Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Họ kể câu chuyện của cộng đồng Xê Đăng trên sắc màu thổ cẩm, ở đó không chỉ là hồn cốt của dân tộc, mà ngày càng phát triển mạnh hơn, vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa…

Sắc màu Xê Đăng

Bên khung dệt bằng tre nứa, đôi tay và Y Khen (thôn Đắk Niêng, xã Măng Bút, Kon plong, Kon Tum) lúc nào cũng thoăn thoắt và mềm mại. Y Khen học nghề dệt thổ cẩm từ mẹ và bà ngoại khi mới 15 tuổi. Cũng như bao cô gái khác, người con gái Xê Đăng nào cũng biết trồng bông, kéo sợi, nhuộm sợi và dệt vải. Tuy nhiên, kể từ khi sợi chỉ có mặt nhiều trên thị trường, chị em không còn phải tốn nhiều công sức trồng bông, xe sợi mà mua sợi về dệt. Dần dần nghề trồng bông thất truyền. Nghề dệt thổ cẩm cũng chấp chới bên bờ quên lãng khi quần áo may sẵn về đến tận đầu làng với giá rẻ.

Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm
Bà Y Khen (trái) và nhiều phụ nữ Xê Đăng nỗ lực phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Nhờ tính cần cù, khéo léo mà thổ cẩm được trao truyền và gìn giữ, góp phần phát triển kinh tế và làm giàu thêm nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng.

Ở Đắk Niêng này, nhiều phụ nữ như Y Khen với Y Doa, hay Y Trương như những con ong cần mẫn dệt vải mỗi ngày, vừa để tạo sinh kế vừa để giữ gìn. Y Khen bảo, bà yêu nghề dệt thổ cẩm như cái cách của người Xê Đăng yêu nhà Rông, bến nước. Bà yêu những vẻ đẹp của những người đàn ông, phụ nữ khoác lên mình bộ áo quần thổ cẩm rồi cùng nhau đánh chiêng, múa xoang trong hương men rượu cần bên bếp lửa bập bùng mỗi mùa lễ hội. Vì vậy, bằng mọi cách, Y Khen với Y Doa dệt vải để giữ nghề dệt thổ cẩm. “Thời gian đầu, bà con vẫn quyết không nghe nhưng sau này họ cũng xuôi vì thấy tôi nói đúng”, Y Khen thủ thỉ như thế khi vừa luồn sợi dệt vải.

Để có những tấm vải thổ cẩm đẹp với những đường nét, hoa văn độc đáo là một quá trình lao động sáng tạo khá công phu. Đường nét, màu sắc hoa văn trên trang phục mang những ý nghĩa khác nhau theo quan niệm của mỗi đồng bào. Qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân, mỗi tấm thổ cẩm như là một tác phẩm nghệ thuật giàu hình tượng, biểu cảm. Những nữ nghệ nhân ở Măng Bút này đã truyền hơi thở của cuộc sống vào từng hoa văn, từng đường dệt, màu sắc, thổi vào đó cái hồn mang yếu tố tâm linh, huyền bí và cả ước muốn, sức sống của cộng đồng.

 Nghề dệt thổ cẩm truyền thống được gìn giữ, phát huy ở Măng Bút.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống được gìn giữ, phát huy ở Măng Bút.

Trong xu thế hòa nhập hiện nay, trang phục truyền thống không được giới trẻ ưa chuộng nhiều, tuy nhiên các bà, các mẹ vẫn tỉ mẩn miệt mài phơi sợi, dệt vải, nhuộm chàm… làm từng bộ quần áo, chiếc khăn, tấm choàng với mong muốn lưu giữ nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống dân tộc.

Trong những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm vẫn được các bà, các mẹ, các chị ở Măng Bút duy trì. Để thu hút du khách, những nghệ nhân ở đây đã phối hợp các màu sắc truyền thống như trắng, đỏ, đen, xanh đen, vàng, cam đỏ... cùng nhiều màu sắc khác để tạo ra gam màu phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Các sản phẩm từ nghề dệt chủ yếu là khăn choàng cổ, áo, chăn đắp, khố, túi xách... với giá thành phù hợp, tấm choàng giá 400 nghìn đồng; túi xách tay giá 300 nghìn đồng; bộ áo váy nữ giá 1 triệu đồng; áo nam giá 300-400 nghìn đồng.

Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể trong huyện Kon Plong luôn quan tâm và có nhiều giải pháp động viên các nghệ nhân và người dân trong huyện khôi phục, giữ gìn và phát triển các nghề truyền thống theo chương trình MTQG 1719. Trong đó xác định mục tiêu công tác bảo tồn, phát huy nghề truyền thống. Hiện nay nghề truyền thống trên địa bàn huyện Kon Plông cần khôi phục và bảo tồn gồm 7 nghề gồm: Dệt thổ cẩm, đan lát, rèn, chế tác nỏ, làm rượu ghè, tạc tượng, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống. Trong đó đẩy mạnh việc phát triển 3 nghề đó là: Dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu ghè.

Ngày 14/5/2024 tại thôn Đăk Lanh (xã Măng Bút) đã ra mắt mô hình “Nhóm phụ nữ dệt thổ cẩm” cho phụ nữ Xê Đăng trên địa bàn do Hội LHPN huyện Kon Plông phối hợp với UBND xã Măng Bút tổ chức. Đây là mô hình nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho phụ nữ dân tộc thiểu số, đồng thời gìn giữ, lưu truyền nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Xê Đăng. Tổng kinh phí thực hiện là 103 triệu đồng. Trong đó, 63 triệu đồng để làm khung dệt, mua chỉ màu và mở các lớp tập huấn truyền dạy nghề dệt, 50 triệu đồng do hộ gia đình có thành viên nhóm dệt đối ứng để làm mới, tu sửa mở rộng diện tích nhà ở có khu vực ngồi dệt vải.

Những sắc màu thổ cẩm Xê Đăng
Những sắc màu thổ cẩm Xê Đăng

Ông A Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Măng Bút cho biết, thời gian qua, UBND xã tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân trên địa bàn phát triển một số nghề truyền thống nhiều tiềm năng của địa phương như dệt thổ cẩm, đan lát, rèn, làm nhạc cụ, đàn bầu. Trong đó đặt hàng các nghệ nhân làm ra các sản phẩm thổ cẩm với mẫu mã đẹp mắt để trưng bày, quảng bá, trao đổi mua bán tại các quầy trưng bày, điểm du lịch. Mục tiêu của chính quyền các cấp là không chỉ giúp người dân bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống mà còn tạo ra được các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch, đồng thời tìm kiếm các kênh tiêu thụ, tạo điều kiện cho người dân có nguồn thu nhập từ sản phẩm làng nghề. Từ đó giúp bà con gắn bó hơn với nghề truyền thống này. Hiện nay, mô hình bảo tồn nghề dệt thổ cẩm kết nối du lịch di sản tại Măng Bút đã góp phần bảo tồn và phát huy mạnh mẽ các giá trị di sản văn hóa dân tộc Xê Đăng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tỉnh Kon Tum cũng đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, tôn vinh đã giúp cho đồng bào các DTTS trên địa bàn hiểu được giá trị văn hóa, giá trị hàng hóa mà thổ cẩm mang lại như Chương trình nghệ thuật “Đăk Hà ngày mùa”, chương trình “Đêm hội áo dài” do Hội LHPN tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức; lễ đón nhận nhãn hiệu chứng nhận Dệt thổ cẩm Kon Tum… qua đó, góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS nói chung và góp phần phát triển sinh kế cho phụ nữ DTTS nói riêng.

Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Đến nay, huyện Kon Plông có 3 sản phẩm truyền thống được đầu tư phát triển hiệu quả, thường xuyên được mua bán, kí gửi tại các quầy trưng bày là rượu cần truyền thống, sản phẩm đan lát và dệt thổ cẩm. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm truyền thống khác thường xuyên được quảng bá, kết nối với người tiêu dùng thông qua các hoạt động tại các dịp lễ hội, hội thi, hội nghị, chợ phiên. Nhiều điểm, khu du lịch như thị trấn Măng Đen, xã Măng Cành, xã Đăk Tăng đã làm tốt việc quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm truyền thống gắn với du lịch. Ngoài ra, một số địa phương như xã Hiếu, Pờ Ê, Măng Bút đang tích cực vận động tuyên truyền, từng bước khôi phục, phát triển các nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một.

