Hoa vàng bến đợi

Chiều buông trên bến sông nở đầy hoa sao nhái. Bầu trời đỏ, mặt sông đỏ, hoa sao nhái vàng bất chợt cũng bị nhuộm đỏ như đang thắp lửa lung linh để đốt cháy rụi cảnh thiên nhiên của những ngày đầu Hạ ở một vùng đồng bằng xa xôi hẻo lánh.

Bà Năm đứng dưới bến nhìn hoa sao nhái nở đã con mắt. Đám sao nhái này bà trồng từ hồi giữa mùa Xuân. Miền quê nắng cháy, bà Năm tưởng tụi nó đã chết héo chết rũ, nhất là khi một đợt nước mặn tràn vào sông. Vậy mà giờ nó thắp lửa, nhìn sướng quá, bà Năm bụm miệng cười. Con út bên kia sông ngồi giẫy đám cỏ nước mặn quăng xuống sông, than không biết chừng nào mưa vô mùa, nó đợi mưa, cây cối đợi mưa, cả một miền quê khô cằn này đang đợi chờ một cơn mưa tắm tưới cho đất đai mỡ màu. Thấy bà Năm bật cười một mình, cũng lâu lắm rồi nó mới thấy bà Năm cười tươi vậy, chắc là có chuyện vui, con út ríu ran:

- Chuyện gì vui dữ vậy, Năm ơi!

Bà Năm vẫn không rời mắt khỏi đám hoa sao nhái. Loại này nở sung mãn. Nhìn nó, bà Năm như được tiếp thêm sức sống, niềm hi vọng. Những thứ đó, đã có lúc bà Năm tưởng rằng mình đang dần mất mát.

- Ừ thì ngắm hoa, hoa đẹp thì lòng mình cũng đẹp, cuộc đời đáng sống quá chớ...

Minh họa Lão Trần
Minh họa Lão Trần

Con út thấy hôm nay bà Năm lạ quá, nói chuyện văn vẻ, không còn cái mặt ủ dột u sầu thường ngày. Người già thật lạ, lúc vui, lúc buồn; lúc héo úa phai tàn, lúc hồn nhiên như một đứa con nít. Như mới hôm qua bà Năm còn khóc rỉ rả trong buổi hoàng hôn, con út nghe tiếng khóc bơi xuồng sang sông tấp vào bến sông có hoa sao nhái nở. Người già thường nhạy cảm. Có đủ lí do để bà Năm bật khóc, bà khóc vì nhớ con. Tất nhiên rồi, đứa con gái của bà cũng trạc tuổi con út, đi xa từ bấy đến nay vẫn chưa về thăm bà, chưa biết nó ở đâu, sống như thế nào. Cũng có khi bà khóc vì một nguyên nhân hết sức lạ đời, trong cơn tức tưởi, bà Năm hỏi con út “chừng nào mưa vô mùa”. Con út lắc đầu, “nắng mưa là chuyện của trời, làm sao con biết được, Năm ơi!”...

Mưa vô mùa. Mùa mưa thường bắt đầu bằng một cơn mưa tầm tã kéo dài từ sáng sớm đến tối mù, kèm theo sấm chớp. Có khi nửa đêm bị đánh thức vì tiếng mưa ầm ầm dội xuống mái lá, nước đổ ào ào đầy tràn cái lu bên hè, gió xé toạc mấy tàu lá chuối non xanh mơn mởn.

Những đêm mưa như thế, Ngọt không ngủ được. Tiếng mưa làm Ngọt bồn chồn, Ngọt nghe trong đó có tiếng ai gọi mình, khi điềm nhiên, khi rống riết. Cô kéo mền trùm kín đầu, bịt kín tai để không nghe tiếng mưa nữa. Rồi thì tiếng sấm chớp đùng đùng. Ngọt ngồi bật dậy thao thức cho đến khi trời sáng và mưa ngừng hẳn.

