Quà Tết

Phố chật, người đông. Mới hăm bảy Tết con lộ trung tâm thị trấn đã nườm nượp. Ngược xuôi, nhóng mắt cố tìm cho ra cái tiệm sửa đồng hồ. Cô đồng nghiệp chỉ: Có cái tiệm đồng hồ nơi góc phố, gần chợ….
Chợ đây; góc phố đây nhưng tiệm chỗ nào đâu nhìn hoài không thấy? Anh ơi, đây có chỗ nào sửa đồng hồ không? Có. Đâu hả anh? Đây. Dạ, là chỗ…. Thì đây, tui sửa! Ủa, anh… sửa khóa mà? Thì sửa khóa, sửa luôn đồng hồ. Kia…. Anh thợ sốt ruột hất mạnh đầu sang bên. À, giờ thì thấy: Cái tủ - nửa trên lắp kính, trong chất lơ thơ mấy cái đồng hồ, điện thoại cũ. Nửa dưới đóng gỗ; nền ván ép mi ca viết nguệch ngoạc mấy dòng sơn xanh: SỬA ĐỒNG HỒ, ĐIỆN THOẠI, KHÓA CÁC LOẠI. Tủ nhỏ còn đặt thụt sâu, án thêm trước mặt một tàn cây to hèn chi khó nhận ra. Cuối năm, cô giáo tôi tình cờ lên mạng săn được cái đồng hồ second hand hàng hiệu đeo diện Tết. Ưng ý quá, nhưng sợi dây đeo hơi rộng cần tháo bớt; vậy nên mới phải lặn lội đi tìm cái tiệm đồng hồ…

Một cụ già (chắc sửa khách quen) tiến vào, xìa ra cái điện thoại Nokia "cùi bắp". Ê, Tám, nạp cho tao ít tiền đặng Tết có a lô cho con cháu. Mà nè, mầy coi thử sao máy lóng rày xài nhanh hết pin dữ mậy? Còn nữa, lần nào tao nạp tiền chưa gọi được mấy đã bị trừ hết trơn? Được được, bác đợi con chút…. Tay trái vươn ra đón cái điện thoại; tay phải anh thợ Tám (giờ tôi mới biết tên anh) quờ sau lưng kéo, đẩy về phía tôi chiếc ghế nhựa cũ mèm, thấp giọng: Cô thông cảm, đợi chút…

Minh họa Lão Trần
Minh họa Lão Trần

Thì đợi, dù gì cũng lâu lâu mới được dịp quan sát chuyện làm ăn ngày giáp Tết của một ông chủ tiệm… "thập cẩm". Gọi vậy bởi té ra không chỉ đồng hồ, điện thoại hay khóa thôi đâu. Người vào sạc gaz bật lửa; người đòi mua/sửa kính đều được đáp có ngay. Anh thợ cứ quay mòng mòng, "chạy sô" hết trái sang phải cho dù cái điện thoại của ông cụ "bạn hàng" vẫn tháo để ngổn ngang trên bàn, đầu một nơi đít một ngả. Vừa gồng lưng phục vụ "Thượng đế" anh vừa than: “Ngày ăn không hết ngày tìm không ra; chẳng hiểu sao trăm thứ hầm bà lằng người ta cứ để dồn tới Tết?”. Ông cụ sửa điện thoại bật cười khan: Cái thằng! Cậy mới vui, mới ra Tết chớ mậy? Cứ im im như ngày thường thì Tết nhất gì? Ờ há, vài người khách ngồi chờ cũng bật cười theo. Duy nhất một cô bé đứng nép mé tủ là không cười. Giờ mới thấy. Ngạc nhiên nhìn kĩ: Cô bé vòng tay cúi đầu, mái tóc xõa, bộ dạng thiểu não…

- Quyên, em làm gì ở đây?

- Anh thợ ngước mắt, ngạc nhiên:

- Cô quen nó à?

- Quen. Học trò tôi mà. Sao vậy anh?

- Ra còn là học trò cơ đấy. Ăn cắp chớ sao. Mới nứt mắt…

- Hả? Nó ăn cắp cái gì của anh?

Điện thoại. Cô xem đây...

Anh thợ thò tay vào hộc bàn lôi ra cái điện thoại Samsung nhỏ xíu xiu, chỉ có chức năng nghe/gọi.

