Nghề luật sư ở Việt Nam: Vui, buồn và… những đam mê

Nghề nào cũng có những vui, buồn, những góc khuất và những đam mê. Riêng nghề luật sư ở Việt Nam, những yếu tố này càng được bộc lộ rõ. Để góp phần cho xã hội hiểu thêm về nghề luật sư ở Việt Nam, Báo Ngày mới online giới thiệu bài của luật sư Hoàng Văn Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa, Đoàn luật sư TP Hà Nội (Tít bài do tòa soạn đặt)…

Phiên tòa sáng nay kết thúc sớm hơn dự tính. Tôi nhanh chóng di chuyển đến một quán cà phê nhỏ ở con phố đối diện, để chuẩn bị gặp khách hàng theo lịch hẹn. Nhấp một ngụm cà phê nâu đá, tôi bâng quơ nhìn ra dòng người tấp nập ngoài phố, rồi tư lự một mình. Những ngày Tết cận kề, mặc nhiên phố phường cũng có phần sôi động và vội vã hơn. Cái không khí ngày cuối năm dễ khiến người ta bồn chồn với nhiều suy tư. Tôi nghĩ về phiên tòa ban sáng, về những điều chuẩn bị trao đổi với khách hàng, rồi đọc vài trang báo mạng về những tin tức thường nhật. Trong vài khoảng lặng, tôi lại nghĩ về mình, về cuộc sống, về nghề luật sư bao năm tôi theo đuổi…

Nghề nghiệp đến với mỗi người như một cái duyên. Người ta vẫn thường nói: Nghề chọn người, chứ người không chọn được nghề. Câu nói đó, ngẫm lại chính bản thân mình tôi mới thấy đúng.

Luật sư Hoàng Văn Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa
Luật sư Hoàng Văn Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa

Tôi vốn xuất phát là một chàng trai chuyên sử. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tôi ôn thi vào trường sư phạm, nhưng thiếu điểm nên mất thêm một năm ở nhà dùi mài kinh sử. Cuối cùng, tôi chọn thi vào Đại học Luật Hà Nội, dù ngành luật đối với tôi lúc đó không phải niềm yêu thích. Thời điểm tôi ra trường, vào những năm 2006 – 2007, lúc ấy ngành luật chưa có nhiều cơ hội việc làm như hiện tại. Cử nhân luật chúng tôi, hoặc về làm việc tại các cơ quan Nhà nước ở địa phương, hoặc tiếp tục theo học khóa đào tạo luật sư tại Học viện Tư pháp, để lấy chứng chỉ hành nghề. Ban đầu, tôi cũng về quê làm việc tại Sở Tư pháp, nhưng cảm thấy công việc Nhà nước khá gò bó, không phù hợp với mình, nên quyết định nghỉ việc, lựa chọn đi theo hướng còn lại. Vẫn phải thừa nhận một lần nữa, vào vào thời điểm đó, tôi đến với nghề luật sư không xuất phát từ niềm đam mê, chỉ nghĩ đơn giản, có lẽ đó là công việc khả quan nhất.

Nhưng giờ đây, sau hơn mười năm hành nghề, “chinh chiến” qua bao vụ án lớn nhỏ, tôi càng cảm thấy được lựa chọn của mình là đúng đắn, càng làm càng thấy yêu, tự hào và gắn bó với nghề. Chẳng phải ngẫu nhiên, người ta vẫn nhắc về nghề luật sư là một trong những nghề cao quý của xã hội, bởi đó là nghề hội tụ những câu chuyện nhân tình thế thái, những nỗi buồn, góc khuất của cuộc đời, số phận con người. Cái nghề cần có kiến thức vừa sâu, vừa rộng, vừa cần có kĩ năng và kinh nghiệm, ứng xử nhanh nhạy, đặc biệt phải có đạo đức, tâm huyết.

