Mùa Xuân trên rẻo cao

Dừng xe ở lưng chừng đèo, Lâm bước xuống dang tay hít hà, tận hưởng không khí trong lành nơi rẻo cao Tây Bắc. Trước đó, anh đã đi hơn 300 cây số nhưng chỉ nghỉ đúng 2 chặng, lần này Lâm quyết tâm ở lại Tây Bắc ăn Tết và hết mùa Xuân anh mới trở về Hà Nội.
Dự tính trong năm nay anh sẽ cho ra đời các tác phẩm hội họa trong seri tranh mùa Xuân vùng cao, rồi sau đó mở một cuộc triển lãm. Lâu lắm rồi Lâm mới quay trở lại nơi này, sự háo hức làm anh quên đi mệt mỏi nơi dọc đường.

Buổi trưa, trời hửng nắng, làn sương mờ đục tan dần trong không trung. Từ trên cao nhìn xuống, rẻo cao Tây Bắc như một tấm thảm khổng lồ, rực rỡ đầy màu sắc. Hoa cải, hoa mơ trắng xóa một vùng, đào rừng đỏ rực góc trời, đào phai phơn phớt cánh hồng rung rinh trong nắng ấm. Hết thảy đều nổi bật giữa nền xanh nõn nà của chồi non lộc biếc, thiên nhiên đang trỗi dậy sau mùa đông băng giá. Lâm nhìn ngắm cảnh vật, lòng anh bỗng thấy rạo rực niềm tin vào cuộc sống. Phải rồi, sau những ngày mưa là những ngày nắng, sau những ngày đông buốt giá là những ngày Xuân ấm áp. Và anh bỗng thấy yêu đời hơn.

Ngồi trên một phiến đá, tựa lưng vào gốc đào rừng, ăn tạm một miếng bánh và uống một ngụm nước. Lâm nhìn ngắm cảnh vật rồi bắt đầu vẽ, quả đúng là khí tiết của mùa Xuân, trời vẫn rét nhưng là cái rét ngọt, gió vẫn lạnh nhưng mang theo hương của núi rừng, nắng có vàng nhưng lại dịu êm làm lòng người khoan thai, thích thú. Anh say sưa vẽ, một khung cảnh lãng mạn dần hiện lên, núi non trùng điệp, màu xanh mơn man của cỏ cây càng làm nổi bật lên sắc hồng của hoa đào, sắc trắng của hoa mơ, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, tất cả đều tươi vui trong nắng. Bức tranh còn chưa vẽ xong thì màn đêm đã ập đến, Lâm thu xếp đồ đạc định đi tìm một homestay nào đó để nghỉ qua đêm, thì có giọng nói rất nhẹ từ phía sau: “Anh có phải là anh Lâm không?”

Minh họa Trần Nhương
Minh họa Trần Nhương

Lâm giật mình quay lại, trong làn sương mờ ảo, là chân dung một thiếu nữ diện trang phục truyền thống của người Mông tuyệt đẹp, ánh nhìn rất quen, đôi mắt thiếu nữ tràn ngập niềm vui sướng. Lâm sững người trước vẻ đẹp ấy, một vẻ đẹp ngọt ngào mà không son phấn nào có thể tạo nên được. “Kìa, anh không nhận ra em à?”. Thiếu nữ vồn vã hỏi. “Em,… em là…?”. “Em là Si đây, anh nhớ ra chưa?”. “À, anh nhớ rồi, mới ngày nào giờ em đã lớn quá rồi!”. Lâm mỉm cười đầy ngạc nhiên. “Anh về nhà em nghỉ tạm cho đỡ lạnh, chắc anh chưa ăn uống gì phải không?”. Lâm gật đầu đồng ý, anh cũng muốn về lại chốn xưa một chuyến.

Bên bếp lửa bập bùng, mùi thịt nướng thơm nức mũi. Ông Sủng nhìn thấy Lâm mừng ra mặt: “Thằng Lâm đấy à, sao mày lâu về đây thế, tao mong mày lắm đó. Tao muốn gặp để cảm ơn mày, nhờ có sự cố chấp của mày mà nay tao cảm thấy đời tao khấm khá hơn”. Lâm chưa hiểu điều gì, thì có người gọi nên ông Sủng vội vã đi. Si nhìn Lâm mỉm cười một cách thẹn thùng. Trong giây phút ấy, câu chuyện cũ hiện lên trong Lâm một cách rõ nét.

