Em gái

Từ khi vợ ông Nguyễn Khoa qua đời vì bị ung thư phổi, để lại ngôi nhà quạnh quẽ, hiu hắt, vắng lặng. Thế rồi người ta thấy xuất hiện một phụ nữ trung tuổi, luôn luôn bên ông chăm sóc từ miếng cơm đến ngụm nước, lúc thì xoa bóp hai cánh tay, hai vai và vuốt ngực cho ông. Lúc tạnh ráo, bà nhẹ nhàng bê ông lên đặt vào xe lăn, sau khi kê đệm cẩn thận, buộc dây an toàn chắc chắn, bà đẩy xe đưa ông đi chơi xung quanh ngôi nhà năm gian, tường vôi loang lổ, bong tróc hoặc rêu phong do thời gian mưa nắng, tiếp đó, bà đưa ông ra xem vườn cây ăn quả gồm những trái bưởi, xoài vàng óng đang rung rinh trong gió sớm, tỏa hương thơm như quyện chặt lấy hai người. Bà từ từ nhích bánh xe lăn đi tí một, dường như bà muốn để ông được tận hưởng cái hương thơm ngào ngạt của những trái bưởi, trái xoài, bà nhẹ nhàng cầm tay ông sờ vào tường nhà để ông xoa xoa, những lúc như vậy, khiến nét mặt ông trở nên đăm chiêu và chợt như nhớ lại những kỉ niệm của ngày xưa ba bố con hì hục đóng gạch, để làm nhà…

Người phụ nữ đó là bà Loan, em gái ông Khoa, đi lấy chồng xa, nay vợ anh qua đời, chưa có người trông nom, săn sóc tối sớm, bà trở về làm phận sự của người em gái chăm lo cho anh. Cuộc đời bà cũng gập ghềnh, éo le lắm.

…Bố mẹ sinh được hai người con là Khoa và Loan hơn kém nhau ba tuổi.

Nhớ lại, hồi ấy, kinh tế khó khăn, thiếu thốn đủ bề, khi sinh Loan, bà bị hậu sản, ít thuốc men chạy chữa nên được ít lâu bà mất, để lại gánh nặng đè lên tấm vai gầy của người cha, gà trống nuôi hai con nhỏ dại. Tuy vậy, ông đã gắng gỏi vươn lên chiến thắng số phận, ngày đêm làm lụng vất vả, cần kiệm chi tiêu… trời xanh quả thật công bằng, chẳng lấy hết của ai cái gì cả. Từ khi vợ chết, làm ăn cực nhọc hôm sớm, vậy mà ông không hề đau ốm, hai con học hành tấn tới, nhìn các con, lòng dạ người cha vô cùng sung sướng, càng khiến ông nỗ lực hơn, mong sao cho các con được học hành bằng chúng, bằng bạn cùng trang lứa.

Mấy năm sau, Khoa trúng tuyển bộ đội, lên đường, sau thời gian huấn luyện đã cùng đơn vị vào mặt trận B2. Trong khi đó, ở nhà người cha, sang xã bạn mua thóc giống trên đường trở về, đã bị tai nạn giao thông, qua đời. Một mình, thân gái, Loan lo lắng tang ma cho bố xong, nén đau thương, tập trung, ổn định tư tưởng, làm tiếp những công việc dang dở mà bố chưa kịp làm hoặc trang trải nợ nần sau tang gia. Là thanh niên trẻ, khỏe, lại tháo vát, Loan được bầu làm phó chủ nhiệm, ngoài nhiệm vụ được phân công, cô luôn có ngày công cao, chăn nuôi giỏi.

Thời gian như dòng chảy, lặng lẽ trôi đi, thấm thoát được gần 3 năm, Loan lo tắm rửa, sang cát cho bố xong xuôi, cả làng ai ai cũng khen Loan là cô gái giỏi. Trong làng có một số thanh niên đánh tiếng nhưng Loan đã khéo léo chối từ, bởi anh trai còn đang tại ngũ, nếu đi lấy chồng, thì nhà này ai trông nom, dứt khoát không thể để ngôi nhà nhang lạnh khói tàn được. Mai kia anh về lúc ấy sẽ tính. Việc lớn lo cho bố đã xong, trong lòng Loan thấy thanh thản. Vào buổi ngang chiều đầu mùa thu, đang chuẩn bị ra đồng, chợt cô nghe thấy, từ ngoài cổng vọng vào tiếng nói:

- Bố ơi! Khoa của bố đã về!

