Món quà bất ngờ

Nhà tôi vì một số lí do mà phải dời từ đồng lên núi, chuyển đến thôn Lạc Đạo sinh sống. Tôi tự lí giải, chắc do ngày xưa cả thôn chuyên trồng cây lạc, lại thêm cả xóm gần như theo đạo nên mới có tên Lạc Đạo. Cũng vì vậy mà nhà tôi – không làm nông, không có tôn giáo nào - tôi ví von nhà mình lạc vào xóm Đạo.

“Lạc vào xóm Đạo” - lúc đầu chỉ nói tếu cho vui, tại hơi thất vọng. Trước ở xóm đồng, nhà dân san sát nhau, ra ngõ gặp người quen, nói cười ríu rít. Giờ bố quyết bán đất bán nhà đùm túm lên đây, chim kêu vượn hú. Thôn này nhà cửa thưa thớt, ai cũng lạ hoắc lạ huơ.

Nhưng được một thời gian, tôi lại thấy mình hợp với nơi này - vùng đất đỏ, toàn cây ăn trái, hết bơ tới mít, tới xoài - tha hồ chén. Vui nhất là khi lốc lịch được xé đến tháng cuối cùng. Rộn ràng phải biết. Dù nghèo nhưng nhà nào cũng trang trí đẹp nhất có thể để chào đón Giáng sinh. Nhỏ giờ không biết vụ này. Tôi ham lắm, coi người lớn làm, lăng xăng quanh quất đòi giúp cái nọ cái kia. Nhưng dễ gì. Cho đứng rề rà vướng cẳng vướng chân đã mừng lắm rồi. Cô bé tôi thấy cái gì cũng hay cũng lạ. Dù chỉ cây thông tượng trưng nhưng khi đính lên đó những hộp quà nhỏ xíu, những ngọn đèn đủ màu tắt nháy là lộng lẫy diệu kì liền. Tiết mục được trông chờ nhất là công trình Hang Đá và Máng Cỏ. Tôi cứ đứng nấn ná chờ cho xong để được thinh lặng chiêm ngưỡng mặc kệ chị Hai ơi ới kêu về tắm rửa, cơm nước.

- Sao nhà mình hổng làm cho đẹp để đón Giáng sinh hả Hai?

- Tại không theo đạo.

- Vậy muốn đón Giáng sinh phải theo đạo hả?

- Không phải. Chúa thì ai cũng có thể chào đón. Có điều phải nhà giàu mới làm kiểu đó.

- Còn quà, những đứa trẻ không theo đạo có được quà của ông già Noel không?

- Chắc được. Nhưng mầy qua tuổi “đứa trẻ” lâu rồi.

Ôi trời! Qua đâu mà qua, người ta mới học lớp 6 thôi mà. Nhưng trước đó, khi là một đứa trẻ chính chủ, mình cũng có biết gì đến món quà Giáng sinh. Chán ơi chán…

Minh họa Lão Trần
Minh họa Lão Trần

Ra trường, muốn đi làm liền nên không ngần ngại đầu quân cho ngôi trường xa và sâu nhất của tỉnh. Xã chỉ gần nghìn dân, đất rộng người thưa. Vô mùa mưa, nhìn đâu cũng chỉ thấy khói núi. Cỡ nửa tháng mười hai thì lạnh đến tê cóng. Đường xá lầy lội, không có dấu chân người. À, chắc chỉ học trò. Các em tới trường, lao xao nói chuyện Noel. Tự dưng nhớ hồi nhỏ ở Lạc Đạo nên tranh thủ góp vui với các em: Hồi nhỏ ở xóm cô, Giáng sinh vui phải biết. Ở đây cũng vui mà cô. Tôi hỏi cái nhà thờ nhỏ xíu chỗ xóm Lò Gạch hả? Các em dạ rồi nói vui lắm cô. Đi với tụi em nha? Ban đầu định không đi. Nhưng tối đó trời không mưa, nghĩ sao rồi cũng mặc áo đầm đỏ, choàng khăn đỏ đến nhà thờ.

