Tết của người cựu chiến binh

Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.
Ông thường dành thời gian ngồi yên trên chiếc ghế mây yêu thích của mình nhìn xa xăm về phía đầu ngõ, mọi người không biết ông nghĩ gì, và đôi mắt buồn thi thoảng lại chảy nước mắt và ông đưa khăn lên lau nhẹ. Ông vẫn nói chuyện được, cư xử như thường ngày nhưng nhiều khi ông quên bẵng việc mình vừa làm và đôi khi cũng quên bẵng mất người thân của mình. Nhưng những lúc ông “tỉnh” lại, ông vẫn luôn yêu thương đám cháu nhỏ tụi tôi và ông rất hay kể cho chúng tôi nghe về những mẩu chuyện ông vô tình nhớ lại thời chiến và những người đồng đội của mình.

Mỗi năm khi Tết đến, gia đình chúng tôi lại sum họp từ khắp mọi nơi về lại quê để cùng đón Tết với ông. Năm nào cũng vẫn giữ truyền thống gia đình nấu bánh chưng và bên bếp lửa hồng cả nhà lại cùng nhau kể về những gì xảy ra trong năm qua ở mỗi gia đình. Dù đã rất lâu mới gặp lại nhưng những câu chuyện như một sợi dây hàn gắn sự xa xôi, cứ như mọi thứ đang tái hiện ra trước mặt, có cảm giác thân thuộc như câu chuyện của chính mình. Thi thoảng, ông vẫn hay kể cho tôi nghe những năm ông đi lính, khi đó lính phải xa nhà, Tết là khoảng thời gian mà ông và cả những người đồng đội đều cảm thấy khó khăn, vì vừa nhớ nhà, vừa muốn sum họp lại cảm thấy chiến tranh gian khổ. Nhưng ông và các đồng đội luôn tìm cách để tự tạo niềm vui cho mình, kháng chiến trường kì, đôi khi Tết là trong tư tưởng, không thể trang hoàng nơi chiến đấu nhưng mọi người đều cố gắng mang lại không khí Tết. Ông nhớ có năm anh nuôi mang về ở đâu được miếng thịt lợn nhỏ khoe với cả đội:

Minh họa Lão Trần
Minh họa Lão Trần

- Xuống làng, mua được miếng thịt lợn, Tết này có bánh chưng cho mấy ông nhé. Nhọc lắm mới mua được ấy, chúng nó rát lắm, khám kĩ những người buôn thịt. Này được chị bán rau dúi lắm.

Năm ấy, thêm tí nếp, ít đậu xanh và bàn tay khéo léo của anh nuôi và các chiến sĩ phụ bếp, nồi bánh chưng với nhân là một ít thịt đã được thành hình. Bên bếp lửa hồng, khi các đồng đội ngồi canh lửa, họ thức sáng đêm với những câu chuyện, cùng ganh tị chọc ghẹo nhau về những bức thư nơi hậu phương gửi đến; lại cùng nhau xem những tấm hình con trẻ và cả khóc khi nhớ về gia đình vững chãi luôn là điểm tựa bình yên khi nhớ về. Chính những câu chuyện về gia đình mà những người đồng đội chia sẻ cho nhau lại khoả lấp nỗi nhớ nhà.

Niềm vui khi về già của ông cũng là chăm sóc những chậu mai. Ông thường dành thời gian ra vườn để bón phân, chăm sóc, tỉa cây và những chậu cây được ông chăm chút khéo léo tỉ mỉ ấy luôn được gia đình tôi yêu quý chưng vào dịp Tết. Thường những chậu mai Tết ở vườn nhà tôi, có khi được chưng trong hội hoa Xuân, có khi còn được đem chưng trên phường xem như gia đình tặng, và phần lớn thường được để chưng trong nhà và được các thành viên trong gia đình treo lên những tấm thiếp đủ màu xanh đỏ. Những lúc đó, tôi thường thấy ông mỉm cười hiền hoà và sau đó lại trầm ngâm nhớ về những điều đã cũ.

Ông kể cho chúng tôi nghe những năm kháng chiến ác liệt, khi ấy mọi hành động của quân ta đều phải thật cẩn thận nếu không sẽ vướng vào vòng nguy hiểm. Có một năm, ông đóng quân gần nhà, lòng rất muốn về thăm vợ con nhưng việc đó gắn với rất nhiều hiểm nguy. Thường Tết ở quê tôi vẫn hay có tục đàn ông trong nhà vào những ngày Tết, khi ánh trăng vào mùa sáng thường sẽ ra vườn làm tục lẩy lá mai. Đó như là điều cầu chúc cho những người mẹ, người vợ sẽ có một năm suôn sẻ và may mắn. Nên năm đó, ông và nhiều đồng đội cùng quê đã lẻn về trong đêm để lẩy lá mai, dù đối mặt có thể là họng súng của địch và rất nhiều khó khăn đang rình rập. Mỗi khi chăm sóc những chậu mai ông lại nhớ rất rõ như in cảm giác hồi hộp nhưng cũng đầy mong đợi một năm mới hạnh phúc sẽ về với gia đình nhỏ nơi hậu phương.