Ngọt sống với bà Năm trong căn nhà nhỏ bên bờ sông, trước nhà có bãi đất trống bà Năm trồng toàn hoa sao nhái. Sau đêm mưa, hoa sao nhái dập nát, cánh hoa rụng đầy mặt đất. Bà Năm tặc lưỡi tiếc nuối, nước mắt bà chảy xuống ròng ròng, còn Ngọt thì trách bà Năm lãng xẹt, đi khóc vì mấy thứ hoa linh tinh. Đời có nhiều điều đáng để người ta rơi nước mắt hơn là một đám hoa bơ sờ sau cơn giông bão tối qua. Bà Năm vẫn khóc, khóc rưng rức, ngon lành, lòng bà chua chát. Mưa đã ngừng rơi nơi xóm nhỏ. Chiều Ngọt ra bờ hoa sao nhái ngồi nhìn con sông cong cong, uốn qua bãi đất mềm có ngôi chùa nhỏ xíu và tiếng mõ râm ran của sư thầy Thích Thịnh, khuất hút sau màu xanh tre trúc. Cảnh quê thanh tịnh nhưng lòng cô thì rối bời. Bao giờ cô cũng cảm thấy trong đầu mình lửng lơ nhiều dấu hỏi. Kể từ khi bà Năm nói với cô sự thật về cội nguồn, gốc gác của cô, không phải là câu “Mày từ đất nẻ chui lên”, “Hồi xưa, má tìm gặp mày dưới gốc tre trước sân chùa”... mà bà Năm nói với cô mỗi lần cô hỏi: “Má ơi, má à, ba con đâu, hả má?”.

“Ba con đâu hả má?”, “Ba con là ai hả má?” - Ngọt thường hỏi má như thế, rồi cả hai má con cùng nhau lặng đi.

- Xem như là không có ba đi con! - Bà Năm nói giọng buồn so.

Nhưng ai trên đời lại chẳng có ba? Chẳng có ba làm sao con người có mặt trên đời. Ngọt biết là bà Năm nói dối. Đôi lúc Ngọt thấy mình tệ quá, mười mấy, hai mươi tuổi đầu mà chưa biết mặt ba mình, cũng không có bất kì một tin tức nào về ba. Ngọt chỉ biết mỗi má, từ nhỏ được má bồng bế, chăm chút từng miếng ăn, giấc ngủ... Đôi lần khoé mắt Ngọt ươn ướt khi thấy ai đó được ba cõng đi trên bờ sông dài, trên chiếc xuồng con con, đứa trẻ ngồi trước mũi, ba ngồi sau lái, cùng lướt trên ngọn sóng quê hương giữa mùa hoa súng tím lô nhô triền bãi. Cô ước ao được một lần như thế. Má nói “đời mà, mỗi người, mỗi số”, có ai giống ai đâu.

Không một hình dung nào về ba. Nếu ba mất thì nhất định đã có nấm mồ cỏ xanh, có di ảnh trên bàn nghi ngút khói để Ngọt ra vào đều nhìn lên đó mà thấy lòng mình ấm áp lạ lùng. Ngọt chỉ nghe được trong những đêm mưa có tiếng ai đó đang gọi mình, hình như là tiếng của ba - cô nghĩ vậy vì nghe tiếng gọi thân thương và ấm áp lắm. Cô vùng dậy để được gặp ba, nhưng chỉ còn tiếng mưa rơi đều đều sau khi cô thức giấc.

Mắt bà Năm nhìn ra vuông sân, đăm chiêu. Sao nhái vàng vẫn đều đặn thắp lửa mỗi buổi chiều nắng xuống.

Con út nói với Ngọt tỉnh bơ:

- Kiếm tìm chi một hình ảnh, chị Ngọt ơi! Như em đây nè, không có ba, em vẫn sống tốt. Em có đòi hỏi gì đâu. Má vẫn lo cho em chu đáo, rồi má đi lấy chồng, em tự lo cho bản thân mình. Mọi thứ êm ru chớ gì.

Nhưng ba của con út về với đất, mộ còn trong khoảng vườn có mùi xoài cát Hoà Lộc chín thơm nức nở. Còn ba của Ngọt làm gì, đi đâu, mãi là một dấu hỏi lớn trong đầu cô...

