Bài dự thi viết về về ông bà kính yêu lần thứ I năm 2024:

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.
Gia đình chúng con có nén tâm nhang thành kính tổ tiên việc cháu đích tôn:Trần Văn Hưng vừa đỗ cử nhân luật từ Anh quốc trở về nước và cháu Trần Văn Thịnh cũng đỗ Đại học Y Hà Nội. Xin phép ông bà cho chúng con làm mâm cơm cúng Tổ đường và mừng cho các cháu”.

Ông bà tôi vô cùng phấn khởi. Ông bảo bà chỉ đạo các cháu làm cỗ, còn ông mặc áo dài the khăn xếp, sắp xếp lại bàn thờ, chuẩn bị cho việc lễ Tổ thật trang nghiêm. Ông nói với mọi người: “Nhà ta nhờ phúc ấm Tổ đường phù hộ nên con cháu ngày càng giỏi giang, đỗ đạt làm rạng danh gia tộc, xứng danh con cháu cụ Lý, cụ Bá nhà ta”.

Khi buổi liên hoan đại gia đình vừa kết thúc, bác cả có ý kiến với ông bà và ba mẹ tôi rằng: Bác muốn về quê xin lại mảnh đất các cụ có ngôi nhà 5 gian sân gạch, có vườn cây trước nhà, lấy chỗ thờ tự và đi về chăm sóc phần mộ các cụ tổ tiên. Ý kiến của bác cả đột ngột và bất ngờ khiến ông bà cũng như ba mẹ tôi nói sao cho phải.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ nội tôi là người danh giá, từ xưa đã có nhà cao cửa rộng, ruộng lắm vườn nhiều, có cái ao to trước cửa làng hơn 3 sào Bắc Bộ. Từ năm 1961 vào hợp tác xã nông nghiệp, ao đó được công hữu và trả hoa màu bằng thóc mỗi vụ. Đến năm 1988, hợp tác xã bán thanh lí, hộ nào muốn chuộc lại phải nộp tiền vào mua lại, có hoá đơn là toàn quyền sở hữu. Năm 2019, thành phố đầu tư mở con đường cao tốc chạy qua rìa làng, thế là cả làng đều có mặt đường, sầm uất như phố thị. Cái ao nhà tôi dự án mở đường chạy qua gần hết, số tiền được đền bù tới gần 2 tỉ đồng.Từ đây giá đất ở và giá đất ruộng canh tác cứ tăng vùn vụt. Xưa kia vùng đất này thuộc vùng đồng “chiêm khê mùa thối”, chỉ cấy được một vụ.

Ông tôi là bộ đội nghỉ hưu đã gần chục năm; bà tôi là giáo viên cấp II cũng nghỉ hưu sau ông một năm. Cả hai ông bà sống chung với ba mẹ tôi. Ông bà tôi có 3 người con trai: Bác cả làm giám đốc Công ty thương mại xuất nhập khẩu, gia đình khá giả sống ở Hà Nội, vợ con của bác cả rất thành đạt. Bác hai đi bộ đội hi sinh ở chiến trường Campuchia năm 1978. Ba tôi là con út, khi 2 tuổi ba tôi bị sốt cao co giật, nên trí nhớ không được nhanh nhẹn, học hết cấp II đã nghỉ ở nhà làm ruộng và chăm sóc ông bà.

Cuộc sống gia đình tôi đang yên ấm bỗng bị xáo trộn, việc bác cả đòi xin lại mảnh đất có nhà thờ, ngôi nhà 5 gian lợp ngói ta, cửa bức bàn, ngôi nhà cổ duy nhất còn tồn tại ở làng cho đến ngày nay. Hiện tôi đang công tác trong quân đội, phục vụ tại ngũ nên chuyện đất đai cũng chẳng màng gì. Nhưng ba mẹ tôi cương quyết không đồng ý. Bởi khi xưa ông bà với bác cả và ba tôi đã làm giấy văn tự trao cho ba mẹ tôi quyền sử dụng nhà đất và phụng dưỡng ông bà cho tới lúc qua đời. Ý kiến ấy do chính bác cả đề xuất, và bác cả nói: “Việc giao cho ba mẹ tôi trông nom hương khói thờ cúng tổ tiên và chăm sóc cha mẹ già là phù hợp nhất”. Bác còn đi công chứng cho mỗi nhà một bản.