Luật sư Hoàng Văn Tùng tranh tụng trong một vụ án
Luật sư Hoàng Văn Tùng tranh tụng trong một vụ án

Thật vậy, công việc này đã mang đến cho tôi nhiều bài học giá trị mà tôi muốn gói gọn trong hai chữ: “Tâm” và “Nhẫn”. Trong nghề luật sư, “Tâm” là tận tụy, tâm huyết và cống hiến hết mình; tháo gỡ, xử lí đến cùng mọi vấn đề mà khách hàng yêu cầu. “Nhẫn” là kiên tâm nhẫn nại, không vì khó mà ngại, không vì khổ mà chùn bước. Công việc của người luật sư, đặc biệt luật sư chuyên về tranh tụng, là công việc đặc thù mà khó khăn lớn nhất. Tôi cho rằng, chính là phải làm việc trong môi trường hệ thống pháp luật lỏng lẻo, nhiều lỗ hổng mà những người nắm trong tay quyền vận hành bộ máy Nhà nước thì cứng nhắc, bảo thủ, thường xuyên gây khó dễ cho luật sư trong quá trình đồng hành cùng thân chủ đi tìm lại công bằng, công lí.

Bởi vậy, trong suốt nhiều năm hành nghề luật sư, niềm vui của tôi thì ít mà nỗi buồn, nỗi trăn trở nhiều vô kể. Nghề nghiệp cho tôi cơ hội tiếp xúc với nhiều số phận trong xã hội, chủ yếu là những người dân lam lũ, vất vả. Những người dân hàng chục năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, sinh tồn cùng đồng ruộng, cuối cùng lại bị lợi dụng sự “thấp cổ bé họng” để lấy đất, rồi bồi thường với giá rẻ mạt một cách ngang nhiên, tùy tiện và bằng thái độ thờ ơ, vô cảm. Cái thờ ơ, vô cảm từ “trên” xuống “dưới” ấy, chính là một trong những yếu tố gây nên nỗi buồn lớn nhất cho người luật sư. Sự thật khách quan, hay nguyên tắc thượng tôn pháp luật, cũng không chiến thắng được ý chí chủ quan của những cơ quan công quyền. Có những vụ kiện tôi theo đuổi từ năm này qua năm khác, có nhiều vụ bị xử thua một cách oan ức, bằng những phán quyết lạnh lùng, cố tình triệt tiêu sự thật, dù rõ ràng giấy trắng mực đen... Tôi vẫn nhớ phiên tòa hình sự gần đây nhất tôi tham gia bào chữa, phiên tòa xét xử vụ đại án Thủy điện Sơn La, liên quan đến công tác thu hồi đất và bồi thường, tái định cư. Có thể nói, đó là vụ án để lại trong tôi, cũng như nhiều luật sư đồng nghiệp nhiều trăn trở nhất, bởi vụ án rõ ràng có dấu hiệu oan sai, nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn dựa trên những tài liệu, chứng cứ vô cùng mờ nhạt, lỏng lẻo để áp đặt ý chí chủ quan bằng một bản án cho 17 bị cáo, khi các yếu tố cấu thành tội phạm không được chứng minh. Phán quyết của Tòa án không xuất phát từ kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Đây cũng là một trong những điều đáng lo ngại nhất của những người hành nghề luật sư chân chính, khi tình trạng “án bỏ túi”, “án chỉ đạo”, “thỉnh thị án” hay cơ chế thống nhất đường lối giải quyết liên ngành, đang làm triệt tiêu khả năng tìm kiếm công lí và sự thật.

Luật sư Hoàng Văn Tùng và nhà báo Trần Mỹ, phóng viên Báo Người cao tuổi
Luật sư Hoàng Văn Tùng và nhà báo Trần Mỹ, phóng viên Báo Người cao tuổi

