Nhớ bà nội kính yêu của tôi

Năm 1943, ông bà nội tôi sinh ra bố tôi, sau đó ông nội tôi đi bộ đội đánh Pháp. Tháng 8/1948, ông nội tôi hi sinh trong trận đánh sân bay Gia Lâm.

Ngày ấy, bà nội tôi mới 25 tuổi, sống trong cảnh mẹ goá con côi, cũng có một vài ông nhờ người dạm hỏi, nhưng vì thương con bà quyết định đứng vậy nuôi con. Gia cảnh nhà bấy giờ cũng không có gì, ruộng vườn phải làm rẽ cho địa chủ để sinh sống.

Năm 1954, hoà bình lập lại, ngày đi làm, tối bà đến lớp bình dân học vụ, thanh toán nạn mù chữ, bà đã biết đọc, biết viết. Bố tôi cũng được cắp sách tới trường. Nhà nước quan tâm đến các gia đình liệt sĩ, bà tôi được nhận vào làm cửa hàng mua bán của xã. Bấy giờ, bà tham gia các công tác xã hội và được bầu vào Hội đồng Nhân dân xã.

Năm 1968, bố mẹ tôi lấy nhau và sinh ra tôi. Có cháu rồi, bà tôi vui lắm, bà xin nghỉ làm ở cửa hàng để về trông cháu.

Bố mẹ tôi đều làm công nhân Xí nghiệp sứ Bát Tràng, bố tôi làm ở phân xưởng cơ điện, còn mẹ tôi làm ở phân xưởng sản xuất gốm sứ.

Giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc. Quyết tâm bám trụ vừa sản xuất vừa chiến đấu, mỗi người làm việc bằng hai, làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm. Bố tôi là Trung đội trưởng dân quân, tổ trưởng tổ điện máy, thư kí công đoàn phân xưởng cơ điện. Bố tôi cùng các chú trong phân xưởng thường xuyên đi làm ngày 2 ca, thay phiên nhau trực chiến.

Nhớ bà nội kính yêu của tôi

Năm 1973, bố tôi được bầu là chiến sĩ thi đua dân quân tự vệ cấp thành phố. Mẹ tôi là thợ dấn men. Ngoài 8 giờ làm việc ban ngày, tối đến lại thêm giờ từ 19 đến 22 giờ để kịp hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao cho trước thời hạn. Cuối năm bố mẹ đều được bình bầu là lao động tiên tiến.

Bố mẹ tôi đạt được những thành tích trên phần lớn là nhờ vào công lao của bà nội. Bà là chỗ dựa vững chắc của bố mẹ. Bà chăm sóc chị em tôi rất chu đáo về mọi mặt. Bà là trụ cột trong nhà, mọi công việc đều do bà quán xuyến và quyết định nên bố mẹ tôi yên tâm làm việc. Bà tôi cho chặt cả một bụi tre để đóng hầm Cồn Cỏ rất chắc chắn, cứ mỗi lần báo động bà tôi lại nhanh chóng dắt hai chị em tôi xuống hầm trú ẩn.

Hà Nội 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” (cuối tháng 12/1972), giặc Mỹ cho máy bay B52 liên tục bắn phá Hà Nội cả ngày lẫn đêm. Mẹ tôi và hai chị em tôi tối nào cũng phải ngủ dưới hầm, mình bà tôi ở trong nhà. Bố tôi suốt ngày đêm bận trực chiến và làm việc ở xí nghiệp, chỉ đoảng về ăn cơm rồi lại đi ngay.

Tôi nhớ rất rõ vào một buổi tối trời rét đậm, mẹ con tôi đang ôm nhau năm ngủ dưới hầm thì nghe còi báo động réo lên một hồi dài. Bà tôi vội vã chạy ra hầm vừa xuống được hầm thì ầm ầm tiếng B52 Mỹ, tiếng đạn réo, tên lửa pháo cao xạ của bộ đội ta đang quần nhau trên không làm rung chuyển cả bầu trời Hà Nội. B52 bốc cháy, giặc lái Mỹ ngảy dù rơi xuống làng tôi, cách nhà tôi tầm 200m, tiểu đội du kích nhanh chóng bao vây bắt sống giặc lái. Cuối cùng Mỹ đã thua và ra lệnh ngừng bắn Hà Nội và miền Bắc.

Gia đình công nhân thời bao cấp đều được phát tem phiếu thực phẩm, rổ gạo và bìa mua hàng. Bà nội tôi đảm nhiệm luôn cả khâu mua thực phẩm, cách vài hôm bà lại dậy thật sớm đi xếp hàng. Có hôm bà cho cả tôi đi theo để xếp hàng mua dầu đun và xà phòng. Cửa hàng bán thực phẩm đông nhất, hai dãy dài. Bà đi từ 5 giờ sáng đến 9 giờ mới đến lượt. Bà mua đủ thứ thịt, đậu, cá, nước mắm, mì chính,… tôi đi theo gánh đỡ bà chục lít dầu và bốn bánh xà phòng.

