Ông bà tôi với bầy chim sẻ

Từ mùa Xuân năm ngoái, đàn sẻ đã kéo về ngụ cư tại đây, trên chạc ba cây cóc. Bây giờ, cây cóc đã cao lớn hơn, cái khoảng không gian gọi là “nhà” của bọn sẻ cũng nhỉnh rộng hơn một chút. Và những mớ âm thanh líu chíu trên cao cũng ngày thêm dày đặc rộn ràng, vì đàn sẻ đã sinh sôi càng thêm đông đúc.

Bà tôi nói đó là loài sẻ nhà, vì nó dạn hơi người và chọn làm tổ ở gần nơi sinh sống của con người. Còn ông tôi thì nói nó có họ xa với lũ gà vịt, nên từ xa xôi nơi nảo nơi nào đã tìm về để bầu bạn với những người anh em ít bay. Bởi vậy mỗi bữa cho gà vịt ăn, ông tôi không quên đổ thêm một khúm lúa gạo dưới gốc cây cóc, lũ sẻ cứ thế sà xuống mổ lia lịa. Bà tôi thì trồng mấy luống rau cải kế cận bên, cố ý không xịt thuốc, chừa cho sẻ mẹ bay vào bắt sâu mớm cho bọn sẻ non đủ dinh dưỡng mà mau lớn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sẻ nhà có sở trường ca hát. Chúng cứ hót suốt ngày không biết chán. Từ sáng sớm đến tận chiều tối, lúc nào cả đàn cũng chộn rộn nhảy nhót trên cây, từ những cái cổ bé xíu phát ra những tiếng lích rích liên hồi không ngớt. Vậy mà bà tôi phân biệt được từng kiểu hót khác nhau của chúng: Tiếng hót thế nào là lúc chúng đang đói đòi ăn, tiếng hót thế nào là của những chú sẻ trai tráng đang gọi bạn, tiếng hót thế nào là của lũ sẻ non nằm trên ổ chờ mẹ mớm mồi, và tiếng hót thế nào là những âm thanh rảnh rang đem lại sự vui thích thư giãn cho con người... Bà tôi nói nghe riết rồi quen, giống như nghe tiếng trẻ nhỏ khóc cười hồi cái thuở vợ chồng còn con mọn. Ông thì nói mấy bữa giông lớn không biết bầy sẻ bỏ đi đâu, cả ngày lặng thinh không có tiếng động tĩnh gì, hai người già thấy hụt hẫng quá, ai dè qua cơn bão cả đàn sẻ lại kéo nhau về líu chíu...

Trưa, ông với bà tôi hay ra mắc võng ngoài hiên, nằm ngó bọn sẻ nhảy loi choi trên cây, lắng nghe tiếng chíu chít của dàn hợp xướng liên hồi. Bọn sẻ dạn dĩnh quá, có con bay tới bay lui rồi sà ngay xuống đất, cái đầu ngó nghiêng, đôi mắt hấp háy, cái mỏ ngắn ngủn mổ nhè nhẹ vào tay ông mấy cái, rồi bay vụt lên đọt cây. Con khác thấy vậy cũng bắt chước theo, dáng điệu của chúng ngộ nghĩnh trông rất vui mắt. Do ngày nào ông cũng bỏ mồi, thành thử bọn chúng đã quen hơi. Mỗi lần thấy dáng ông lom khom bước ra hàng hiên là cả đàn lại rộ lên một tràng âm thanh giòn giã chào đón, như biểu lộ sự vui mừng và thân thiện tự khi nào...

Có đêm sáng trăng, bầy sẻ thu mình ngủ say im lìm trên ngọn cây. Thỉnh thoảng mới nghe một vài âm thanh lẻ loi thưa thớt tiếng chim, xen lẫn với những tiếng động lạ. Bà nhắc ông: “Coi chừng lũ mèo hoang rình bắt chim sẻ, nhen ông...”. Ông tức tốc ngồi dậy, lấy đèn pin bước ra rọi cho lũ mèo hoang sợ mà bỏ đi, bà còn dặn với theo: Nhớ đừng pha đèn lên cây, kẻo đàn chim giật mình thức giấc...

Từ ngày có bọn sẻ về, ông bà tôi vui hơn, bận rộn hơn, trong câu chuyện với mọi người cũng đề cập tới loài chim chóc nhiều hơn. Ông xem tivi thấy người ta nói về tập tính sinh sống của chim sẻ, liền kêu bà tôi vào cùng ngồi xem để biết mà hỗ trợ cho những chú “chim trời” của mình. Bọn sẻ về đây đã không còn phải bận tâm cái việc đi tìm kiếm thức ăn, vì đã được chăm sóc giống y như lũ vịt gà nhà, nhưng xem ra thì đàn sẻ được ưu ái nhiều hơn vì chúng được “nuôi” một cách không hề vụ lợi, mỗi bữa chúng cứ thản nhiên sà xuống mổ thức ăn, xong rồi thì bay thẳng lên đọt cây mà líu lo vui hát. Trong đời sống tự do, chúng có thể bỏ đi tìm những chân trời mới “đất lành chim đậu”, nhưng hình như bọn sẻ đã biết quý mến nơi này, nên thỉnh thoảng cũng có khi cả đàn bay đi đâu vài bữa rồi lại kéo về, trả lại cái không khí chộn rộn mọi ngày cho ngôi nhà rộng có hàng cây cóc cao cao. Và hai người già chủ nhân ngôi nhà cũng chỉ cần có sự hiện diện vui tươi của những sinh vật nhỏ bé ấy...