Mặc dù vậy, chưa bao giờ tôi chán nản với nghề, bởi chúng tôi đã nỗ lực đến cùng. Và dẫu sao, dù thành công hay thất bại, đó cũng là cái nghiệp mà người luật sư phải chấp nhận mang vác trong suốt thời gian hành nghề. Nói về niềm vui trong nghề thì hiếm hoi, nhưng không phải không có. Tôi vui vì đã giúp biết bao thân chủ tháo gỡ được những vướng mắc của họ, trong các quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại... Vui mừng vì nhờ bài bào chữa của mình trong các vụ án hình sự, mà thân chủ được giảm mức án. Vui mừng vì tại các phiên tòa hành chính, bằng phát biểu của mình, tôi đã lên tiếng thay cho bao người dân nghèo, không chỉ về các vấn đề pháp lí, quyền và lợi ích chính đáng của họ, mà còn là những tâm tư, nguyện vọng của người dân, mà chính quyền và các cơ quan tố tụng chưa thấu hiểu… Nhìn chung lại, với tôi, điều làm nên niềm vui, động lực và cũng khiến tôi trân quý nhất, đó chính là sự ghi nhận từ những thân chủ của mình. Dù bị o ép vào tình cảnh ngặt nghèo nhất, họ vẫn tin tưởng vào pháp luật và đặt niềm tin triệt để vào luật sư.

Ngày nay, thế hệ trẻ đang hướng đến nghề luật sư nhiều hơn. Điều đó cho thấy nghề nghiệp này đang có rất nhiều triển vọng. Những người luật sư được tôn vinh, bởi họ phụng sự cho công lí, đóng góp cho công cuộc cải cách tư pháp của Đảng, của Nhà nước. Nhưng giống như ánh hào quang của người nghệ sĩ trên sân khấu, thế hệ trẻ tất nhiên chưa mường tượng hết những khó khăn khi thực sự bước chân vào.

Tôi nghĩ, bất cứ một nghề nào, một cá nhân nào cũng đều có một thời kì khởi đầu đầy gian nan, trước khi được xã hội ghi nhận và coi trọng. Nhưng “ngọc bất trác bất thành khí”, mọi thành công, vinh quang đều không tự nhiên có được. Nó đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó việc rèn giũa, phát triển nhân tố “con người”, đặc biệt cái “tâm” với nghề là điều cực kì quan trọng. Người luật sư muốn tồn tại, phải là người trước hết sống bằng cái tâm trong sáng, theo nghề bằng con đường chân chính, bằng việc vận dụng đúng pháp luật. Và sau cùng, tôi luôn lấy đó làm “kim chỉ nam” trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

Trước thềm năm mới, dẫu còn nhiều tâm sự chưa thế nói hết trong khuôn khổ hạn hẹp này, song tôi muốn được góp tiếng nói của mình để truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ, những người đang định hướng theo nghề luật sư trong tương lai, đồng thời cũng là chia sẻ cùng những luật sư đồng nghiệp về những khó khăn, thách thức trước mắt, mà chúng ta phải đối mặt. Đứng trước những trái ngang của cuộc sống, những khó khăn, áp lực và sự gian truân trong công việc, tôi hi vọng chúng ta, những người hành nghề chân chính sẽ luôn giữ được sự bình tĩnh và bản lĩnh của mình; lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp mà mình đã theo đuổi, tin tưởng vào công lí, vào sứ mệnh vinh quang của nghề nghiệp.

Luật sư Hoàng Văn Tùng

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Một buổi chiều, Linh thong thả điều khiển chiếc xe máy điện từ cơ quan về nhà. Đầu hạ nên trời vừa có nắng vàng, vừa có chút gió mát, làm Linh thấy lòng thư thái ! Bất chợt, một chiếc xe tang chạy qua, Linh giật thót khi nhìn thấy di ảnh của người đã khuất: “Ông Tò !” - Linh thốt lên thành tiếng - Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi sao?...
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

“Đố em biết hoa gì ?” - Người đồng nghiệp nơi xa gửi vào Zalo cho tôi hình ảnh một bông hoa trong vườn nhà và nhắn hỏi với vẻ đắc ý, ngờ rằng một đứa sống ở phố xá như tôi sẽ chẳng bao giờ trả lời đúng. “Ơ ! Hoa hành” - câu trả lời của tôi đã làm bạn ấy… thất vọng. Vì bạn không biết rằng đây chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng mà mùi hăng của nó thì không thể nhầm lẫn với bất kỳ thứ mùi nào khác.
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.

Tin khác

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi
Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi
Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!