Lâm là họa sĩ, anh sinh ra và lớn lên tại một gia đình trí thức ở ngoại ô Hà Nội. Với lối sống phóng khoáng và ưa mạo hiểm, anh có sở thích đi phượt trên mọi nẻo đường của Tổ quốc, với anh phượt không chỉ là niềm đam mê mà qua mỗi chuyến đi anh cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi anh đến. Đó cũng là nguồn cảm hứng sáng tác trong các tác phẩm hội họa của anh.

Mùa Hè năm đó, nhân dịp tậu được chiếc Kawasaki (dòng xe mô-tô phân khối lớn), Lâm làm một chuyến lên Tây Bắc, anh nghĩ rằng mình có thể tránh được cái nắng nóng đến ngột ngạt của Hà Nội. Nhưng thật không may, chiều ấy khi trời đã nhá nhem tối, một cơn mưa rào ập tới, mưa tối mắt, đường đèo trơn trượt, một cú ngã như trời giáng khiến mọi thứ quay cuồng rồi tối sầm lại. Anh thiếp đi trong cơn đau.

Ánh nắng chói chang xuyên qua mái nhà làm Lâm cảm thấy khó chịu, anh choàng mở mắt, mình mẩy ê ẩm, đầu đau như búa bổ, toàn thân trầy xước, chân trái đang được bó thuốc. Anh chợt hiểu ra, mình vẫn còn sống sót sau cú ngã chiều qua.

“Anh tỉnh rồi à, anh mau uống hết bát thuốc này đi, bố tôi dặn khi nào anh dậy thì cho anh uống”. Giọng nói thỏ thẻ, nhẹ nhàng của một thiếu nữ vùng sơn cước khiến lòng Lâm bình yên đến lạ. Anh uống hết bát thuốc rồi hỏi: “Tôi đang ở đâu đây?”.

“Sao anh lại đi phượt một mình thế, rất nguy hiểm. Cơn mưa chiều qua, anh bị ngã ở lưng đèo. Bố tôi - ông A Sủng trên đường đi hái thuốc về thì gặp anh bị ngã, may mà chỉ bị thương phần mềm thôi. Đợi anh khỏe hơn một chút thì về huyện kiểm tra lại”. Lâm lắng nghe thiếu nữ nói, chợt anh sửng sốt: “Vậy xe của tôi đâu?”. “Kia, cô chỉ tay xuống phía sàn nhà, chiếc xe chỉ bị trầy xước đôi chút, phải mấy thanh niên mới mang được nó về đây cho anh đó”. Nghe những lời cô gái nói, Lâm thấy xúc động vô cùng về lòng tốt của những con người giản dị, mộc mạc nơi đây.

Ở lại nhà ông A Sủng vài ngày. Lâm có cơ hội gần gũi với gia đình ông hơn. Nhà ông A Sủng là một căn nhà sàn khá cũ nhưng vững chãi. Ông Sủng làm nghề lang băm, vợ ông làm nương. Nhà ông Sủng có 2 con, con gái lớn đã học xong cấp ba đó là Si, cậu út A Sảng đang học trung học. Đang kì nghỉ Hè nên cả 2 con nhà ông Sủng đều ở nhà.

Si là một cô gái khá nhanh nhẹn và hoạt bát. Nhưng với người lạ, cô có vẻ nhút nhát, thường ngày khi thì Si đi làm nương với mẹ, lúc lại ở nhà giúp cha, băm, phơi thuốc. Những lúc ở nhà Si thường hát các làn điệu bằng tiếng Mông một cách rất tha thiết, thoáng thấy ánh mắt của Lâm, Si e thẹn bối rối, má nàng ửng hồng rồi, thôi không hát nữa. A Sảng thì rất tinh nghịch, nó và Si vẫn hay cãi nhau chí chóe. Vợ ông A Sủng là người hiền lành và ít nói, bà không biết tiếng Kinh nên ít khi giao tiếp với Lâm. Còn ông A Sủng là một người nóng tính nhưng lại rất tốt bụng.

Đêm hôm đó, nằm trong góc bếp, đôi mắt Lâm mơ màng khép lại, anh đang nghĩ tối nay sẽ ngủ một giấc ngon lành. Ngày mai, Lâm sẽ từ biệt gia đình ông A Sủng về dưới xuôi. Thế nhưng trong giấc ngủ chập chờn, Lâm nghe thấy tiếng khóc thút thít ở đâu đó, lần theo tiếng khóc, là Si đang gục vào vai mẹ, còn ông Sủng đang uống rượu ừng ực, cách ông uống rượu có vẻ rất bất lực. Họ nói với nhau bằng tiếng H’Mông, những điều mà Lâm không hiểu.