Nhà thờ nhỏ bé và giản dị nhưng cũng đủ đầy cây thông, hang đá, máng cỏ. Vài em học sinh được bố mẹ đưa đi. Riêng cô bé lớp trưởng bất ngờ thấy cô, vui mừng chạy lại níu tay, tíu tít suốt. Bé An hỏi đủ thứ, nhưng cô chỉ kể chuyện nhà kia có ba cô gái trẻ đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào ngó đến vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của ba cô gái. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống, rơi đúng vào các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Khỏi phải nói cũng biết rằng các cô vui mừng đến thế nào. Câu chuyện thần kì được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn nên đều bắt chước ba cô gái treo tất bên lò sưởi để hi vọng nhận được quà.

- Năm sau, em cũng sẽ treo đôi bít tất. Nhưng nhà em không có ống khói. À, em sẽ treo nó ở cái trụ trước sân.

- Ừ, cứ treo đi, rồi em sẽ có quà. Nhưng với điều kiện phải ngoan ngoãn và chăm chỉ.

- Dạ!

Nói xong, tôi đã nghĩ bằng cách nào đó sẽ nói với ba bé An về món quà bất ngờ trong đêm Giáng sinh để cô bé tin điều diệu kì sẽ chỉ xảy ra với một cô bé ngoan ngoãn. Tội nghiệp, bé An bị mẹ bỏ rơi từ nhỏ. Gà trống nuôi con, “gà trống” lại làm nghề tự do nên thời gian dành cho con là quá ít.

Sau đêm Giáng sinh đó, cô trò đã trở nên thân thiết hơn. Học trò gặp cô là vui mừng chực ôm, ngả ào vào ngực như cái cách đứa con dũi tìm hơi ấm mẹ. Tôi cũng yêu mến em, hơn mức cô - trò theo nghĩa đẹp nhất của từ này. Nhiều khi tôi cũng không hiểu nổi cảm giác pha lẫn giữa lâng lâng nao nao và nhoi nhói xúc động của mình. Đó là mỗi lần bắt gặp đôi mắt em nhìn mình, cứ in như nhìn thăm thẳm vào quả tim cô. Đôi mắt khao khát yêu thương. Đôi mắt khiến người được nhìn không thể chối từ.

Em đi học sớm, hí hửng chạy xuống, lấp ló trước cửa nội trú, nếu thấy cô, sẽ nhảy nhồng, hai tay cong trên đỉnh đầu ra dấu “I love you”. Lên lớp, mỗi khi có điểm chín, điểm mười thì chạy đi tìm cô khoe. Tội, hôm đó mặt mày tái mét chạy xuống nội trú tìm cô, đưa tay chỉ vào vết máu đỏ rịm trên chiếc quần xanh. Tôi lo cho em như bà mẹ lo cho cô con gái dậy thì sớm. Nếu bữa nào ba đi làm cả ngày, buổi trưa nhõng nhẽo: Cô ơi ăn cơm một mình buồn muốn khóc. Cô bảo lại nội trú ăn cơm với cô rồi về.

Rồi một ngày, ngày buồn đau nhất đời em, người ta đưa bố từ thị xã về - mất vì tai nạn giao thông. Bố đi làm về đêm, chạy xe trong mưa, chạy vào thẳng chiếc tắc - xi. Người bác và láng giềng đứng ra lo liệu. Công ty tắc - xi về tận nơi, dù không gây ra lỗi nhưng họ vẫn gửi một số tiền khá lớn để hỗ trợ gia đình trong cơn bối rối…

Không có bố, bé vẫn kiên cường ở nhà chứ không qua bác ngủ. Cô giáo không dám hỏi gì nhưng em chủ động tâm sự. An bảo đêm học xong rồi lên nằm trước bàn thờ bố mà ngủ. Mỗi khi học về, lấy vở đưa bố xem chữ sạch đẹp, bảo bố khen khi con được bông hoa điểm chín, mười. Thương! Bé An nói, bây giờ em mới có cơ hội trò chuyện chứ ngày trước bố đi suốt, chẳng biết nói cùng ai. May tới trường gặp cô… Tôi sững vài giây để nhìn em. Chỉ một câu mà nhói đến tim gan.