- Con ranh này, nó thừa cơ tui đang bận việc lẻn thò tay vô tủ tính "chôm". May tui cảnh giác cao nên mới phát hiện. Đã vậy bảo kêu người nhà đến giải quyết nó nhất định không; nói không có ai ở nhà ngoài bà ngoại đang bệnh! Điêu chưa? Tui là tui cho đứng đó… tới chiều coi có đúng "không ai ở nhà" không?

- Thôi, anh bớt giận, để tôi hỏi nó thử đầu đuôi coi sao…

- Vâng, cô giáo coi được giải quyết giùm tui. Tết đến nơi rồi, thiệt bực hết sức!

Tạm dừng cuộc thoại bất đắc dĩ, tôi quay sang ngoắc con bé học trò ra một góc. Cô bé ngập ngừng thiểu não đi theo cô giáo, nước mắt lưng tròng. Quyên, sao em đi ăn cắp điện thoại? Cô biết, em không phải đứa học trò hư tới mức đi ăn cắp. Nói cô nghe, em cần điện thoại để làm gì?

Dạ… thưa cô, dạ… hức hức…. Ấp úng; xong bật khóc ròng. Em bình tĩnh; nói đi, cô nghe? Dạ, ngoại em bệnh, hết tiền mua thuốc. Em cần liên lạc gấp với má mà điện thoại em hư…

- Ủa, chớ má em ở đâu?

- Dạ, ở Sài Gòn. Má đưa ba em vô Sài Gòn bán vé số. Ba em bị tật, nằm xe lăn…

- Mình em ở nhà với ngoại?

- Dạ.

- Ngoại em bao nhiêu tuổi?

- Dạ, tám chục. Ngoại em bị mù…

Ruột gan tôi bỗng cuộn ngược lên, đau quặn. Gì nữa trời; thực sự còn những hoàn cảnh không, chính xác là thảm cảnh như vầy trong số học trò tôi sao? Con bé Quyên trên lớp hiền lành, học khá môn Văn tôi cứ nghĩ em chí ít cũng có một gia đình bình yên. Tự rủa mình vô tâm. Nhưng khoan, cần kiểm chứng xem đây có phải "khổ nhục kế" để thoát tội không. Lũ học trò giờ nhiều đứa quái lắm. Thêm nữa, tôi chỉ là giáo viên bộ môn, không phải chủ nhiệm…

Chuyện ấy không khó.

A lô, chị Hoài, con bé Đỗ Quyên học sinh lớp chị phải không? Phải, có chuyện gì không em? Dạ, cũng không có gì, em nghe nói hoàn cảnh gia đình nó khó khăn lắm hả? Đúng rồi em, chị cũng mới biết. Ba tàn tật, mẹ sức khỏe kém phải dắt nhau tha phương cầu thực. Mình nó sống với bà ngoại già yếu, còn bị lòa. Trời, vậy tiền đâu hai bà cháu sống? Lâu lâu mẹ nó gửi về. Cũng chật vật lắm. Em nghĩ: Bán vé số với xin ăn thì tiền đâu cho nhiều? Thương con bé cái nghị lực: Khó khăn vậy mà vẫn ráng học giỏi, còn hiền ngoan. Chị vừa kiến nghị lên Ban Giám hiệu xin cho em được miễn học phí và các khoản đóng góp…

Ra vậy. Giờ thì ruột không chỉ đau; dường như nó muốn đứt!

Tôi nhớ đến tuổi teen của mình không giàu, nhưng mẹ cũng ráng buôn gánh bán bưng lo cho tôi đủ cơm ăn áo mặc. Có điều ăn no mặc ấm chứ chưa thể ăn ngon mặc đẹp. Vậy nên tôi luôn sân si với mẹ mỗi khi đến trường thấy mình thua đám bạn nhà khá giả từ manh quần, tấm áo tới đôi giày. Khổ, lớp tôi chắc tới tám phần mười con nhà khá giả.

Mẹ, bạn con đi học mặc toàn "đồ hiệu", mình con quần áo hổng giống ai, quê rình!

Ráng đi con, nhà mình nghèo…

Lúc nào mẹ cũng nghèo, nghèo. Thiệt chán như… con gián!