Khi chỉ còn lại một mình Si, Lâm nhẹ nhàng đến bên cạnh cô. Si vẫn im lặng, khuôn mặt hiện lên vẻ tuyệt vọng, đôi mắt tươi vui giờ đây u sầu. “Tôi có thể giúp được gì không?” - Lâm hỏi nhỏ. Si lắc đầu, tỏ ý muốn được một mình.

Hiểu ý, Lâm tìm A Sảng để hỏi chuyện. A Sảng kể rằng, Si sắp phải lấy chồng vào mùa Thu tới, dù đã đỗ đại học ở Hà Nội, nhưng vì nhà nghèo và món nợ với gia đình nhà A Lỉnh ở làng bên nên ông Sủng quyết định gả Si cho con nhà Lỉnh để gán nợ. Vì thằng con nhà đó đã để mắt đến Si từ rất lâu rồi. Nhưng Si thì không muốn, Si ước mơ được về xuôi học rồi về bản làm cô giáo. Thế nhưng, giờ Si bị bắt phải lấy chồng, ước mơ không thể thành hiện thực. Si suy sụp lắm.

Lâm bàng hoàng, bởi lẽ với anh việc bắt ai đó phải dừng lại giấc mơ của mình là một điều rất tồi tệ. Cả đêm hôm đó, anh không thể chợp mắt, anh không ngừng suy nghĩ, phải tìm ra một cách nào đó để giúp Si.

Sáng ra, Lâm dậy thật sớm, ông A Sủng đã dậy, sau một đêm không ngủ, khuôn mặt ông hác háo, tiếng rít thuốc buồn bã, làn khói thuốc bay ra một cách nặng nề. Lâm lễ phép: “Ông A Sủng, biết là tôi không nên tọc mạch, nhưng nhất định ông bắt cái Si phải đi lấy chồng sao?”. Ông lão cười nhạt nhẽo: “Mày bảo tao phải làm sao, món nợ từ thời bố tao để lại, lãi mẹ đẻ lãi con. Nhà Lỉnh dù gì cũng có điều kiện, con Si được gả sang đó sẽ sung túc hơn. Nó cũng đến tuổi lấy chồng rồi, mấy cái ước mơ nghe chừng viển vông lắm”.

“Ông nợ bao nhiêu, tôi sẽ giúp ông trả nợ nhưng hãy để Si được tiếp tục đi học”. Lâm vừa dứt lời, ông Sủng phá lên cười: “Mày đùa tao à, tao nợ nhà Lỉnh những 150 triệu cơ đấy”. “Ông yên tâm, việc gì tôi hứa là tôi sẽ làm”. Lâm quả quyết.

Lâm đành lòng bán đi con Kawasaki mà anh khó khăn lắm mới tậu được. Số tiền Lâm bán được 170 triệu. Anh gửi ông A Sủng trả nợ. Số còn lại anh nói với Si, anh cho cô vay để đi học, đến khi nào cô có tiền thì trả cho anh. Sau đó anh từ biệt gia đình ông Sủng về dưới xuôi, anh cũng không để lại số điện thoại hay địa chỉ vì anh nói một ngày nào đó anh sẽ quay trở lại.

Bẵng đi đã gần 5 năm trôi qua kể từ ngày hôm đó. Anh về dưới xuôi lo mẹ già ốm đau, rồi mẹ cũng bỏ anh mà đi. Lâm mới quay trở lại nơi này. Ngôi nhà ông A Sủng đã sửa lại đôi chút, nhưng vẫn giữ nguyên nền cũ, vì đây là ngôi nhà cổ từ thời cha ông để lại.

Qua ánh lửa bập bùng, đôi mắt Si lấp lánh, cô nhìn Lâm ngượng ngùng: “Mấy năm qua anh Lâm có ổn không, nhà em ai cũng mong anh lắm đó”. Ánh mắt Lâm nhìn về một nơi xa trong không trung, giọng anh thoáng buồn: “Có một số chuyện không vui, mẹ anh mắc bệnh hiểm nghèo và đã qua đời. Thế còn Si?”.

Đôi mắt Si buồn bã: “Em không biết anh phải chịu nỗi đau như thế. Em nhớ anh đã nói hãy theo đuổi ước mơ và em đã cố gắng. Em đi học, tốt nghiệp em xin về xã nhà dạy học. Nhờ vào phát triển của công nghệ mà các bài thuốc của bố em cũng nổi tiếng hơn, cuộc sống đã khấm khá hơn nhiều. Bố em đã hiểu hơn về ý nghĩa của việc học. Nhiều lúc em nghĩ nếu ngày ấy em không may mắn gặp người tốt như anh thì không biết cuộc đời em sẽ như thế nào!”. Si nói rưng rưng trong nước mắt.