Nội trú tạm thời bị thu hồi. Thực ra nó nguyên là căn nhà cho mượn, giờ người ta khó khăn, phải lấy lại bán. Nhà trường nhanh chóng tìm được chỗ ở mới cho giáo viên. Tôi nhanh chóng thu dọn và yên tâm đến nơi ở mới cho đến khi nhìn thấy cô bé học trò đứng ngay cửa lúc cô giáo khệ nệ mang túi đồ đi ra.

- Ủa, bé tìm cô hả?

- Dạ!

- Có gì không… bé yêu?

Tuy chưa từng làm mẹ nhưng mỗi lần thấy ánh mắt trong trẻo khát khao đó là tôi chỉ muốn thốt tiếng gọi “con yêu”. Nhưng lần nào cũng vậy, lời đã trào lên tới cổ, tôi lại cố đẩy nó xuống. Tôi sợ một tiếng gọi sẽ làm cô bé hạnh phúc tột đỉnh rồi sự thất vọng sẽ nhân đôi vì tôi - rốt cuộc cũng chỉ là một cô giáo. Tư cách cô thì chưa đủ. Tôi biết, cô bé đang cần một vòng tay, và cần nhiều hơn thế nữa. Và tôi cũng biết, làm mẹ (nuôi) một cô bé lớp 6, chuyện đó e là quá sức. Nên thương, dù rất thương. Nhưng tôi tự gia hạn cho mình, chỉ chừng đó thôi. Bé còn có dòng họ, và tôi, chắc cũng phải kiếm tấm chồng chứ.

- Cô ơi, chú kia bảo tối nay tới nhà thờ nhận quà.

- Ừ, thích vậy ta. Cô ước gì giờ mình cũng trở thành một cô bé để được nhận quà của ông già Noel nè!

- Nhưng em ước được làm… người lớn… như cô?

- Sao vậy bé yêu?

- Em không dám đến nhà thờ một mình.

Ồ. Tôi giật mình vì lời nói mềm ra, như sắp khóc của em. Mình vô tâm quá, giỡn lố rồi. Tôi đành phải tìm cách xin lỗi.

- Không sao, tối cô sẽ đưa bé đến nhà thờ.

- Nhưng giờ cô không còn ở nội trú nữa, em biết đi đâu tìm cô?

- Em cứ ở yên đấy. Cô sẽ phải là người đến tìm em.

Tôi chọn bộ đồ màu Giáng sinh để đến nhà em. Tới nơi, An đã ngồi chờ sẵn ở cửa. Chiếc áo, mũ ông già Noel hơi chật so với em. Chắc đồ cũ. Tôi lại giật mình tiếp. Đã nói sẽ tặng bé một bộ đồ ông già Noel mà bị công chuyện cuốn đi, quên lửng lừng lưng.

Đêm đó tôi để em chơi thoải mái với bạn bè. Đến 9h mới về nhà. Cũng hơi trễ. Xe dừng trước cửa. Em cảm ơn leo xuống. Tôi chần chừ. Bỏ em một mình trong ngôi nhà lạnh lẽo - trong đêm Giáng sinh. Mới nghĩ thôi đã thấy ác.

Tôi đã ở lại, để em nằm trên cánh tay mình mà ngủ. Em bảo đây là món quà Giáng sinh tuyệt nhất. Tôi ôm em vào lòng, khẽ nói “Chúc con gái ngủ ngon!”.

Truyện ngắn của nguyễn thị bích nhàn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim

Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.
Tết của người cựu chiến binh

Tết của người cựu chiến binh

Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.
Mùa Xuân trên rẻo cao

Mùa Xuân trên rẻo cao

Dừng xe ở lưng chừng đèo, Lâm bước xuống dang tay hít hà, tận hưởng không khí trong lành nơi rẻo cao Tây Bắc. Trước đó, anh đã đi hơn 300 cây số nhưng chỉ nghỉ đúng 2 chặng, lần này Lâm quyết tâm ở lại Tây Bắc ăn Tết và hết mùa Xuân anh mới trở về Hà Nội.
Bên nhau là Tết

Bên nhau là Tết

- Giàng ơi! Mẹ cháu gửi thư về đây này!
Quà Tết

Quà Tết

Phố chật, người đông. Mới hăm bảy Tết con lộ trung tâm thị trấn đã nườm nượp. Ngược xuôi, nhóng mắt cố tìm cho ra cái tiệm sửa đồng hồ. Cô đồng nghiệp chỉ: Có cái tiệm đồng hồ nơi góc phố, gần chợ….