Mẹ im, vẻ nhẫn nhục và chịu đựng. Được thể, tôi làm tới:

Còn xe đạp của con nữa, "tiền sử” gì đâu á. Lũ bạn cứ trêu con: Thấy mày đạp xe xa xa tao tưởng… bà mua nhôm nhựa! Bực muốn chết! Không mua nổi xe điện ít ra mẹ cũng phải kiếm tiền đổi cho con chiếc Martine…

Lần này thấy mẹ có vẻ lung lay. Mẹ thở dài, nhìn lại nhìn đi chiếc xe đạp cũ của tôi dựng ở góc nhà. Nó xấu thật. Cho dù chạy tốt thì ngoại hình vẫn cổ lỗ, rất xấu! Đột ngột, mẹ cố sức - như muốn hất một tảng gì đó đang đè ngang ngực:

Thôi được, để mẹ tính…

Tôi không bỏ lỡ thời cơ, nhào tới ôm cổ mẹ:

Đó, mẹ hứa rồi đó! Không được nuốt lời đâu nha…

Thật tình, may mà mẹ hứa kịp. Mẹ không biết tôi đang âm thầm nuôi một âm mưu: Hễ mẹ không chịu, tôi sẽ tìm cách… quăng chiếc xe đâu đó cho trộm dắt luôn đi; coi mẹ có đành lòng để tôi đi bộ đến trường không?

…Nhớ lại, mấy lần gặp con bé Đỗ Quyên đi học đều ngồi sau xe bạn. Có khi còn đi bộ. Hình như em chưa có xe. Hay xe hư không tiền sửa cũng chưa biết chừng?

Anh Tám nè… Sao cô? Nó có khai ra gì không?

Khai hết rồi. Nhà nó "hoàn cảnh" thiệt đó anh. Ba mẹ làm xa. Nhà hết tiền, bà ngoại lại ngã bệnh, cần điện thoại quá nên lỡ dại làm liều chớ xưa giờ nó vốn ngoan. Thôi, coi như "trò dại cô mang", tôi thay mặt gia đình, nhà trường xin lỗi anh, hứa sẽ có biện pháp chấn chỉnh, giáo dục em. Mong anh thông cảm, cho qua lỗi lầm của em nó lần này…

Anh thợ Tám cười:

Tui cũng chỉ định hù cho nó sợ - chớ con nít con nôi, làm gì được mà không cho qua? Thôi, có cô "bảo lãnh" thì tốt, không tui lại phải đi… mua cơm cho nó càng khổ hơn! (cười). À, mà hoàn cảnh nó sao cô kể thử tui nghe?

Tôi thuật ngắn gọn những gì tôi vừa biết. Anh Tám nghe, không ngớt chẹp lưỡi.

Đúng là đời, cảnh gì cũng có. Coi ra tui trách hơi oan con bé rồi. Bé! (ngoắc ngoắc) Lại đây chú bảo…

Con bé sợ sệt bước một lại gần, đứng nép bên cô giáo. Anh Tám lập nghiêm:

Nghe chú nói nè: Đây lần đầu, lại có cô giáo xin cho nên chú tha. Lần sau sẽ… đem nộp công an, nhớ chưa? (mủm mỉm).

Dạ, con nhớ. Con hông dám nữa. Con xin lỗi chú…

Tốt! Còn giờ thì đây…

Thò tay vô tủ lôi ra cái điện thoại "tang vật", anh Tám dứt khoát chìa sang hai cô trò:

Cháu cầm đi, coi như quà Tết của chú…

Bé Quyên hoảng sợ lét mắt nhìn cô, tay giấu sau lưng. Tôi lật đật:

- Ui, không được đâu anh. Em nó phạm lỗi, anh tha cho là may. Ai lại…

- Không sao; cô cho phép cháu nó nhận đi. Cô trò cô không nhận món quà này là… coi thường tui đó! (nghiêm mặt).

Biết không thể từ chối, tôi nhìn Quyên gật đầu bảo khẽ: Nhận đi em. Đỗ Quyên ngượng ngùng giơ hai tay đón chiếc điện thoại, miệng lí nhí: Con cám ơn chú…

Ngoài kia, nắng chợt bừng, rẽ sang bên tấm áo mây chì cuối Đông vẫn còn rớt rơi ít nhiều ảm đạm. Mùa Xuân đang về…

Truyện ngắn của Y nguyên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Mẹ con người đàn bà xa lạ

Mẹ con người đàn bà xa lạ

Tỉnh dậy sau mấy ngày hôn mê, Tuấn đưa đôi mắt mệt mỏi nhìn xung quanh và nhận ngay ra mái đầu lấm tấm bạc của mẹ đang gục xuống ngực mình.
Lời nói dối của ông