“Si không nên nói như vậy. Nếu không có gia đình Si thì không biết tôi có còn được sống đến ngày hôm nay không nữa” - Lâm an ủi. “Thôi, không khí Xuân đang náo nhiệt thế này, chúng ta tạm thời quên những chuyện không vui đã qua đi, đợi bố em về chúng ta cùng ăn cơm rồi cùng đi du Xuân xem mùa Xuân ở đây có gì khác với dưới xuôi không anh nhé” - Si nói và mỉm cười thật tươi nhìn Lâm.

Bữa cơm cả nhà quây quần, trong men say, giọng ông A Sủng vẫn rất dõng dạc: “Lâm này, người Mông chúng tao có tục bắt vợ, nhưng giờ tao lại muốn làm ngược lại, tao muốn bắt rể. Nếu mày không trở lại chắc con Si nhà tao nó ở giá đến già mất”. Lâm thấy trong lòng reo lên một niềm vui sướng, anh nhìn Si, đôi má nàng ửng đỏ, ánh mắt nàng nhìn anh tình tứ. Cả hai cùng mỉm cười. “Anh Lâm có muốn đi chơi Xuân cùng Si không?” - Si ngượng ngùng hỏi.

Lâm thấy tim mình đập từng nhịp rộn ràng, anh nắm lấy tay Si, họ cùng dắt nhau đi giữa ngàn hoa mùa Xuân đang nở rộ, giữa những điệu khèn, tiếng sáo, giữa những điệu múa mừng Xuân dập dìu như cánh bướm. Mùa Xuân trên rẻo cao Tây Bắc này Lâm bỗng thấy lòng mình tràn ngập yêu thương và anh nhìn đâu cũng thấy tất cả đều đang rất hạnh phúc.

Truyện ngắn của Trần Tú

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương

Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.
Bà già nhà quê

Bà già nhà quê

Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.
Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình

Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:
Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim

Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.
Chị em dâu

Chị em dâu

Bà Lành sinh được hai đứa con trai, cũng vì chiến tranh nên đứa lớn cách đứa út đến gần 20 tuổi. Ngày trước bà cũng từng đi làm dâu trong gia đình đông anh em, bà hiểu câu nói người xưa “Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi”, thế nhưng trong những năm đói quay đói quắt, chiến tranh giặc giã, tất cả chị em dâu nhà bà phải xa chồng nên mọi phụ nữ trong gia đình đều yêu thương và đoàn kết lẫn nhau.

Tin khác

Hoa vàng bến đợi

Hoa vàng bến đợi
Chiều buông trên bến sông nở đầy hoa sao nhái. Bầu trời đỏ, mặt sông đỏ, hoa sao nhái vàng bất chợt cũng bị nhuộm đỏ như đang thắp lửa lung linh để đốt cháy rụi cảnh thiên nhiên của những ngày đầu Hạ ở một vùng đồng bằng xa xôi hẻo lánh.

Xuân trên tay mẹ

Xuân trên tay mẹ
Thèm quá chừng cái bong bóng heo thổi căng phơi khô làm bóng ném!!!

Tết của người cựu chiến binh

Tết của người cựu chiến binh
Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.

Bên nhau là Tết

Bên nhau là Tết
- Giàng ơi! Mẹ cháu gửi thư về đây này!

Quà Tết

Quà Tết
Phố chật, người đông. Mới hăm bảy Tết con lộ trung tâm thị trấn đã nườm nượp. Ngược xuôi, nhóng mắt cố tìm cho ra cái tiệm sửa đồng hồ. Cô đồng nghiệp chỉ: Có cái tiệm đồng hồ nơi góc phố, gần chợ….

Món quà bất ngờ

Món quà bất ngờ
Nhà tôi vì một số lí do mà phải dời từ đồng lên núi, chuyển đến thôn Lạc Đạo sinh sống. Tôi tự lí giải, chắc do ngày xưa cả thôn chuyên trồng cây lạc, lại thêm cả xóm gần như theo đạo nên mới có tên Lạc Đạo. Cũng vì vậy mà nhà tôi – không làm nông, không có tôn giáo nào - tôi ví von nhà mình lạc vào xóm Đạo.

Đám cưới chồng cũ

Đám cưới chồng cũ
Hôm nay nhà ấy đông vui quá, nhạc xập xình, tiếng nói cười ầm ĩ, mùi thơm của cỗ bàn nưng nức cả một vùng. Hôm nay là ngày cưới của người ta, đám cưới chồng cũ của chị.