Ngọt quyết định ra đi. “Chừng nào kiếm được ba, con về”. Ngọt nói vậy, bà Năm buồn lắm nhưng không nỡ can ngăn. Hôm Ngọt đi, hoa sao nhái trổ đẹp lắm, rực rỡ cả một khoảng sân dài, kéo sát xuống mé nước. Sông dềnh dàng nước, bà Năm ngồi co ro bên luống hoa sao nhái nhìn Ngọt quá giang xuồng con út qua sông rồi đi. Sang sông, cô còn ngoái lại nhìn bà Năm, dặn vống:

- Má giữ sức khoẻ, khi nào rỗi rãi, con về thăm má. Chị Ngọt đi, nghen út!

Con út nhìn theo. Ngọt quảy ba lô một bên vai, đi tuốt về phía đầu xóm.

Xóm đã vắng, nay càng thêm vắng.

Vắng con, bà Năm ít nói chuyện hẳn đi, thỉnh thoảng í ới gọi con út sang chơi bởi nhìn con út bà Năm tưởng tượng ra bóng hình của Ngọt. Không có con út, bà Năm xuống bến nói vu vơ câu gì với đám hoa sao nhái, khen hoa nở đẹp, rực rỡ bờ sông quê.

Con nước đầu mùa hạ cạn xèo. Chừng nào mưa vô mùa nước mới đầy, hoa súng tím mới nở lắp xắp trên mặt sông. Bà Năm nghe trong chiều có tiếng chuông chùa ngân nga, lòng thanh tịnh nhưng không gian buồn hiu hắt. Bầu trời đỏ ửng như có lửa. Bến sông đỏ rực bởi sao nhái nhuộm ánh trời chiều. Con út quăng thêm mớ cỏ mới giẫy xuống sông. Mớ cỏ trôi lềnh bềnh ra cửa sông Cái. Nó nói vọng sang:

- Mưa sắp vô mùa rồi, Năm ơi! Coi chừng nay, mai, chị Ngọt về thăm Năm đó.

Bà Năm gật đầu, lòng mong mỏi bóng hình của con trở về với bến nước xưa, mong mỏi thêm một bóng hình xa xôi nào trong kí ức.

“Chừng nào ba má đồng ý, tôi về dẫn mình với con đi về thăm ba má, nói lời xin lỗi ba má. Mình nhận ba má, con nhận ông bà. Mình không phải chạy vạy ở cái xóm nhỏ tiêu điều này, mình ơi!” - Người xưa đã từng nói với bà Năm như thế! Bà Năm nhớ rành rọt từng câu chữ. Hồi đó, bà Năm còn trẻ lắm, đẹp không thua gì Ngọt bây giờ.

Nhưng người xưa đi mãi không về.

Bà Năm cứ ngồi thắp lửa hoa sao nhái dưới bến sông, để chừng nào người trở về, thấy lửa hoa sao nhái thì biết đó là nhà của mình, nơi có người thương hằng mong đợi. Năm nào hoa sai nhái cũng trổ, khi lứa hoa cũ sắp tàn thì bà Năm đã gieo trồng lứa hoa mới, để khi lứa cũ sắp rã rời về đất thì lứa hoa mới cũng bắt đầu trổ mấy nụ hoa đầu tiên. Rồi cứ thế, một mùa hoa sao nhái mới lại nở vàng ở bến nước quê hương...

Hoa sao nhái như một dấu hiệu để người xưa nhận biết đường về.

Chiều, bà Năm ngồi ngắm hoa sao nhái. Trời hầm hập. “Kiểu này chắc đêm nay mưa đổ, Năm ơi!” - Con út bên sông nói với sang. Giờ nhìn nó cũng lớn quá, mới đó thôi, nay đã ra dáng thiếu nữ, rồi nay mai xóm lại rộn ràng tiếng nhạc xập xình của đám cưới quê hương.

Mưa vô mùa, đồng nghĩa với việc Ngọt sắp về. Hồi trước cô hẹn chừng nào mưa thì về chơi với bà Năm, để bà ở nhà một mình, củi lửa ướt đẫm, tội nghiệp. Bà Năm cứ ngóng. Bà lấy cây quạt mo, quạt xoành xoạch, không biết có cơn gió nào làm rụng mấy cánh hoa sao nhái yếu ớt kia không.