Từ ngày có con đường chạy qua làng, cuộc sống nông thôn quê tôi có nhiều biến động, việc sản xuất nông nghiệp rất thuận tiện cơ giới, các dự án doanh nghiệp mọc lên như nấm, buôn bán giao thương rất thuận lợi. Đất đai có giá bao nhiêu thì tình thân hạ xuống bấy nhiêu. Sự căng thẳng tình cảm giữa bác cả với ông bà và ba mẹ tôi lên tới đỉnh điểm: Gia đình bác cả nêu ra ý kiến xin lại mảnh đất nhà thờ chưa được mọi người chấp thuận, vì vậy gia đình bác cả tuyên bố sẽ từ bỏ quê hương và mọi người thân trong gia đình!

Bà tôi rơm rớm nước mắt không biết nói sao cho vừa ý hai con, ông tôi buồn phiền nghĩ nát cả óc, chỉ thấy ông thở dài ngao ngán! Ông nghĩ đi, nghĩ lại thấy bác cả nói cũng có lí, xưa nay việc thờ cúng ông bà tổ tiên phải là ngành trưởng mới hợp với đạo lí và phong thủy. Trong sâu thẳm lòng ông vẫn canh cánh nhớ tới câu tục ngữ: “Trưởng bại ông vải vong”. Nhưng khổ nỗi xưa kia chưa có con đường mới chạy qua làng thì nó đùn đẩy cho em để trốn tránh trách nhiệm. Giờ thì văn tự đã kí kết rồi… biết sao bây giờ?

Chuyện bác cả về quê đòi đất xôn xao cả làng. Ông tôi không ngờ tâm tính bác cả lại quay ngoắt như thế! Để gia đình yên ấm, nhiều đêm ông dùng lời hay, lẽ phải khuyên giải ba mẹ tôi để thấu hiểu nhiều hơn lòng dạ ông bà và ghi nhận tấm lòng hiếu thảo của ba mẹ tôi. Để vui lòng ông bà, ba mẹ tôi chấp thuận chia đất cho bác cả.

Khi chuyện chia đất ổn thỏa, ông gọi bác cả về tiếp quản phần đất có ngôi nhà cổ, đảm nhiệm việc thờ cúng tổ tiên mãi mãi. Ba mẹ tôi làm ngôi nhà mới ở phần đất ao còn lại trước cửa làng. Cảm động trước nghĩa cử của ba mẹ tôi, bác cả đã rút cuốn sổ tiết kiệm hơn 300 triệu đồng ủng hộ. Ông bà tôi còn chút vốn liếng riêng cũng trao tất cho ba mẹ tôi, vì là người có công chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ già tới hết đời.

Công việc gia đình giải quyết ổn thỏa, ông tôi lại tiếp tục tham gia công tác cựu chiến binh, sinh hoạt câu lạc bộ thơ của làng; bà tôi thì sinh hoạt câu lạc bộ dưỡng sinh người cao tuổi. Không khí gia đình tôi đã vui vẻ như xưa, lại đầy ắp tiếng nói, tiếng cười của bà con làng xóm đến thăm hỏi chúc mừng cho gia đình ông bà tôi và các cháu, nhân ngày ông bà tổ chức đám cưới Bạc, kỉ niệm 50 năm ngày cưới của ông bà.

Nguyễn Tiến Đức

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.
Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.
Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi

Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.
Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi

Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.
Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Tin khác

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm
Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ông tôi cũng về bên đồng đội cho trọn tình vẹn nghĩa. Cách đây 13 năm về trước, trong đôi mắt của ông tôi lại lắng đọng những nỗi buồn. Ông thường thẫn thờ, đi ra đi vào mang những kỉ vật chiến trường ra hoài niệm.

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà
Bà ngoại tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê Trung du, trong một gia đình nông dân xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Gia đình đông anh em nên từ nhỏ hằng ngày bà đã phải đi chăn trâu cắt cỏ giúp các việc trong nhà; khi lớn lên bà tham gia sản xuất cùng với bà con.