Và mỗi năm khi Tết đến, không chỉ là những ngày sum họp của gia đình, mà còn là những ngày họp mặt của những cựu binh đã từng cùng nhau đứng chung một chiến tuyến ngày xưa. Tôi đã chứng kiến rất nhiều buổi họp mặt từ khi còn ấu thơ cho đến giờ dù thời gian qua đi và sẽ có những người ở lại và những người ra đi khiến những buổi gặp mặt cứ từng năm dần vơi bớt… Ông tôi từ những ngày đầu còn khoẻ mạnh cũng trở nên yếu dần phải được tôi đưa đi đến nơi họp mặt qua từng khoảng thời gian. Lạ lùng thay mọi kí ức mà ông quên đi nhưng khi gặp mặt, tôi không rõ ông có còn nhớ ai không, chỉ thấy giữa những người lính trên áo đang đính đầy huân chương kia trao nhau những cái ôm rất chặt.

Thi thoảng cho đến bây giờ, mỗi khi ông chợt nhớ điều gì ông vẫn hay kể lại với tôi. Kí ức của ông, như tôi góp nhặt, là những khoảng thời gian đong đầy mùa nhớ…

Truyện ngắn của Lê Hứa Huyền Trân

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Món quà của người giao hàng

Món quà của người giao hàng

Anh chị có một cửa hàng bán quà lưu niệm cho trẻ con. Cửa hàng lúc nào cũng đông khách, đặc biệt là trẻ con. Vào những ngày lễ lớn, mặc dù đã thuê thêm vài người làm nhưng đôi vợ chồng này vẫn không ngơi tay vì lượng khách nhí đông nghẹt.
Trách nhiệm

Trách nhiệm

Mấy hôm nữa đã là tháng Bảy. Điểm hẹn đặc biệt.
Ngôi nhà dưới chân núi Sim

Ngôi nhà dưới chân núi Sim

Mây đang gồng mình quảy gánh củ mài đem giao cho quán bà béo thì đứa con gái lên 9 tuổi hớt hải chạy ra gọi:
Chờ em ở cuối con đường

Chờ em ở cuối con đường

Đúng như người ta vẫn nói, cửa sinh cũng là cửa tử. Trong không khí căng thẳng đến nghẹt thở, tiếng hô hoán của y, bác sĩ hòa lẫn với âm thanh lộc cộc của chiếc xe đẩy lao đi với tốc độ nhanh nhất về phía phòng Cấp cứu, Duy siết chặt bình truyền trong tay, vừa chạy theo giường đẩy vừa gào lên tuyệt vọng: “An! Không được ngủ! An! Mở mắt ra đi em!”.
Triền cát quê ngoại

Triền cát quê ngoại

Ngoại tôi bắt cái ghế ngồi thơ thẩn nhìn về công viên vừa được quy hoạch trước mặt với đôi mắt ra chiều xa xăm. Vài đứa nhỏ chơi gần đó trên cái hè vừa được lát gạch mới cóng đùa với ngoại:

Tin khác

Đảo xa chắp cánh

Đảo xa chắp cánh
Chiếc tàu cao tốc nhóc mũi lên cao rồi chúi nhanh xuống khoảng trống giữa hai đầu ngọn sóng. Bọt nước bắn tung tóe lên những ô cửa kính của con tàu. Tàu vẫn rít ù ù, lướt phăm phăm về phía trước. Cái điệp khúc như bản nhạc có cao trào lên xuống này lặp đi, lặp lại hầu như không có hồi dứt!

Người mẹ anh hùng

Người mẹ anh hùng
Mẹ chồng ốm đã mấy ngày nay, chị Thu nấu cháo tía tô, hành hoa đập thêm cái lòng đỏ trứng gà, bón cho bà nhưng được lưng bát bà đã đẩy thìa ra:

Chung một mái nhà

Chung một mái nhà
Sáng ra, bầu trời của mùa Thu đẹp thật, nắng vàng như mật ong rót xuống làng quê yên bình. Ông Đại mở cửa bước ra ngoài sân, tập mấy động tác thể dục. Xong xuôi, ông dánh răng rửa mặt, thong thả ngồi vào bàn pha ấm trà ngon Tân Cương để uống. Bà Minh bưng bát mì bốc hơi nghi ngút ra cho ông:

Giọt mật

Giọt mật
Chú Sáu tôi nói với Tâm mùa hạn này mà vắt mật ong thì đã tay phải biết. Mật thơm ngon, sóng sánh, sền sệt mượt mà chảy ra từ đôi bàn tay bóp chặt tảng mật.