Hoàng hôn buông xóm nhỏ. Màu đỏ trùm lấy cả bụi tre tầm vông bên bờ sông, trùm xuống ngôi chùa nhỏ xíu có sư thầy Thích Thịnh đang ngồi gõ mõ, đọc kinh. Bà Năm đang ngồi trước nhà căng mắt lên vá cái áo cũ đã mấy lần vá chằng vá đụp. Bỗng có tiếng út vang lên í ới bên sông. Tiếng gọi vọng vào tận tâm can của bà:

- Năm ơi, Năm! Chị Ngọt... chị Ngọt về kìa! Về cùng ai nữa kìa.

Bà Năm sợ tai mình bị ù, vừa đưa tay ngoáy ngoáy, vừa thập thững bước xuống bến. Nhưng tai bà không bị ù, mắt bà không bị mờ. Bà Năm thấy rõ lắm. Ngọt đang đứng sững sờ bên kia sông, cạnh bên là một người đàn ông mà bà Năm vẫn không sao quên được tên gọi, quên được giọng nói tiếng nước. Đôi mắt có đuôi mắt rũ xuống, hơi buồn, nhưng ẩn chứa bên trong là một khung trời thăm thẳm...

Nước mắt bà Năm chan hoà.

Gần nửa đời người xa cách. Gần nửa đời người bôn ba. Gần nửa đời người sao nhái vẫn tận tụỵ thắp lửa. Gần nửa đời người gặp lại cố nhân...

Truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lời hứa người đồng đội

Lời hứa người đồng đội

Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.
Sống lại kí ức

Sống lại kí ức

Cô Xuân cưới chồng, đó là sự kiện gây rung động cái khu tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành bưu điện. Rung động hơn nữa, người mà cô Xuân chọn làm chồng lại là anh Lai, Trưởng Đài Truyền thanh tỉnh.
Đảo ngọc trong tim

Đảo ngọc trong tim

Núi nhấp nhô uốn lượn, những ghềnh đá cheo veo, sóng xanh ôm ấp bờ cát trắng dưới chân hàng phi lao gió hát. Đứng trên boong tàu, tôi đã thấy đảo xa hiện ra như một “viên ngọc xanh” giữa biển trời Đông Nam của đất nước.
Mẹ nghèo

Mẹ nghèo

Chồng vào chiến trường thì ở nhà Hà sinh con. Bác sĩ cho biết, thai đã chết trong bụng mẹ phải mổ gấp để cứu mẹ, nhưng sau mổ, thiếu phụ vĩnh viễn không sinh nở nữa. Ca mổ hoàn thành cứu được mẹ.
Hương vị mùa Hè

Hương vị mùa Hè

Ba mẹ đều là con một, nó không có cô chú hoặc cậu dì ruột. Ông bà nội ngoại lại mất sớm nên với nó, quê nội, quê ngoại chỉ là… khái niệm; không giống như lũ bạn cùng lớp mỗi độ chớm Hè lại nhao nhao tính chuyện về thăm ông bà hoặc cô dì chú bác chỗ nọ chỗ kia. Thấy chúng xắng xở mà… rầu thối ruột; nhà nó có chỗ nào đâu để về??

Tin khác

Tình cha

Tình cha
Thấy cha ôm thằng cu Tuấn, cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng, vừa hôn, vừa nựng chúng, mắt cha sáng ngời niềm hạnh phúc khôn tả.

Hai người đàn bà

Hai người đàn bà
Chuyện này xảy ra thời bao cấp. Anh thợ sửa chữa ô tô nhìn thấy phó giám đốc xí nghiệp vận tải nhận tiền đút lót của đám lái buôn nhằm mua rẻ mớ lốp ô-tô thanh lí, đã nhỏ to bàn tán với cánh thợ. Chuyện này đến tai sếp, lập tức anh ta được mời lên phòng riêng sếp. Phó giám đốc hỏi:

Mẹ Loan

Mẹ Loan
Thân đặt phịch tấm thân gầy còm xuống phản. Sao hôm nay người anh có vẻ nặng nề đến vậy? Khiến tấm phản kêu rầm một cái, anh cũng cảm thấy giật thót người. Anh đang gặp phải tình huống rất khó nghĩ, khó đi đến quyết định cho vẹn toàn. Thế nhưng số phận như sắp đặt một cách quy lát, khiến anh cảm thấy rất khó lòng mà từ chối.