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông
Ông nội tôi tên là Trần Văn Ngần, sinh năm 1930, ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; trong làng vẫn quen gọi ông tôi là ông giáo Ngần.

Những kỉ niệm đẹp về ông nội

Những kỉ niệm đẹp về ông nội
“Yến ơi! Yến! Dậy đi bốn rưỡi rồi” - Tôi giật mình tỉnh dậy. Đó là tiếng gọi của ông nội tôi. Tôi lại nằm mơ về thời đi học cấp III được ông gọi dậy đi học hằng ngày.

Cây mít nội trồng

Cây mít nội trồng
Một ngày chớm vào mùa Hạ, tôi trở về quê nhà, thăm lại khu vườn ngày bé. Ngồi dưới bóng mát cây mít già, nghe tiếng ve râm ran thiết tha trong tàng lá, bỗng nghe lòng nhớ nội biết bao.

Bên ông một thời

Bên ông một thời
Tôi vẫn nhớ câu nói cửa miệng mà đám bạn chăn bò ngày nhỏ vẫn thường nói với tôi bằng giọng ghen tị rằng: “Con Xuyên sướng nhất xóm mình vì có người ông tuyệt vời”. Khi ấy, tôi tủm tỉm cười lấy làm hãnh diện lắm.

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng
Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tôi có dịp về nguồn thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ và Nhà truyền thống xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tại đây, nổi bật là bảng vàng ghi danh các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Trong các chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại nhà truyền thống có di ảnh bà nội tôi - Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Vẹn.

Những bài học từ ông nội...

Những bài học từ ông nội...
Sinh thời, ông nội tôi là người rất nghiêm khắc và cũng rất hài hước. Vốn là một thầy giáo, mê văn chương, báo chí nên ông có rất nhiều truyện ngắn, kịch ngắn, thơ, tản văn, bài báo, nhất là những bài biên khảo được đăng ở nhiều tạp chí, nguyệt san, báo văn nghệ, báo Đảng từ Trung ương đến địa phương. Ông có nhiều đầu sách để lại cho con cháu, mà tôi thích đọc nhất là sách “Hò Nam Bộ”.

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi
Ngày còn bé, cả ngày tôi lẽo đẽo theo ông. Nhà khó, bố mẹ đi làm xa, một tay ông nuôi tôi khôn lớn. Khung trời kỉ niệm tuổi thơ tôi ngập tràn hình bóng trìu mến của ông và những câu chuyện chiến trường ông kể.

Vườn lá dong của bà ngoại

Vườn lá dong của bà ngoại
Nhà bà ngoại tôi ở xóm dưới cùng xã với nhà bà nội tôi. Mẹ bảo: Gần nhà bà ngoại nên cũng tiện. Khi tôi còn nhỏ, những lúc mẹ và bà nội bận việc, mẹ lại bế tôi xuống gửi bà ngoại.
Xem thêm
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Trong 5 ngày nghỉ lễ 138 người chết, 285 người bị thương vì tai nạn giao thông

Trong 5 ngày nghỉ lễ 138 người chết, 285 người bị thương vì tai nạn giao thông

Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia (ATGT) cho biết, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an, trong 5 ngày nghỉ lễ (từ ngày 27/4 - 1/5), toàn quốc xảy ra vụ 347 tai nạn giao thông, làm chết 138 người, bị thương 285 người.
Danh tính 6 nạn nhân tử vong trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Danh tính 6 nạn nhân tử vong trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Vào khoảng 9h sáng 1/5, tại Công ty gỗ Bình Minh (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) có nhiều công nhân tới làm việc thì bất ngờ tiếng nổ lớn vang lên. Mọi người hốt hoảng kiểm tra, phát hiện có nhiều người bị thương, số khác nằm bất động, xung quanh nhiều đồ
Về vụ bán 3 quả dứa giá 500 nghìn đồng cho du khách nước ngoài

Về vụ bán 3 quả dứa giá 500 nghìn đồng cho du khách nước ngoài

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên,
Phiên bản di động