Loan giật mình, lúc đó cứ tưởng là mơ, nhưng rồi cô đã nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, vội vã chạy ra ôm chầm lấy anh, với giọng nghẹn ngào, xúc động, nói trong nước mắt:

- Anh lên đường, bố tiễn anh, nay anh về chỉ còn có em đón anh thôi! Bố đã qua đời rồi.

Nghe em gái nói vậy Khoa tái mặt đi, miệng lắp bắp không thành lời, nhưng với bản lĩnh của người lính trinh sát, anh nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, kéo em vào trong nhà và nghe em kể lại đầu đuôi sự việc, cô cũng cho anh biết công việc cải táng cho bố đã xong cả rồi.

Minh họa Trần Nhương

Minh họa Trần Nhương

- Khoa nhìn em xúc động nói:

Anh đi vắng, ở nhà một mình em lo toan hoàn tất mọi việc tốt đẹp thế này là anh mừng lắm. Sau đó Khoa mở ba lô lấy bánh, kẹo đặt lên bàn thờ thắp hương miệng lầm rầm khấn mời bố, mẹ về hâm hưởng. Tiếp đó, Khoa cũng cho em biết, mình đã hoàn thành nghĩa vụ và được ra quân. Sau đó, hai anh em ra nghĩa trang thắp hương cho bố mẹ. Tối hôm đó, sau khi cơm nước xong, ra bàn ngồi uống nước, Khoa nói với em:

- Năm nay em cũng đã 25 tuổi rồi, anh cũng đã về, nên em cũng đã đến lúc phải tính đến việc lấy chồng đi. Thấy anh lo cho mình, Loan cười và nhắc nhở:

- Trước tiên, anh phải lấy vợ đã, sau đó sẽ đến em.

Trước mắt cả hai anh em lo làm kinh tế, khoảng ít lâu sau, Khoa xây dựng gia đình với Hà, nữ quân nhân, quê ở tỉnh bạn, hò hẹn nhau từ hồi ở chiến trường. Đầu năm sau, anh đã yên bề gia thất, Loan cũng về nhà chồng. Thế là từ nay cuộc đời đã sang trang mới. Loan thầm nghĩ vậy. Bây giờ nghĩ lại ngày ấy, Loan đã tự trách mình, trong làng, mấy đám hỏi, đã từ chối, để rồi đi lấy chồng thiên hạ, âu cũng là do số phận cả. Loan bồi hồi nhớ lại, hôm ấy, cô có cuộc họp cán bộ HTX ở huyện, tan họp ra về hơi muộn, ngày tháng Mười chóng tối, đã vậy, trời lại lâm thâm mưa, cô vừa đi vừa chạy. Cùng lúc đó, bên đường 3-4 anh xe ôm đang lục tục rủ nhau ra về, còn một người đang dở bơm xe nên ra về sau cùng, trên đường đi tình cờ, anh ta gặp cô gái đang mải miết đi trên đường vắng tanh không một bóng người, anh ta bèn lạng xe sát vào gần vừa cười vừa hỏi:

- Em gái về đâu có xa không, lên xe anh đưa về kẻo trời mưa và tối.

Thấy anh ta nói năng tử tế, cô gái trả lời:

- Tôi về làng Mai gần đây thôi, cảm ơn anh.

- Tôi cũng đi qua làng cô để về nhà, tiện thể lên xe ta cùng về.

Sau khi xuống xe, cô lấy tiền ra đưa cho Tấn và nói lời cảm ơn, Tấn rụt tay lại, nhìn cô, miệng nói:

- Trời mưa, gặp nhau ở dọc đường, giúp đỡ nhau thôi, tôi không nhận đâu, có điều, tiện trên đường qua đây, thi thoảng tôi rẽ vào thăm và khi cần đi đâu cứ ra chỗ ban nãy bảo tôi đưa đi.