Tết, mấy đứa cháu con ở xa về phụ giúp dọn dẹp nhà cửa, mé nhánh cây cối cho thông thoáng vườn tược. Riêng hàng cây cóc cặp bên hông cái thảo bạc, ông bà nhất quyết không cho rớ tới, mặc dù có cây nhánh vươn dài sang chạm tới mái nhà. Bà nói: “Động chạm chi cho bầy sẻ sợ mà dời đi hết, cứ để vậy cho bà...”. Ông tôi lại cười: “Tụi nó ở với ông bà sắp được hai cái Tết rồi, có thêm tiếng hót vui tai cho nhà đỡ vắng...”. Mấy đứa cháu chỉ còn biết ngó nhau, lặng thinh, đầy nghĩ ngợi...

Trên cao, lũ sẻ vẫn cứ vô tư nhún nhảy không ngừng, mớ âm thanh buổi sáng cứ réo rắt trong ngân như một bản nhạc vui tươi mùa Xuân. Bằng những điệu hót khấp khởi rộn ràng, có lẽ chúng vừa cảm nhận được mùa Xuân đã về tới trong không gian yên bình này. Đó là khi những chồi cây nơi cư ngụ của chúng đang xanh tươi đâm lộc. Đó là khi những làn không khí mát lạnh đang bắt đầu lan tỏa quanh đây. Và trên gương mặt của hai con người cao tuổi mà chúng đã quá thân thuộc ấy đang tràn trề một niềm vui mãn nguyện. Lũ sẻ cũng nhận ra: Chúng đã có một ngôi nhà mùa Xuân thật sự ấm áp!

Trần Trọng Trâm Anh

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

“Đố em biết hoa gì ?” - Người đồng nghiệp nơi xa gửi vào Zalo cho tôi hình ảnh một bông hoa trong vườn nhà và nhắn hỏi với vẻ đắc ý, ngờ rằng một đứa sống ở phố xá như tôi sẽ chẳng bao giờ trả lời đúng. “Ơ ! Hoa hành” - câu trả lời của tôi đã làm bạn ấy… thất vọng. Vì bạn không biết rằng đây chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng mà mùi hăng của nó thì không thể nhầm lẫn với bất kỳ thứ mùi nào khác.
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!
Niềm vui của ông tôi

Niềm vui của ông tôi

Bà mất, con cháu ở xa về đầy đủ lo việc hiếu cho bà xong thì lại “mỗi người mỗi ngả”, còn nhà cửa, công việc, bỏ sao được. Vườn, nhà chỉ còn ông, một mình lủi thủi vào ra.

Tin khác

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi
Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi
Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm
Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.
Xem thêm
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Chiều 8/5, Hội Thiện nguyện Lan toả yêu thương tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với UBND xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình trao 435 phần quà cho các em học sinh trường Tiểu học và THCS xã Phan Tiến.
Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang và Hậu Giang

Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang và Hậu Giang

Hoà chung không khí hào hùng của tháng Tư lịch sử, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) đồng thời ghi dấu ấn cho cột mốc vàng son kỷ niệm 65 năm thành lập Công ty (19/5/1960 - 19/5/2025), Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong vừa khánh thành cụm ba cây dân sinh trong khuôn khổ chương trình “Cầu nối Yêu thương” tại 3 tỉnh Long An, Kiên Giang và Hậu Giang.
Thanh Hóa: Trao quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cẩm Thủy

Thanh Hóa: Trao quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cẩm Thủy

trao 100 suất quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cẩm Thủy
Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Trong quá trình thống nhất đất nước và tiến hành đổi mới, các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, trong đó có các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông (thành lập ngày 1/1/2004) nhiều lần được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Bà chủ nhiệm “đa tài”

Bà chủ nhiệm “đa tài”

Năng động, nhiệt tình và gương mẫu trong công việc, đó là những lời nhận xét của các hội viên trong CLB dưỡng sinh, văn nghệ phường Việt Hưng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khi nói về bà Phạm Thị Sớm, 65 tuổi, Chủ nhiệm CLB.
Nhớ về một thời chiến đấu oanh liệt ở chiến trường

Nhớ về một thời chiến đấu oanh liệt ở chiến trường

Là người lính từng tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam, khi nghỉ hưu, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Viết Nuôi lại góp sức xây dựng quê hương, ông hiện là Chủ tịch Hội NCT xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh...
Phiên bản di động