Về sau, các phân xưởng sản xuất đã cử một người đi nhận thực phẩm về phân cho công nhân, ai mua gì đăng kí trước. Bà tôi đỡ mất công đi mua.

Sau này bố mẹ tôi sinh thêm hai em trai. Bà nội tôi trông nom tất cả bốn đứa cháu. Mọi người cứ khen bà ăn ở hiền lành tốt bụng nên mới có con độc cháu đàn.

Lại nói về gạo mậu dịch thời bấy giờ, phân phối 30% gạo, 70% bột mì, có tháng ăn mì hạt. Bà nội tôi hay làm, lại khéo, bà chế biến bột mì đủ kiểu, bữa làm bánh bao nhân su hào, cà rốt gọi là có ít thịt, bữa thì tráng bánh cuốn hoặc bánh mì áp chảo lá chuối. Hôm nào có mỡ lại rán cho cả nhà bữa bánh rán, còn bao nhiêu bột mì bà cán thành mì sợi để thổi lẫn với cơm hoặc nấu với rau, miễn sao cả nhà ăn ngon miệng.

Chị em tôi lớn lên lần lượt cắp sách tới trường. Bà đỡ vất vả nhưng vẫn giữ cái tính hay lam hay làm, làm luôn chân luôn tay, cứ rảnh một tí là lôi quần áo của các cháu ra khâu vá. Thích nhất là những ngày bà đi chợ, chị em tôi lại nóng ruột ngóng bà về để bà cho quà, hôm thì tấm mía, lúc cái bánh đa nướng. Có hôm bà mua cho túi kẹo sỏi về chia đều. Chị em tôi vui sướng lắm, chạy lăng săng bên bà ăn quà. Bà nhìn chị em tôi với ánh mắt trìu mến, lòng ngập tràn hạnh phúc.

Thời gian thấm thoắt trôi nhanh, bố mẹ tôi đã nghỉ hưu. Tôi xây dựng gia đình, sinh con đầu lòng. Bà nội tôi lên chức cụ ngoại, bà đã an nhàn vui với tuổi già, cháu con phụng dưỡng. Ngày Rằm, mùng Một bà vẫn lên chùa lễ Phật. Thỉnh thoảng đi đó đi đây, tham quan ngắm cảnh cùng với các già, các phật tử của chùa nhà.

Bà nội tôi đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho con cháu. Cả nhà ai cũng kính yêu và quý trọng bà, chăm sóc bà, mong bà trường thọ mãi mãi bên các cháu, các con. Nhưng quy luật sinh, lão, bệnh, tử, bà đã ra đi về với tổ tiên vào một buổi chiều tháng 5 rực màu hoa đỏ.

17 giờ ngày 9 tháng 5 năm Quý Dậu (1993), ngày đau thương, mất mát lớn nhất của gia đình tôi. Bây giờ bà đã đi xa/ Để cho con cháu mắt nhoà lệ rơi/ Cháu thương bà lắm bà ơi! ? Khóc sao cho hết những lời biệt li/ Nghẹn ngào trước lúc ra đi/ Cháu xin kính chúc bà về cõi tiên/ Cầu trời, cầu Đức Thánh hiền/ Độ cho bà được bình yên sau này.

Nguyễn Thị Vương Anh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!
Niềm vui của ông tôi

Niềm vui của ông tôi

Bà mất, con cháu ở xa về đầy đủ lo việc hiếu cho bà xong thì lại “mỗi người mỗi ngả”, còn nhà cửa, công việc, bỏ sao được. Vườn, nhà chỉ còn ông, một mình lủi thủi vào ra.
Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.

Tin khác

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi
Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm
Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Tấm lòng vị tha của ông tôi
Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.
Xem thêm
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Sáng 18/12, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em (BTNKT&BVQTE) tỉnh Bình Thuận đã tổ chức biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn tỉnh năm 2024. Đến dự có bà Mai Thị Ngọc Mai, Phó Chủ tịch Hội BVQTE Việt Nam- Chủ tịch Hội BVQTE TP Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, các nhà tài trợ, các gương NKT tiêu biểu.
Hội Cựu TNXP Bình Thuận: Trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Hội Cựu TNXP Bình Thuận: Trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Sáng 6/12, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) huyện Hàm Thuận Bắc đã tổ chức lễ trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho bà K Thị Hết, ở thôn 2, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc. Đến dự có bà Vũ Thị Ngọc Liên, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo Hội Cựu TNXP huyện, lãnh đạo địa phương các đồng đội của bà.
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

TP Hải Phòng vừa tổ chức Chương trình Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.
Giữ nghề làm cốm nổ

Giữ nghề làm cốm nổ

Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình bà Âu Thị Thu Hồng 65 tuổi, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình bà Hồng nguồn thu nhập ổn định…
Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Họ kể câu chuyện của cộng đồng Xê Đăng trên sắc màu thổ cẩm, ở đó không chỉ là hồn cốt của dân tộc, mà ngày càng phát triển mạnh hơn, vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa…
Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Chiều 26/11, tại Hải Phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp UBND TP Hải Phòng tổ chức Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024.
Phiên bản di động