Lời nói dối của ông

Tháng Tư đến mang hương vị của những lời nói dối phảng phất đâu đây. Cái khí trời thêm se lạnh khiến lòng người như đang chợt hỏi, Xuân vừa ghé qua sao lại mang cái oi ả sớm tới rồi. Người ta thường bảo tháng Tư là tháng của những lời nói dối, nhưng có bao giờ có ai tự nghĩ rằng trong vô số những lời nói ấy, thực sự thì cũng có những lời nói dối thiện - lương?
Tình xưa

Tình xưa

Tôi tốt nghiệp kĩ sư ngành hoá thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội ra trường được một năm mới xin được việc làm ở một công ty liên doanh với Hàn Quốc.
Gió nồm Nam thổi vào miền kí ức

Gió nồm Nam thổi vào miền kí ức

Mấy hôm nay trời trở nồm, mang theo cái gió vừa oi, vừa đầy hơi nước, khiến đồ đạc trong nhà, tường và sàn nhà lúc nào cũng ướt nhẹp, nhớp nháp. Thứ ghét đặc cái thời tiết này, vì nó chỉ mang lại cảm giác khó chịu, nhớp nháp trong người, dễ khiến người ta bực bội.
Trăng sáng quê nhà

Trăng sáng quê nhà

Liên lấy chồng, cả họ đều mừng! Chồng Liên là một chàng trai, tuy gốc gác nông thôn nhưng rất điển trai và có rất nhiều tài lẻ.

Tin khác

Mưa và em

Mưa và em
Đêm, thành phố chìm trong màn mưa ảm đạm, mưa ồ ạt mỗi lúc thêm nặng hạt. Bên li cà phê nguội lạnh, sống mũi anh cay xè, trái tim nhói lên từng nhịp đau đớn. Tai anh ù đi trong tiếng mưa.

Con gái của ba

Con gái của ba
Từ nhỏ, tôi đã luôn nghĩ ba là người đàn ông lạnh lùng nhất mà tôi biết. Ông cứng nhắc trong tất cả các vấn đề, trong lối sống hằng ngày và cả cách yêu thương vợ con.

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng
Cho tới ngày cắp sách tới trường, tôi nghe phong phanh, nhà ông Ngô có anh Khả đi công nhân, chứ không biết hình hài, tướng mạo của anh. Do ngày anh đi tôi còn quá bé nên không lưu vào bộ nhớ.

Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương
Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.

Bà già nhà quê

Bà già nhà quê
Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.

Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình
Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:

Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim
Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.

Chị em dâu

Chị em dâu
Bà Lành sinh được hai đứa con trai, cũng vì chiến tranh nên đứa lớn cách đứa út đến gần 20 tuổi. Ngày trước bà cũng từng đi làm dâu trong gia đình đông anh em, bà hiểu câu nói người xưa “Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi”, thế nhưng trong những năm đói quay đói quắt, chiến tranh giặc giã, tất cả chị em dâu nhà bà phải xa chồng nên mọi phụ nữ trong gia đình đều yêu thương và đoàn kết lẫn nhau.

Hoa vàng bến đợi

Hoa vàng bến đợi
Chiều buông trên bến sông nở đầy hoa sao nhái. Bầu trời đỏ, mặt sông đỏ, hoa sao nhái vàng bất chợt cũng bị nhuộm đỏ như đang thắp lửa lung linh để đốt cháy rụi cảnh thiên nhiên của những ngày đầu Hạ ở một vùng đồng bằng xa xôi hẻo lánh.

Xuân trên tay mẹ

Xuân trên tay mẹ
Thèm quá chừng cái bong bóng heo thổi căng phơi khô làm bóng ném!!!

Tết của người cựu chiến binh

Tết của người cựu chiến binh
Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.

Mùa Xuân trên rẻo cao

Mùa Xuân trên rẻo cao
Dừng xe ở lưng chừng đèo, Lâm bước xuống dang tay hít hà, tận hưởng không khí trong lành nơi rẻo cao Tây Bắc. Trước đó, anh đã đi hơn 300 cây số nhưng chỉ nghỉ đúng 2 chặng, lần này Lâm quyết tâm ở lại Tây Bắc ăn Tết và hết mùa Xuân anh mới trở về Hà Nội.

Bên nhau là Tết

Bên nhau là Tết
- Giàng ơi! Mẹ cháu gửi thư về đây này!