Nhà có con gái

Nhà có con gái
Sáng, trong lúc thay quần áo chuẩn bị đi làm, chồng Hằng bảo buổi trưa, và có thể cả buổi tối nữa, anh sẽ không ăn cơm nhà. Anh phải tiếp khách trung ương xuống công tác, họ ở đây hai ngày một đêm. Hằng định cự nự với chồng, nhưng nghĩ thế nào lại thôi.

Vẫn còn tình yêu

Vẫn còn tình yêu
Mới đầu mùa Hè mà sao cái nắng gay gắt đến thế. Mới 6 giờ sáng thôi, những tia nắng đã chiếu qua khe cửa sổ rọi vào giường Hà chói chang.

Mẹ con người đàn bà xa lạ

Mẹ con người đàn bà xa lạ
Tỉnh dậy sau mấy ngày hôn mê, Tuấn đưa đôi mắt mệt mỏi nhìn xung quanh và nhận ngay ra mái đầu lấm tấm bạc của mẹ đang gục xuống ngực mình.

Lời nói dối của ông

Lời nói dối của ông
Tháng Tư đến mang hương vị của những lời nói dối phảng phất đâu đây. Cái khí trời thêm se lạnh khiến lòng người như đang chợt hỏi, Xuân vừa ghé qua sao lại mang cái oi ả sớm tới rồi. Người ta thường bảo tháng Tư là tháng của những lời nói dối, nhưng có bao giờ có ai tự nghĩ rằng trong vô số những lời nói ấy, thực sự thì cũng có những lời nói dối thiện - lương?

Tình xưa

Tình xưa
Tôi tốt nghiệp kĩ sư ngành hoá thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội ra trường được một năm mới xin được việc làm ở một công ty liên doanh với Hàn Quốc.

Gió nồm Nam thổi vào miền kí ức

Gió nồm Nam thổi vào miền kí ức
Mấy hôm nay trời trở nồm, mang theo cái gió vừa oi, vừa đầy hơi nước, khiến đồ đạc trong nhà, tường và sàn nhà lúc nào cũng ướt nhẹp, nhớp nháp. Thứ ghét đặc cái thời tiết này, vì nó chỉ mang lại cảm giác khó chịu, nhớp nháp trong người, dễ khiến người ta bực bội.

Trăng sáng quê nhà

Trăng sáng quê nhà
Liên lấy chồng, cả họ đều mừng! Chồng Liên là một chàng trai, tuy gốc gác nông thôn nhưng rất điển trai và có rất nhiều tài lẻ.

Mưa và em

Mưa và em
Đêm, thành phố chìm trong màn mưa ảm đạm, mưa ồ ạt mỗi lúc thêm nặng hạt. Bên li cà phê nguội lạnh, sống mũi anh cay xè, trái tim nhói lên từng nhịp đau đớn. Tai anh ù đi trong tiếng mưa.

Con gái của ba

Con gái của ba
Từ nhỏ, tôi đã luôn nghĩ ba là người đàn ông lạnh lùng nhất mà tôi biết. Ông cứng nhắc trong tất cả các vấn đề, trong lối sống hằng ngày và cả cách yêu thương vợ con.

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng
Cho tới ngày cắp sách tới trường, tôi nghe phong phanh, nhà ông Ngô có anh Khả đi công nhân, chứ không biết hình hài, tướng mạo của anh. Do ngày anh đi tôi còn quá bé nên không lưu vào bộ nhớ.

Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương
Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.

