Hà Nội: Xử phạt người bán hàng "chặt chém" du khách nước ngoài 3 quả dứa giá 500 ngàn đồng

Ngày 30/4, Trung tá Nguyễn Chí Thành, Trưởng Công an phường Hàng Đào cho biết, sau khi nhận được thông tin phản ánh người bán hàng rong “chặt chém” khách nước ngoài 500 nghìn đồng cho 3 quả dứa, Công an quận Hoàn Kiếm chỉ đạo Công an phường Hàng Đào cử cá
Trong 4 tháng đầu năm cả nước xảy ra 8.548 vụ tai nạn giao thông, 1.555 vụ cháy

Trong 4 tháng đầu năm cả nước xảy ra 8.548 vụ tai nạn giao thông, 1.555 vụ cháy

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng ngày 29/4, tính chung 4 tháng đầu năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 8.548 vụ tai nạn giao thông.
Phiên bản di động