Tin khác

Đám cưới chồng cũ

Đám cưới chồng cũ
Hôm nay nhà ấy đông vui quá, nhạc xập xình, tiếng nói cười ầm ĩ, mùi thơm của cỗ bàn nưng nức cả một vùng. Hôm nay là ngày cưới của người ta, đám cưới chồng cũ của chị.

Chuyến tàu đêm

Chuyến tàu đêm
Ga Bắc Giang vào một đêm cuối những năm 60 thế kỉ trước. Những trận ném bom của máy bay Mỹ trên miền Bắc ngày càng ác liệt. Người dân rời thành phố đi sơ tán về các vùng quê. Những đoàn tàu chở đầy những người lính trẻ từng ngày từng ngày đi về phương Nam.

Những bông hoa cuối ngày

Những bông hoa cuối ngày
Màn đêm buông xuống, thành phố đã lên đèn. Mùa này trời nhanh tối, đúng là ngày tháng mười chưa cười đã tối. Hân lo lắng vội tỉa tót những bông hoa còn lại, bó chúng thành những bó nhỏ rồi xịt nước lên cho tươi tắn.

Sóng yên

Sóng yên
Hải đi ngang qua lớp của một cô giáo. Nhìn trên bục giảng, đóa hoa hồng trắng được cắm rất tinh tế trong một cái giỏ xinh xắn. Ngoài cửa có một chậu nước và cái khăn mặt để lau tay vắt trên một cái giá nhỏ bên cạnh.

Bà tôi

Bà tôi
- Bà ốm rất nặng! Em về ngay! - Chiếc điện thoại di động phát ra tín hiệu, đằng kia tiếng chị ruột tôi mếu máo báo tin buồn..

Giữ trọn đạo làm dâu

Giữ trọn đạo làm dâu
Anh Nguyễn Xuân Thành và chị Lê Hồng Duyên đều ở trong Ban chấp hành xã Đoàn. Năm anh Thành 27 tuổi, chị Duyên 25 tuổi, anh chị tổ chức lễ thành hôn. Sau ba tháng, anh Thành lên đường nhập ngũ. Biết vợ đã có mang, anh cầm tay dặn dò:

Những cánh rừng đều xanh

Những cánh rừng đều xanh
Trở về quê sau bao năm lăn lộn, phóng tầm mắt nhìn quanh, những cánh rừng đã phục sinh. Quê hương vùng lõm, kí ức tuổi thơ là những mảng rừng xám xịt da beo với những đống tro nguội lạnh sau một trận lửa rừng rực.

Đồng đội

Đồng đội
Quyết vừa tới nhà, vứt “phịch” chiếc ba lô lộn ngược một cái nơi hè, vừa thở vừa nói với chị dâu:

Hoa hồng Vu lan...

Hoa hồng Vu lan...
Chị mới dọn về xóm, xây cái nhà nhỏ, định cư luôn. Con trai chị với con tôi chung lớp 5, ngày nào cũng qua nhà chơi. Thằng nhỏ lễ phép, chỉ phải cái hơi… sa đà: Sa vô chơi là quên luôn trời đất; bữa cơm nào mẹ cũng phải vác roi đi kiếm! Vài lần trò chuyện xã giao mới biết: Té ra chị Hân cũng mẹ đơn thân.

Gánh nặng nợ nước, xem nhẹ thù nhà

Gánh nặng nợ nước, xem nhẹ thù nhà
Dựa trên câu chuyện lịch sử có thật: Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn gác lại thù nhà, chuyên tâm phò tá triều đình nhà Trần ba lần đánh tan quân Nguyên Mông, bảo vệ đất nước...