Cấy dặm mùa Xuân

Cấy dặm mùa Xuân
Ngày chưa vợ, ba tôi từng có một mối tình đắm say, nhưng không thành. Người ấy là cô Năm Tươi cùng làng. Cô Năm Tươi xinh gái, phổng phao, con một.

Ca mổ đêm Giao thừa

Ca mổ đêm Giao thừa
Chiều 30 Tết, trời se lạnh và mưa bụi. Không khí Tết đã rạo rực lắm. Người xe tấp nập, hối hả ngược xuôi, ai cũng có vẻ vội vàng. Xe máy, xe đạp, xe ôtô các cỡ vào thành phố hầu như xe nào cũng kồng kềnh những cành đào.

Tết muộn

Tết muộn
Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển quanh năm đượm mùi tôm cá. Tết của những làng chài ven biển cũng không khác gì ở những nơi khác, có chăng chỉ là tuổi thơ của tôi gắn liền với những chuyến đi biển xa biền biệt của ba.

Lỡ hẹn với người đi

Lỡ hẹn với người đi
Suốt cả đêm, Xoan không hề chợp mắt. Cô trằn trọc, hết xoay ngang rồi lại quay ngửa. Chiếc chăn mỏng, khi thì đắp lên bụng, lúc lại hất tung ra. Đêm về khuya, nghe rõ cả tiếng gà gáy sang canh. Xoan nghe tiếng côn trùng rỉ rả ở phía ngoài vườn, gần với ô cửa sổ. Lại thêm ánh trăng suông hạ tuần, cứ chong chong nhòm qua song cửa.

Ông bố xóm đường tàu

Ông bố xóm đường tàu
Trời đã xế chiều, những tia nắng còn sót lại lọt qua khe giữa hai toa tàu in lên đường ray những lát cắt đứt đoạn. Đoàn tàu chợ từ từ tiến vào sân ga. Động cơ hơi nước thở phì phò, thỉnh thoảng tiếng còi tàu lại hú lên lanh lảnh xé toạc hoàng hôn yên tĩnh.

Bão đến

Bão đến
- Chào chú Hai! Chú dọn dẹp chưa xong hả chú?

Thời gian vẫn ngọt ngào

Thời gian vẫn ngọt ngào
Hương từ sân bay vừa trở về Hà Nội, đi qua hồ Hoàn Kiếm, thời tiết đầu mùa Đông trời đã se lạnh. Hương nhìn lên hai bên đường trải dài những cây hoa sữa, những chùm bông to trông như đĩa xôi cốm tỏa hương thơm mát dịu, Hương vừa đi vừa ngắm.

Anh hai sữa

Anh hai sữa
Ba kính yêu! Mãi đến tuổi dậy thì con mới biết, Hà chỉ là ông anh hai sữa của mình. Thoạt đầu khi biết rõ, chúng con không phải là anh em song sinh. Con hụt hẫng, không chịu tin đó là sự thực.

Bão trời và bão lòng

Bão trời và bão lòng
Cơn bão số ba như một con mãnh thú gầm rú, gào thét. Trong cơn gầm rú, cây cối bị lưỡi hái tử thần tiện phăng, đổ ngổn ngang. Từ trên đỉnh núi cao từng tảng đất khổng lồ bị nước thấm sâu, bứng ra thành mảng đổ ụp xuống.

Trả nợ mùa Hè

Trả nợ mùa Hè
1. Có lần, Hải nghe ông nội phẫn nộ chuyện đàn bà nhẫn tâm bỏ bầy con nheo nhóc thì ba bảo: Cô ấy khổ vậy chắc đã quá sức rồi, trước nay ba cũng thấy cái tâm con dâu rất tốt mà, giờ chắc hết duyên nên mới lầm mê rước tiếng phụ chồng bạc con. Thằng Hải nghe ba nói vậy thì không nghĩ mẹ theo chiều hướng tiêu cực như người xung quanh nghĩ nữa. Từ nhỏ tới giờ, ba nói gì nó chẳng tin.

Đinh tặc người nhà

Đinh tặc người nhà
Thời nay, có con gái lớn trong nhà, cha mẹ không lo có “bom nổ chậm” như xưa vì bây giờ công nghệ “phá bom” quá đơn giản. Cái lo chính lại là bom thối, không nổ được. Lấy chồng hoặc ế chồng mà không có con rồi cũng khổ, nhất là đến cuối đời.
Xem thêm
Họa sĩ Ngô Phương Cúc và tấm lòng người con xa xứ

Họa sĩ Ngô Phương Cúc và tấm lòng người con xa xứ

Vào cuối tháng 5/2025, ông Ngô Dương Hải, hiện đang định cư ở Úc đã tặng Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam 9 bức tranh và Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh 14 bức tranh sơn dầu của họa sĩ Ngô Phương Cúc.
Đau đáu nỗi buồn trong “Nếu ngày mai”...

