Vượt qua thác ghềnh

Không có niềm vui nào bằng đất nước không còn chiến tranh, người lính trận được về sinh sống cùng gia đình, vợ, con. Mất sức 71%: Thương binh hạng 1/4, ông tôi ra quân về cùng vợ con ở Hà Nội.

Căn hộ được chia cho nữ công nhân lập gia đình, rộng 12m2 ba mặt ghép gỗ thông, mái lợp tôn. Ông nội tôi ở chung không có tiêu chuẩn nào khác. Ông tôi thường nói với gia đình: “Chật nhà không chật gì bụng, hay khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Mấy ngày đầu ông tôi sắp xếp đồ đạc gọn gàng, lấy gỗ thông đóng cái bàn thờ gắn vào nơi trang trọng nhất ở phòng. Những thứ lặt vặt cho vào gầm giường, trong nhà rộng hơn một ít.

Thời bao cấp, ông là thương bệnh binh, ba là công nhân đứng máy. Lương bà, trợ cấp hằng tháng của ông chả được là bao, tiết kiệm lắm mới đủ chi tiêu. Từ một chàng trai ra đi cầm súng khi đất nước hoà bình trở về cùng vợ, con ở Hà Nội, nhập hộ khẩu thường trú ở nội thành, không có niềm vui nào hơn.

Bà tôi là công nhân hay làm ca 3, ông tôi ở nhà cùng với 2 con nhỏ, mọi việc giặt giũ, quần áo, tã lót ông tôi làm tất. Ban đầu ông tôi cũng thấy ngại, đêm vắng máy nước tập thể không có một ai, ông tôi mới dám mang chậu ra máy nước giặt, về sau cũng quen dần, ông cũng thấy các bác, các ông lớn tuổi cũng làm bình thường.

Những lúc rỗi rãi ông tôi hay đọc sách, báo, làm thơ, vào dịp Tết Nguyên đán ông tôi vẽ tranh, làm mặt nạ Tôn Ngộ Không cho các cháu nhỏ ở khu tập thể chơi, không phải lên Hàng Mã mua. Có người biết ông tôi là thợ vẽ, từ Sơn Tây về chở ông lên tận nhà vẽ chân dung. Ông tôi thường đi vẽ thuê cho các cửa hàng trên phố.

Nhà máy bà tôi làm, biết ông là hoạ sĩ nên đã thuê ông vào các phân xưởng kí hoạ, vẽ pa nô, biển quảng cáo cho nhà máy. Ngoài những công việc đó, ông tôi còn đi phụ hồ, thợ xây,… bất cứ việc gì làm có tiền. Ban tối, ông đến các gia đình có người cao tuổi chơi, tìm hiểu thêm nội quy của khu tập thể, phong tục, tập quán của người Hà Nội. Chả bao lâu, ông tôi ăn nói nhẹ nhàng, không như thời ở bộ đội về rặt tiếng quê.

Cuộc sống của gia đình tôi thời ấy cũng như những gia đình khác trong thời “bao cấp”. Cho đến ngày thực hiện công cuộc đổi mới, đời sống mọi người được nâng lên; có điều kiện nên ông tôi hay về thăm quê. Ông tôi còn mẹ già (chúng tôi gọi là cụ nội) ở một mình tuổi đã hơn 80.

Một lần về quê, ông tôi bàn với cụ: “Mẹ bán nhà ra Hà Nội ở với con cháu”. Dứt câu của ông, cụ quát lớn: “Ông con là liệt sĩ, hi sinh ở mảnh đất này, bà bị giặc bắn bị thương đổ máu ở đất này. Cha con là bộ đội đánh Mỹ bị thương, con là người phải về sống ở quê hương, mẹ không phải đi đâu, không thể bỏ quê hương, mồ mả ông bà tổ tiên hàng trăm năm”. Ông tôi khóc rồi thưa: “Dạ, con nghe lời mẹ”.