Chuyến tàu đêm

Chuyến tàu đêm
Ga Bắc Giang vào một đêm cuối những năm 60 thế kỉ trước. Những trận ném bom của máy bay Mỹ trên miền Bắc ngày càng ác liệt. Người dân rời thành phố đi sơ tán về các vùng quê. Những đoàn tàu chở đầy những người lính trẻ từng ngày từng ngày đi về phương Nam.

Những bông hoa cuối ngày

Những bông hoa cuối ngày
Màn đêm buông xuống, thành phố đã lên đèn. Mùa này trời nhanh tối, đúng là ngày tháng mười chưa cười đã tối. Hân lo lắng vội tỉa tót những bông hoa còn lại, bó chúng thành những bó nhỏ rồi xịt nước lên cho tươi tắn.

Sóng yên

Sóng yên
Hải đi ngang qua lớp của một cô giáo. Nhìn trên bục giảng, đóa hoa hồng trắng được cắm rất tinh tế trong một cái giỏ xinh xắn. Ngoài cửa có một chậu nước và cái khăn mặt để lau tay vắt trên một cái giá nhỏ bên cạnh.

Bà tôi

Bà tôi
- Bà ốm rất nặng! Em về ngay! - Chiếc điện thoại di động phát ra tín hiệu, đằng kia tiếng chị ruột tôi mếu máo báo tin buồn..

Giữ trọn đạo làm dâu

Giữ trọn đạo làm dâu
Anh Nguyễn Xuân Thành và chị Lê Hồng Duyên đều ở trong Ban chấp hành xã Đoàn. Năm anh Thành 27 tuổi, chị Duyên 25 tuổi, anh chị tổ chức lễ thành hôn. Sau ba tháng, anh Thành lên đường nhập ngũ. Biết vợ đã có mang, anh cầm tay dặn dò:

Những cánh rừng đều xanh

Những cánh rừng đều xanh
Trở về quê sau bao năm lăn lộn, phóng tầm mắt nhìn quanh, những cánh rừng đã phục sinh. Quê hương vùng lõm, kí ức tuổi thơ là những mảng rừng xám xịt da beo với những đống tro nguội lạnh sau một trận lửa rừng rực.

Đồng đội

Đồng đội
Quyết vừa tới nhà, vứt “phịch” chiếc ba lô lộn ngược một cái nơi hè, vừa thở vừa nói với chị dâu:

Hoa hồng Vu lan...

Hoa hồng Vu lan...
Chị mới dọn về xóm, xây cái nhà nhỏ, định cư luôn. Con trai chị với con tôi chung lớp 5, ngày nào cũng qua nhà chơi. Thằng nhỏ lễ phép, chỉ phải cái hơi… sa đà: Sa vô chơi là quên luôn trời đất; bữa cơm nào mẹ cũng phải vác roi đi kiếm! Vài lần trò chuyện xã giao mới biết: Té ra chị Hân cũng mẹ đơn thân.
Xem thêm
Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhân kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5)
Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách - Khu Du lịch Văn hóa (DLVH) Phương Nam là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân miền Tây Nam Bộ...
Thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây

Đầu thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã tiến hành xây dựng thành Sơn Tây (nay thuộc thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) vào năm Minh Mạng thứ ba (triều Minh Mạng 1820 - 1848). Đó là công trình kiến trúc nghệ thuật và quân sự của nước ta thời phong kiến gần 200 năm trước.
Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Sáng ngày 26/4, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, UBND huyện Châu Thành tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch
Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Lễ hội khai trương Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 là chuỗi các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị, tài nguyên và sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách gần xa.
U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

Rạng sáng 27/4 (theo giờ Việt Nam), U23 Việt Nam bước vào trận tứ kết trong khuôn khổ VCK U23 châu Á 2024 với cuộc đối đầu U23 Iraq.
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.
Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4000 vận động viên (VĐV) khác đã có một ngày cuối tuần chạy giữa thiên nhiên xanh mát, khoáng đạt tại Ecopark Marathon 2024.
Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết phim điện ảnh "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu rộng rãi trên truyền hình vào dịp 10/10.
Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Sở TT&TT TP.HCM cho biết đã mời bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội vào ngày 26/3 và ngày 2/4. Tuy nhiên, Nam Em đã không đến với lý do bận công việc tại Đà Lạt. Sở tiếp tục mời Nguyễn Thị Lệ Nam
Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, Sở đã có giấy mời Nam Em lên làm việc lần 2. Kết quả buổi làm việc sẽ được cơ quan chức năng thông tin vào thời gian tới.
Phiên bản di động