Đau đáu nỗi buồn trong “Nếu ngày mai”...

Ai gặp nhà thơ Hồng Đà đều chung cảm nhận chị là một người phụ nữ giàu năng lượng, vui vẻ, xởi lởi với nụ cười thường trực trên môi.
Trưng bày ảnh về “Hoàng Sa - Trường Sa” và thành tựu Đảng bộ Vùng 2 Hải quân

Trưng bày ảnh về “Hoàng Sa - Trường Sa” và thành tựu Đảng bộ Vùng 2 Hải quân

Ngày 2/7, tại tỉnh Đồng Nai, Trung tâm Huấn luyện, Vùng 2 Hải quân tổ chức trưng bày ảnh, tuyên truyền về “Hoàng Sa, Trường Sa” và kết quả nổi bật trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Vùng, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Lâm Đồng – Biển,  ngàn hoa và đại ngàn xanh

Lâm Đồng – Biển, ngàn hoa và đại ngàn xanh

Sau khi sáp nhập tỉnh, du khách đã nghe: Lâm Đồng – Biển, ngàn hoa và đại ngàn xanh. Đúng thế! Lâm Đồng không chỉ nổi tiếng với Đà Lạt – thành phố ngàn hoa, mà còn sở hữu: vẻ đẹp của biển hồ – hồ Tuyền Lâm, hồ Xuân Hương như tấm gương soi bóng trời. Muôn
Người cao tuổi - thị trường tiềm năng của ngành du lịch

Người cao tuổi - thị trường tiềm năng của ngành du lịch

Một thị trường đầy tiềm năng nhưng lại bị xem nhẹ, đó chính là du lịch dành cho NCT. Thực tế cho thấy các sản phẩm, dịch vụ du lịch hiện nay vẫn chủ yếu hướng đến giới trẻ, gia đình và khách quốc tế, trong khi nhóm khách cao tuổi thường bị xếp vào diện "
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới

Ngày 12/7/2025, tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) diễn ra từ ngày 06 đến 16 tháng 7 năm 2025 ở Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB

Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB

Ngày 22/6/2024, tại Hà Nội, Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, được trao giải “Top Công Nghiệp 4.0 Việt Nam 2025”, tại hạng mục “Top Doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0” với Ứng dụng Herbalife VNHUB (trước đây có tên My VNClub).
Giải Pickleball chào mừng 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Giải Pickleball chào mừng 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Sáng 21/6, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (CSND) tổ chức giải Pickleball Trường Đại học CSND mở rộng lần thứ I năm 2025 chào mừng 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
Xác lập kỷ lục Việt Nam giải chạy có nhiều nhà báo tham gia

Xác lập kỷ lục Việt Nam giải chạy có nhiều nhà báo tham gia

Sáng 15/6, Giải đi bộ – chạy bộ "Tự hào Thành phố tôi yêu" Cúp Agribank 2025, do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức nhằm kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), do Hội Nhà Báo Việt Nam và Hội Nhà Báo TP Hồ Chí Minh chủ trì, cùng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và Công ty cổ phần truyền thông Nexus (Nexus Sport Events) thực hiện.
Giao lưu cờ tướng các câu lạc bộ: Tam Điệp - Bỉm Sơn - Nga Sơn

Giao lưu cờ tướng các câu lạc bộ: Tam Điệp - Bỉm Sơn - Nga Sơn

giải giao lưu cờ tướng thường niên giữa ba câu lạc bộ
Nơi thử thách đam mê, tôn vinh tài năng đất Hà thành

Nơi thử thách đam mê, tôn vinh tài năng đất Hà thành

Giữa tiết trời đầu tháng Tư dịu nhẹ của Thủ đô, sự kiện “Tinh hoa tay nghề làm đẹp 2025 – EBC Awards” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm triển lãm Quốc tế I.E.C 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Cát Bà sẽ là bối cảnh cho loạt phim Hollywood dựa trên game Liên minh huyền thoại

Cát Bà sẽ là bối cảnh cho loạt phim Hollywood dựa trên game Liên minh huyền thoại

Hollywood vừa chọn Cát Bà (Hải Phòng) làm bối cảnh cho dự án phim mới dự kiến chiếu rộng rãi trên Netflix, HBO,... Điều gì khiến hòn đảo này vượt qua nhiều địa danh nổi tiếng châu Á để được lựa chọn?
Phiên bản di động