Sau chuyến về quê, ông tôi ra Hà Nội. Lúc này kinh tế mọi gia đình qua “bao cấp” đang trên đà làm ăn. Có nhiều người bàn với ông tôi chung vốn đi buôn đường dài Bắc - Nam, ông tôi chỉ trả lời: “Mình đã về đời thường quyết không để thị trường mua bán”, ông tôi nói: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Thời gian qua, cụ ở quê lại già yếu. Ông bà tôi quyết định về quê. Chữ Trung đã làm tròn, còn chữ Hiếu thì sao? Năm 1990, bà tôi nghỉ hưu, lúc này ông bà bàn bạc và thống nhất: “Về quê hương, chăm nom, báo hiếu mẹ là trên hết”. Thế là năm 1995, gia đình về quê.

Trước ngôi nhà tranh xiêu vẹo, ông tôi rớm nước mắt, ngồi nhẹ xuống cái chõng tre, nói thật to: “Con sẽ làm lại tất cả, con là lính Cụ Hồ phải biết sống”. Ông tôi làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để nhập học cho 2 chị em tôi.

Một hôm ông tôi đến nhà chú họ chơi. Chú cũng là thương binh, nhà nghèo có đến 10 đứa con nên làm thêm nghề chăn vịt. Biết hoàn cảnh ông tôi ở Hà Nội về khó khăn, chú nói: “Tôi cho bác 3 hố bom, ruộng ở đấy chứ ở đâu”. Kể từ hôm đó, ông tôi bận “cày” 3 hố bom cạn. Hơn 3 tháng ông bà san lấp, 3 sào ruộng bằng phẳng như sân bóng đá hình thành. Mùa đầu gia đình đã thu hoạch hơn tấn lúa. Có lúa gạo, ông bà tôi lại nuôi heo nái, gà công nghiệp. Cuộc sống ổn định, kinh tế gia đình đi lên, ông tôi có thời gian làm thơ, xem Báo Người cao tuổi, vẽ tranh treo tường nhà và tặng bạn bè… Ông tôi lại nói: “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”.

Nay trong ngôi nhà xây dựng kiên cố, toạ lạc trên khu đất rộng hơn 300m2, cây ăn quả 4 mùa. Nông thôn mới, điện, đường, trường trạm ngang ngõ dọc điện sáng trưng.

Bố tôi kể về ông là thế. Biết ông đã hi sinh nhiều nên gia đình chúng tôi mới được như ngày hôm nay. Bố mẹ tôi đã dành cho ông nhiều thời gian đọc báo, làm thơ, vẽ tranh, tham gia sinh hoạt Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, câu lạc bộ thơ văn,…

Trần Đức

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!
Niềm vui của ông tôi

Niềm vui của ông tôi

Bà mất, con cháu ở xa về đầy đủ lo việc hiếu cho bà xong thì lại “mỗi người mỗi ngả”, còn nhà cửa, công việc, bỏ sao được. Vườn, nhà chỉ còn ông, một mình lủi thủi vào ra.
Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.
Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Tin khác

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm
Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Tấm lòng vị tha của ông tôi
Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ông tôi cũng về bên đồng đội cho trọn tình vẹn nghĩa. Cách đây 13 năm về trước, trong đôi mắt của ông tôi lại lắng đọng những nỗi buồn. Ông thường thẫn thờ, đi ra đi vào mang những kỉ vật chiến trường ra hoài niệm.
Xem thêm
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.
Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Năm nay là năm thứ 23, bà Đoàn Thị Nhẫn, ở thôn Phú Xuyên 4, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, TP Hà Nội tận tụy chăm sóc và nuôi dưỡng các cháu ở Nhà trẻ em xã Phú Châu.
Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước

Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.
Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Vừa rồi, có phụ huynh than thở với tôi về chuyện con họ “nghiện” điện thoại dẫn đến học hành sa sút. Trước đây, cháu rất ham học và học giỏi. Những buổi tối, sau khi học bài, ôn bài chuẩn bị cho ngày hôm sau đến lớp là cháu xem tivi một chút rồi đi ngủ.
“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

Tôi có đứa cháu trai năm nay học lớp 5. Từ năm cháu học lớp 1 đến lớp 4, cứ vào cuối năm học là cháu lại xin tôi 5-6kg báo cũ để thực thi phong trào “Kế hoạch nhỏ” do nhà trường phát động.
Phiên bản di động