Tiêu Dao - Ngô Na

Tin liên quan

Tin khác

Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam
Chiều 26/11, tại Hải Phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp UBND TP Hải Phòng tổ chức Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024.

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng
UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức khai trương Dự án Chính quyền số TP Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024
Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST).

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng
Hải Phòng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề xuất dự án cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cây cầu vượt biển thứ 2 từ nội thành Hải Phòng ra đảo Cát Hải.

Đầy cảm xúc với “tiết học đặc biệt” về lòng biết ơn

Đầy cảm xúc với “tiết học đặc biệt” về lòng biết ơn
Sáng 15/11/2024, Trường Tiểu học thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) đã tổ chức chuyên đề Đội cấp thành phố - Giáo dục Đạo đức, kỹ năng sống với chủ đề “Công cha, Nghĩa mẹ, Ơn thầy’.

Hội Cựu TNXP các huyện Hàm Thuận Nam, Bắc Bình đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 2024-2029

Hội Cựu TNXP các huyện Hàm Thuận Nam, Bắc Bình đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 2024-2029
Trong 2 ngày 12 và 14/12 Hội Cựu TNXP các huyện Hàm Thuận Nam, Bắc Bình đã tổ chức Đại hội Cựu TNXP lần thứ V nhiệm kỳ 2024-2029. Đến dự có bà Vũ Thị Ngọc Liên, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh, đại diện lãnh đạo huyện, các ngành, đoàn thể, các đại biểu từ các hội cơ sở.

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
TP Hải Phòng vừa tổ chức Chương trình Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Ban Bí thư chuẩn y tân Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Ban Bí thư chuẩn y tân Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng
Thành ủy Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y nhân sự tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng.

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng
Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong khắc phục hậu quả bão số 3

Khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong khắc phục hậu quả bão số 3
UBND quận Kiến An vừa tổ chức Hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão số 3 và lũ khẩn cấp trên địa bàn quận.

Đời sống, văn hóa phát triển nhờ làm du lịch

Đời sống, văn hóa phát triển nhờ làm du lịch
Đa phần du khách khi đến Quảng Ninh đều nghĩ đến du lịch biển, nhưng ở Quảng Ninh còn có du lịch vùng cao mà người làm du lịch đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Chùa Hang có vị thế với lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển cả. Đây được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam.

Hải Phòng: Tháo gỡ khó khăn tại dự án tuyến đường từ đường bộ ven biển đến Ngã ba Vạn Bún

Hải Phòng: Tháo gỡ khó khăn tại dự án tuyến đường từ đường bộ ven biển đến Ngã ba Vạn Bún
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ vừa kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ đường bộ ven biển (Km1+00) đến Ngã ba Vạn Bún (đường Lý Thái Tổ) quận Đồ Sơn.

Chủ tịch UBND quận Hải An được điều động giữ chức Giám đốc Sở TN&MT TP Hải Phòng

Chủ tịch UBND quận Hải An được điều động giữ chức Giám đốc Sở TN&MT TP Hải Phòng
UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT).

Tiền Giang ủng hộ Hải Phòng 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão số 3

Tiền Giang ủng hộ Hải Phòng 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão số 3
Đoàn công tác của tỉnh Tiền Giang vừa tới thăm, động viên và trao kinh phí 1 tỷ đồng ủng hộ TP Hải Phòng khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

TP Hải Phòng vừa tổ chức Chương trình Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.
Hải Phòng: Phát động Tháng cao điểm vì người nghèo năm 2024

Hải Phòng: Phát động Tháng cao điểm vì người nghèo năm 2024

Sáng 13/11, Uỷ ban nhân dân - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng phối hợp tổ chức Hội nghị phát động Tháng cao điểm vì người nghèo năm 2024.
Nhựa Tiền Phong: Trao tặng 1000 mũ bảo hiểm và xe đạp cho học sinh

Nhựa Tiền Phong: Trao tặng 1000 mũ bảo hiểm và xe đạp cho học sinh

Một nghìn chiếc mũ bảo hiểm và 20 chiếc xe đạp đã được công ty Nhựa Tiền Phong trao tặng trong chương trình ra mắt công trình cổng trường an toàn giao thông tại huyện Tiên Lãng (TP Hải Phòng).
Phiên bản di động