Cũng từ đó, cứ thứ sáu hằng tuần anh lại ghé vào nhà thăm Loan, Tấn là con liệt sĩ, bố Tấn đã hi sinh ở mặt trận phía Nam, nhà chỉ có hai mẹ con, kinh tế cũng không lấy gì làm dư dả. Từ những lí do trên nên tình cảm của họ trở nên gần gũi, thân thiết. Lửa gần rơm, Tấn - Loan đã thành vợ thành chồng. Lo lắng việc đưa em gái về nhà chồng, khoảng năm, sáu tháng sau đó, Khoa có lệnh gọi tái ngũ vào mặt trận biên giới Tây - Nam. Hôm lên đường, Khoa căn dặn Hà cố gắng nuôi dạy và cho con ăn học chu đáo, nhìn vợ chồng Tấn, anh vỗ vai em rể bảo:

- Cô chú ở nhà cố gắng bảo ban nhau làm ăn cho tốt, chớ để mẹ phiền lòng.

Có ý định bảo chồng thôi nghề xe ôm ở nhà cùng lo việc làm kinh tế, song cô lại từ bỏ ý định đó, vì nếu làm vậy có khi Tấn không hiểu ý tốt của vợ là không muốn cho chồng suốt ngày bạc mặt ở ngoài đường chờ, đón khách, mà anh lại cho rằng vợ quá khắt khe. Khoảng 5 năm trôi qua Loan đã biến đất cằn cỗi ra hoa, ra trái, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tấn tranh thủ ngoài việc đi xe ôm ra, anh đã làm thêm hai dãy chuồng lợn nên lúc nào trong chuồng cũng có tới trên chục con lợn trung bình mỗi con khoảng 50 kg, chưa hết, còn 4 con lợn nái cung cấp con giống ra thị trường.

Kinh tế phát triển, Loan đã làm được ngôi nhà 2 tầng, với đầy đủ tiện nghi sang trọng. Người vui nhất đó là mẹ chồng, với đôi mắt già nua, hấp háy, nhìn ngôi nhà cao mà cứ ngỡ như mình đang mơ. Nghe theo những lời dèm pha, ngon ngọt kích động, xúi bẩy, tính nết Tấn thay đổi, cục cằn, ngày ngày phóng xe đi, để rồi khi trở về say khướt, miệng lè nhè chửi vợ, đánh con.

Không những thế Tấn còn có những cuộc tình vụng trộm bên ngoài. Nhiều lần khuyên can nhưng không xong, bảo con không được, bà mẹ mang trọng bệnh rồi qua đời. Chờ tắm rửa cho mẹ xong, vợ chồng Loan li dị, được đứa con trai nhất quyết không ở với bố, nhà cửa đất đai Tấn không nhận bất kể thứ gì, mà để hết cho Loan và con trai, sau đó theo người tình vào vùng kinh tế mới Sông Bé.

Lại một thân, một mình nuôi con ăn học, khôn lớn, Tới, đứa con trai rất ngoan, ngoài giờ học luôn luôn chăm chỉ giúp mẹ như rửa chuồng lợn, tiêm chủng cho gà… Vào một buổi chiều tà, ngày Chủ nhật, cả nhà đang ăn cơm, bỗng có người gọi ngoài cổng:

- Bà Loan có điện, ra nhận nhé.

Bà vội buông bát cơm chạy ra nhận điện, khi mở ra đọc, lúc này cả ba mẹ con được biết, bác Khoa bị thương nặng, ở chiến trường ra đang điều trị, an dưỡng tại Bắc Ninh. Sáng sớm hôm sau Tới cùng mẹ về quê để cùng bác Hà đi đến trạm an dưỡng. Khi tới nơi, nghe bác Hà kể lại tình đầu thì mới biết bác Khoa ra an dưỡng, điều trị bệnh đã ổn định, nên xin về nhà để tiện việc chăm sóc. Vợ Tới đẩy tay chồng, nháy mắt, biêt ý vợ Tới đến bên mẹ xúc động nói:

- Bác Khoa rất cần có người trông nom, vì bác gái mới qua đời con nghĩ lúc này không ai chu đáo bằng mẹ, đã vậy mẹ lại là em gái ruột thịt, mẹ phải về trông nom cho bác.