Bài học từ con cúi của nội tôi

Bài học từ con cúi của nội tôi
Bà nội tôi sinh 11 người con, ba tôi là út, nên khi tôi bắt đầu đi học thì bà đã ngoài 70 tuổi, nhưng bà vẫn khoẻ mạnh, hằng ngày vẫn đi giựt tàu dừa khô, làm cỏ, xới đất trồng rau trong vườn. Bà bảo, còn mạnh tay mạnh chân thì để bà làm, coi như thể dục để giãn gân giãn cốt. Với bà, chỉ có người lười, người bệnh mới nằm không, chứ còn sức thì còn làm việc, bởi lao động cũng là niềm vui.

Kí ức cùng ngoại

Kí ức cùng ngoại
Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, hình ảnh ông bà nội, ông bà ngoại luôn hằn sâu trong tâm trí mỗi người. Những kỉ niệm đẹp về bà ngoại vẫn còn nguyên trong tôi, cho dù tóc tôi đã muối tiêu và bà cũng không còn nữa.

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu
Ông tôi tên là Đặng Văn Trụ, ở làng Hạ Bỳ, tổng Hạ Bỳ xưa, nay là xã Xuân Lộc, huyện Thanh thủy, tỉnh Phú Thọ, năm nay đã ngoài 80 tuổi, về hưu trên hai thập kỉ, mọi người yêu kính ông tôi gọi là cụ giáo về hưu.

Niềm vui của ông tôi

Niềm vui của ông tôi
Bà mất, con cháu ở xa về đầy đủ lo việc hiếu cho bà xong thì lại “mỗi người mỗi ngả”, còn nhà cửa, công việc, bỏ sao được. Vườn, nhà chỉ còn ông, một mình lủi thủi vào ra.

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi
Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi
Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.
Xem thêm
Khó nói chuyện tuổi già

Khó nói chuyện tuổi già

LTS: “Bảy mươi vẫn thương nhau như thuở mới cưới, mà ngọn lửa yêu đương cứ lụi dần…” Chuyện nghe quen mà vẫn cứ… ngại nói! Thực ra, sinh lí tuổi già suy giảm không phải “trời bắt”, cũng không phải “hết thời” mà là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng và biết cách chăm sóc, NCT hoàn toàn có thể giữ lửa yêu thương, thậm chí còn ấm áp hơn cả thời son trẻ.
Thảnh thơi tuổi xế chiều

Thảnh thơi tuổi xế chiều

Nhắc đến tuổi già, có thể nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh một người thiếu sức sống, sức khỏe tinh thần, thể chất suy giảm, cơ hội nghề nghiệp và xã hội hạn chế, cô đơn, mất phương hướng. Song, rất nhiều NCT đã đem đến cái nhìn tích cực về tuổi già. Họ sống một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ, ý nghĩa và vẫn giữ vai trò tích cực trong xã hội, bởi họ đã chuẩn bị tâm thế để có một “tuổi già chủ động”.
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Khánh thành "nhà nghĩa tình Cựu chiến binh" tại Thanh Hóa

Khánh thành "nhà nghĩa tình Cựu chiến binh" tại Thanh Hóa

Khánh thành nhà “Nghĩa tình CCB” cho gia đình hội viên CCB Mã Hồng Phàn (thôn 7, xã Tân Tiến, tỉnh Thanh Hóa), bàn giao kinh phí hỗ trợ xây nhà 80 triệu đồng
Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Không ít lần chúng tôi cùng các Mạnh Thường Quân đến Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mới thấy những hoàn cảnh cầm được hỗ trợ của những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Và việc thiết thực nhất là chăm lo những bữa ăn miễn phí để giúp họ yên tâm hơn lo điều trị bệnh, không phải lo cái ăn hàng ngày…
Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh tại địa phương.
Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Ông vẫn thường sẻ chia với các thi hữu như vậy trong các kì sinh hoạt chuyên đề bộ môn thơ CLB Thăng Long, Hà Nội. Ông là cựu chiến binh (CCB) Cao Văn Khoa, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên thơ CLB Thăng Long, hiện ở 33/12 Nguyễn Cảnh Dị, TP Hà Nội.
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật.
Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Đó là chia sẻ của nhà báo Phạm Xuân Yên, hiện ở số nhà 64, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập báo Kiên Giang.
Phiên bản di động