Bà già nhà quê

Bà già nhà quê
Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.
Xem thêm
Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Ban vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân kỷ niệm 450 năm ngày mất (1585 - 2035) tổ chức Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”.
Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX

Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX

Ngày 22/11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX năm 2024 (23/11/2005 - 23/11/2024).
Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024

Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024

Ngày 6/12 tới đây, tại Bảo tàng Hải Phòng sẽ diễn ra Lễ trao giải, Khai mạc và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024.
Các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách ở Thành nhà Hồ

Các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách ở Thành nhà Hồ

Đến Di sản Thành nhà Hồ, du khách sẽ có dịp khám phá các sản phẩm du lịch hấp dẫn và được miễn vé tham quan nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
Khám phá Sa Pa mùa mây với chi phí “hạt dẻ” cùng hơn 130 ưu đãi dịp kích cầu

Khám phá Sa Pa mùa mây với chi phí “hạt dẻ” cùng hơn 130 ưu đãi dịp kích cầu

Sa Pa bùng nổ hàng loạt lễ hội và trải nghiệm chào đón du khách trong mùa săn mây. Hơn 130 doanh nghiệp đồng loạt tung ưu đãi lên đến 50%, hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024. Chất lượng với giá cả hấp dẫn, Sa Pa hứa hẹn trở thành đi
Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên đến giới trẻ Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên đến giới trẻ Việt Nam

Vừa qua, dự án Trạm Zừng Tâm của nhóm sinh viên trẻ nhiệt huyết với bảo vệ môi trường đã thành công thu hút hơn 1.000.000 lượt quan tâm trên các nền tảng mạng xã hội, khuyến khích nhiều bạn trẻ có mong muốn tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm Rừn
SeABank khởi động giải chạy SeARun 2024 hướng tới cộng đồng

SeABank khởi động giải chạy SeARun 2024 hướng tới cộng đồng

Giải chạy cộng đồng thường niên “SeABank Run For The Future 2024” (SeARun 2024) do Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) tổ chức sẽ khởi tranh từ ngày 08/11 - 30/11/2024 trên nền tảng trực tuyến qua ứng dụng UpRace. Không chỉ là sân chơi
T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn T&T Group và JTA – tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đôn
Runner bị ung thư máu phá kỉ lục cá nhân full marathon tại VPIM 2024

Runner bị ung thư máu phá kỉ lục cá nhân full marathon tại VPIM 2024

Từ những ngày đầu “chạy thở không ra hơi” sau nhiều đợt hóa trị và ghép tế bào gốc để điều trị căn bệnh ung thư máu, sau 3 năm, Vũ Việt Thành đã hoàn thành đường đua FM của VPIM 2024 với thành tích 3 giờ 45 phút. Thành có lẽ là một vận động viên điển hình
Chơi cờ tướng giúp NCT bồi dưỡng trí tuệ, suy nghĩ linh hoạt

Chơi cờ tướng giúp NCT bồi dưỡng trí tuệ, suy nghĩ linh hoạt

CLB Cờ tướng Bạch Liên, Hội NCT phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội vừa tổ chức Giải thi đấu Cờ tướng chào mừng kỉ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và hưởng ứng Tháng hành động vì NCT Việt Nam năm 2024. Tham dự có các ông:
Nghệ sĩ cao tuổi vẫn “cháy” hết mình với những bài ca cách mạng

Nghệ sĩ cao tuổi vẫn “cháy” hết mình với những bài ca cách mạng

Tối 9/10 tại Nhà làm việc Bộ Ngoại giao, Đoàn Nghệ thuật 19/5, trực thuộc Trung ương Hội NCT Việt Nam phối hợp Công đoàn Viên chức Việt Nam; Công đoàn Bộ Ngoại giao; Học viện Ngoại giao tổ chức Chương trình giao lưu Nghệ thuật: “Sáng mãi với thời gian”, n
Ca khúc “Tự hào nghề Luật sư” ra mắt chào mừng Ngày truyền thống Luật sư

Ca khúc “Tự hào nghề Luật sư” ra mắt chào mừng Ngày truyền thống Luật sư

ca khúc “Tự hào nghề Luật sư” được Nhạc sĩ Bá Thường ra mắt để tôn vinh những đóng góp của nghề Luật sư, đồng thời khơi dậy niềm tự hào trong cộng đồng luật sư.
Phiên bản di động