Thấy các con nghĩ như vậy là hợp với ý mình nên bà bảo với các con:

- Mẹ rất hài lòng thấy các con có cách suy nghĩ đúng, có hiếu, có nghĩa, vậy ngay bây giờ Tới đưa mẹ về quê, nhìn sang con dâu - bà nói - cháu còn nhỏ,con hãy ở nhà, mai kia thi thoảng sang thăm bác và mẹ cũng được. Trong khi đó Tới đã lấy xe máy chờ sẵn mẹ ở ngoài cổng.

Và từ đó bà Loan luôn ở bên anh trai, chăm sóc. Ông Khoa thương Loan một đời vất vả thầm biết ơn cô em gái đã vì mình mà quên cả tuổi già…

Nam Dư

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương

Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.
Bà già nhà quê

Bà già nhà quê

Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.
Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình

Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:
Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim

Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.
Chị em dâu

Chị em dâu

Bà Lành sinh được hai đứa con trai, cũng vì chiến tranh nên đứa lớn cách đứa út đến gần 20 tuổi. Ngày trước bà cũng từng đi làm dâu trong gia đình đông anh em, bà hiểu câu nói người xưa “Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi”, thế nhưng trong những năm đói quay đói quắt, chiến tranh giặc giã, tất cả chị em dâu nhà bà phải xa chồng nên mọi phụ nữ trong gia đình đều yêu thương và đoàn kết lẫn nhau.

Tin khác

Hoa vàng bến đợi

Hoa vàng bến đợi
Chiều buông trên bến sông nở đầy hoa sao nhái. Bầu trời đỏ, mặt sông đỏ, hoa sao nhái vàng bất chợt cũng bị nhuộm đỏ như đang thắp lửa lung linh để đốt cháy rụi cảnh thiên nhiên của những ngày đầu Hạ ở một vùng đồng bằng xa xôi hẻo lánh.

Xuân trên tay mẹ

Xuân trên tay mẹ
Thèm quá chừng cái bong bóng heo thổi căng phơi khô làm bóng ném!!!

Tết của người cựu chiến binh

Tết của người cựu chiến binh
Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.

Mùa Xuân trên rẻo cao

Mùa Xuân trên rẻo cao
Dừng xe ở lưng chừng đèo, Lâm bước xuống dang tay hít hà, tận hưởng không khí trong lành nơi rẻo cao Tây Bắc. Trước đó, anh đã đi hơn 300 cây số nhưng chỉ nghỉ đúng 2 chặng, lần này Lâm quyết tâm ở lại Tây Bắc ăn Tết và hết mùa Xuân anh mới trở về Hà Nội.

Bên nhau là Tết

Bên nhau là Tết
- Giàng ơi! Mẹ cháu gửi thư về đây này!

Quà Tết

Quà Tết
Phố chật, người đông. Mới hăm bảy Tết con lộ trung tâm thị trấn đã nườm nượp. Ngược xuôi, nhóng mắt cố tìm cho ra cái tiệm sửa đồng hồ. Cô đồng nghiệp chỉ: Có cái tiệm đồng hồ nơi góc phố, gần chợ….

Món quà bất ngờ

Món quà bất ngờ
Nhà tôi vì một số lí do mà phải dời từ đồng lên núi, chuyển đến thôn Lạc Đạo sinh sống. Tôi tự lí giải, chắc do ngày xưa cả thôn chuyên trồng cây lạc, lại thêm cả xóm gần như theo đạo nên mới có tên Lạc Đạo. Cũng vì vậy mà nhà tôi – không làm nông, không có tôn giáo nào - tôi ví von nhà mình lạc vào xóm Đạo.

Đám cưới chồng cũ

Đám cưới chồng cũ
Hôm nay nhà ấy đông vui quá, nhạc xập xình, tiếng nói cười ầm ĩ, mùi thơm của cỗ bàn nưng nức cả một vùng. Hôm nay là ngày cưới của người ta, đám cưới chồng cũ của chị.