Hội Minh thề

Hội Minh thề
Năm 1561 Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản (vợ của Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung) lập nên ấp Lan Niểu (nay là làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng). Bà quyên góp tôn tạo ngôi chùa cổ Thiên Phúc (nay là chùa Hòa Liễu, di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2013). Phần quyên góp còn dư sau khi tôn tạo chùa, bà cho mua ruộng để chia cho dân cày và làm ruộng công, lập quỹ giúp đỡ người nghèo, neo đơn… Để phòng xảy ra tư lợi, bà cùng dân làng lập ra Hội Minh thề và Hịch Minh thề. Hội Minh thề được duy trì nghiêm cẩn trong suốt thời gian nhà Mạc trị vì. Rồi có thời gian bị lãng quên. Năm 2002 Hội Minh thề được chính quyền và Nhân dân địa phương phục dựng. Hội Minh thề được triều nhà Nguyễn thế kỷ thứ XIX sắc phong bốn chữ vàng “Mỹ tục khả phong”…

Dòng sông tuổi thơ

Dòng sông tuổi thơ
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải trải qua những buồn vui, sóng gió đẩy đưa... Sông quê hương vẫn nằm đó, lắng nghe tiếng đổi thay của mỗi tuổi thơ, dịu dàng và thân thuộc.

Bà nội

Bà nội
Buổi chiều, bố đi làm về. Vào bàn ăn, vừa mở lồng bàn, bố đã reo: Trời! Bà cho cả nhà ăn những gì mà trông đã thấy ngon thế này. Nghe tiếng bố, Hiệp và Khuê, đứa mười lăm, đứa mười hai đang ở ngoài phòng học liền chạy vào. Trên bàn ăn, như có phép lạ, hiện lên sáu đĩa bánh trôi, sáu bát bánh chay, tất cả đều trắng phau.

Cô nàng i ngắn

Cô nàng i ngắn
Chuyến đi cao nguyên đá Đồng Văn của tôi lần ấy hoàn toàn ngẫu hứng. Nó được hình thành khi tôi ghé thăm anh bạn thân đang công tác tại Báo Biên Phòng.

Người thầy của tôi

Người thầy của tôi
Cho tới giờ mỗi khi nhắc lại và biết ơn nhất, tôi vẫn luôn nghĩ về thầy Tiêu Âm, người thầy đã dìu dắt tôi suốt những tháng năm cấp hai và cũng là người đã cổ vũ tôi rất nhiều khi tôi đến với nghề viết.
Xem thêm
Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhân kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5)
Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách - Khu Du lịch Văn hóa (DLVH) Phương Nam là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân miền Tây Nam Bộ...
Thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây

Đầu thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã tiến hành xây dựng thành Sơn Tây (nay thuộc thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) vào năm Minh Mạng thứ ba (triều Minh Mạng 1820 - 1848). Đó là công trình kiến trúc nghệ thuật và quân sự của nước ta thời phong kiến gần 200 năm trước.
Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Sáng ngày 26/4, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, UBND huyện Châu Thành tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch
Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Lễ hội khai trương Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 là chuỗi các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị, tài nguyên và sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách gần xa.
U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

Rạng sáng 27/4 (theo giờ Việt Nam), U23 Việt Nam bước vào trận tứ kết trong khuôn khổ VCK U23 châu Á 2024 với cuộc đối đầu U23 Iraq.
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.
Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4000 vận động viên (VĐV) khác đã có một ngày cuối tuần chạy giữa thiên nhiên xanh mát, khoáng đạt tại Ecopark Marathon 2024.
Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết phim điện ảnh "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu rộng rãi trên truyền hình vào dịp 10/10.
Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Sở TT&TT TP.HCM cho biết đã mời bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội vào ngày 26/3 và ngày 2/4. Tuy nhiên, Nam Em đã không đến với lý do bận công việc tại Đà Lạt. Sở tiếp tục mời Nguyễn Thị Lệ Nam
Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, Sở đã có giấy mời Nam Em lên làm việc lần 2. Kết quả buổi làm việc sẽ được cơ quan chức năng thông tin vào thời gian tới.
Phiên bản di động