Món quà bất ngờ

Món quà bất ngờ
Nhà tôi vì một số lí do mà phải dời từ đồng lên núi, chuyển đến thôn Lạc Đạo sinh sống. Tôi tự lí giải, chắc do ngày xưa cả thôn chuyên trồng cây lạc, lại thêm cả xóm gần như theo đạo nên mới có tên Lạc Đạo. Cũng vì vậy mà nhà tôi – không làm nông, không có tôn giáo nào - tôi ví von nhà mình lạc vào xóm Đạo.

Đám cưới chồng cũ

Đám cưới chồng cũ
Hôm nay nhà ấy đông vui quá, nhạc xập xình, tiếng nói cười ầm ĩ, mùi thơm của cỗ bàn nưng nức cả một vùng. Hôm nay là ngày cưới của người ta, đám cưới chồng cũ của chị.
Xem thêm
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Tỉnh Bình Định: Bảo tồn để nhịp điệu cồng chiêng mãi ngân vang

Tỉnh Bình Định: Bảo tồn để nhịp điệu cồng chiêng mãi ngân vang

Tiếng âm thanh cồng chiêng vang vọng núi rừng cùng với điệu múa xoang của đồng bào dân tộc thiểu số được lưu giữ đến hôm nay là nhờ các thế hệ trẻ kế cận. Hiện nay các ngành chức năng đang nỗ lực dành mọi nguồn lực đầu tư, tiếp sức cho thế hệ trẻ để bảo tồn tiếng cồng chiêng mãi ngân vang.
Thăm Nhà bia lưu niệm Văn nghệ kháng chiến Việt Nam

Thăm Nhà bia lưu niệm Văn nghệ kháng chiến Việt Nam

Theo con đường uốn lượn quanh những rừng cọ trập trùng, những nương chè xanh tốt bạt ngàn là đến được xã Gia Điền, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, nơi có Nhà bia lưu niệm, nơi cội nguồn của văn nghệ kháng chiến Việt Nam.
Thanh Hóa: Du lịch ở huyện Thạch Thành là điểm đến lý tưởng

Thanh Hóa: Du lịch ở huyện Thạch Thành là điểm đến lý tưởng

Huyện Thạch Thành có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua vùng đệm của rừng quốc gia Cúc Phương và được Bộ Giao thông Vận tải xác định là "điểm dừng chân" đã tạo cho Thạch Thành lợi thế phát triển thương mại- dịch vụ và du lịch. Vị trí địa lý này đem lại những
Công viên nước Sầm Sơn đồng giá vé tất cả các ngày trong tuần

Công viên nước Sầm Sơn đồng giá vé tất cả các ngày trong tuần

Công viên nước Sầm Sơn đang áp dụng ưu đãi đồng giá vè tất cả các ngày trong tuần, không phân biệt cuối tuần dành cho du khách đến vui chơi và trải nghiệm.
Những lễ hội siêu hấp dẫn không thể bỏ qua tại Đà Nẵng hè này

Những lễ hội siêu hấp dẫn không thể bỏ qua tại Đà Nẵng hè này

Cùng với Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024, một chuỗi các lễ hội và show diễn đẳng cấp diễn ra tại mọi ngóc ngách thành phố đưa Đà Nẵng thành điểm đến hot nhất cả nước hè này.
Link xem trực tiếp Anh vs Tây Ban Nha, chung kết Euro 2024

Link xem trực tiếp Anh vs Tây Ban Nha, chung kết Euro 2024

Lần đầu tiên gặp nhau tại chung kết Euro, Tây Ban Nha cho thấy thành tích tốt hơn tuyển Anh thông qua lịch sử đối đầu của 2 đội. Trận chung kết diễn ra vào 02h00 rạng sáng ngày 15/7 trên SVĐ Olimpico (Berlin).
Chung kết Euro 2024: Anh đấu với Tây Ban Nha khi nào, ở đâu?

Chung kết Euro 2024: Anh đấu với Tây Ban Nha khi nào, ở đâu?

Vượt qua những đối thủ “đáng gờm”, trận chung kết Euro 2024 là cuộc chạm trán giữa Anh vs Tây Ban Nha.
Link xem trực tiếp Hà Lan vs Anh, bán kết Euro 2024

Link xem trực tiếp Hà Lan vs Anh, bán kết Euro 2024

Trận bán kết 2 được đánh giá “ngang tài, ngang sức” giữa đội tuyển Hà Lan vs đội tuyển Anh sẽ diễn ra vào lúc 2 giờ sáng ngày 11/7, trên SVĐ Signal Iduna Park (Dortmund).
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động