Chuyến tàu đêm

Chuyến tàu đêm
Ga Bắc Giang vào một đêm cuối những năm 60 thế kỉ trước. Những trận ném bom của máy bay Mỹ trên miền Bắc ngày càng ác liệt. Người dân rời thành phố đi sơ tán về các vùng quê. Những đoàn tàu chở đầy những người lính trẻ từng ngày từng ngày đi về phương Nam.

Những bông hoa cuối ngày

Những bông hoa cuối ngày
Màn đêm buông xuống, thành phố đã lên đèn. Mùa này trời nhanh tối, đúng là ngày tháng mười chưa cười đã tối. Hân lo lắng vội tỉa tót những bông hoa còn lại, bó chúng thành những bó nhỏ rồi xịt nước lên cho tươi tắn.

Sóng yên

Sóng yên
Hải đi ngang qua lớp của một cô giáo. Nhìn trên bục giảng, đóa hoa hồng trắng được cắm rất tinh tế trong một cái giỏ xinh xắn. Ngoài cửa có một chậu nước và cái khăn mặt để lau tay vắt trên một cái giá nhỏ bên cạnh.

Bà tôi

Bà tôi
- Bà ốm rất nặng! Em về ngay! - Chiếc điện thoại di động phát ra tín hiệu, đằng kia tiếng chị ruột tôi mếu máo báo tin buồn..

Giữ trọn đạo làm dâu

Giữ trọn đạo làm dâu
Anh Nguyễn Xuân Thành và chị Lê Hồng Duyên đều ở trong Ban chấp hành xã Đoàn. Năm anh Thành 27 tuổi, chị Duyên 25 tuổi, anh chị tổ chức lễ thành hôn. Sau ba tháng, anh Thành lên đường nhập ngũ. Biết vợ đã có mang, anh cầm tay dặn dò:

Những cánh rừng đều xanh

Những cánh rừng đều xanh
Trở về quê sau bao năm lăn lộn, phóng tầm mắt nhìn quanh, những cánh rừng đã phục sinh. Quê hương vùng lõm, kí ức tuổi thơ là những mảng rừng xám xịt da beo với những đống tro nguội lạnh sau một trận lửa rừng rực.

Đồng đội

Đồng đội
Quyết vừa tới nhà, vứt “phịch” chiếc ba lô lộn ngược một cái nơi hè, vừa thở vừa nói với chị dâu:
Xem thêm
Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhân kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5)
Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách - Khu Du lịch Văn hóa (DLVH) Phương Nam là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân miền Tây Nam Bộ...
Thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây

Đầu thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã tiến hành xây dựng thành Sơn Tây (nay thuộc thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) vào năm Minh Mạng thứ ba (triều Minh Mạng 1820 - 1848). Đó là công trình kiến trúc nghệ thuật và quân sự của nước ta thời phong kiến gần 200 năm trước.
Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Sáng ngày 26/4, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, UBND huyện Châu Thành tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch
Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Lễ hội khai trương Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 là chuỗi các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị, tài nguyên và sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách gần xa.
U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

Rạng sáng 27/4 (theo giờ Việt Nam), U23 Việt Nam bước vào trận tứ kết trong khuôn khổ VCK U23 châu Á 2024 với cuộc đối đầu U23 Iraq.
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.
Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4000 vận động viên (VĐV) khác đã có một ngày cuối tuần chạy giữa thiên nhiên xanh mát, khoáng đạt tại Ecopark Marathon 2024.
Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết phim điện ảnh "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu rộng rãi trên truyền hình vào dịp 10/10.
Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Sở TT&TT TP.HCM cho biết đã mời bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội vào ngày 26/3 và ngày 2/4. Tuy nhiên, Nam Em đã không đến với lý do bận công việc tại Đà Lạt. Sở tiếp tục mời Nguyễn Thị Lệ Nam
Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, Sở đã có giấy mời Nam Em lên làm việc lần 2. Kết quả buổi làm việc sẽ được cơ quan chức năng thông tin vào thời gian tới.
Phiên bản di động