Bài dự thi viết về về ông bà kính yêu lần thứ I năm 2024:

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ông tôi cũng về bên đồng đội cho trọn tình vẹn nghĩa. Cách đây 13 năm về trước, trong đôi mắt của ông tôi lại lắng đọng những nỗi buồn. Ông thường thẫn thờ, đi ra đi vào mang những kỉ vật chiến trường ra hoài niệm.
Chiếc mũ cối năm xưa, tấm áo trấn thủ bạc màu, đôi dép cao su. Hồi còn trẻ, ông là một người lính Cụ Hồ. Ông lặng lẽ sờ vào từng kỉ vật rồi kể lại chuyện năm xưa cho con cháu nghe.

Ngày đó, đám con cháu ngồi bên ông, nghe ông kể như được dõi theo những thước phim. Những dấu ấn “Mùa hè đỏ lửa”; “81 ngày đêm ở Thành cổ Quảng Trị”,…, ông cùng đồng đội anh dũng cầm súng chiến đấu. Những trận bom rơi không khiến những người lính như ông nhụt chí mà càng quyết tâm hơn. Hòa bình, có người may mắn như ông sống sót, có người phải nằm lại chiến trường hiu quạnh, lạnh lẽo. Cũng có người phải mang thương tích suốt đời trên người. Giọng ông run run khi nhắc nhớ đồng đội của mình. Đám con cháu lặng người đi sau mỗi lời kể của ông.

Sau đó, ông tôi lại mang các tấm Huân, Huy chương ra để lau chùi và ngắm nghía. Cầm mỗi tấm Huân, Huy chương ông nghẹn ngào nói: “Những tấm Huân, Huy chương này ông dành cho những đồng đội đã khuất của mình. Những đồng đội của ông xứng đáng được nhận nhiều tình cảm hơn từ mọi người, con cháu mang dòng máu nóng Việt Nam”. Ông hồ hởi gắn những tấm Huân, Huy chương trên ngực áo chờ ngày 27/7 để gặp đồng đội của mình. Những đồng đội của ông, buồn buồn tủi tủi gặp nhau trong tiếng nấc nghẹn ngào. Rồi lại chia tay nhau trong tiếc nuối hẹn năm sau gặp lại.

Giờ đây ông không còn nữa, những kỉ niệm ngày xưa chợt ùa về khi Tạp chí Người cao tuổi mở cuộc thi viết về ông bà kính yêu, những kí ức ngày xưa về kỉ niệm với ông không bao giờ trong lòng tôi quên được.

Nhớ lại, có lần tôi theo chân ông, lặng lẽ thắp nén nhang tưởng nhớ đến những anh hùng đã ngã xuống vì Tổ quốc tại Nghĩa trang. Đi giữa những hàng mộ trắng thẳng đều, dưới bầu trời xanh thăm thẳm, giữa rừng thông lá xanh bạt ngàn, tôi không giấu được sự xúc động. Thế hệ của tôi sinh ra khi đất nước đã hòa bình, tôi chỉ có thể cảm nhận về thế hệ cha anh qua lăng kính của những chứng nhân lịch sử - là ông, qua những trang thơ, lời bài hát và những thước phim hào hùng trên ti-vi…

Ngày đó, ông dạy chúng tôi phải trân quý hiện tại, sống phấn đấu vì tương lai. Lời dạy của ông năm nào đã giúp tôi soi lại bản thân, sống sao cho thật có ích, xứng đáng thế hệ cha ông đã anh dũng ngã xuống. Thế hệ cha ông đã bất tử trong những người đang còn sống như chúng tôi.

Trần Trọng Trâm Anh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!
Bài học từ con cúi của nội tôi

Bài học từ con cúi của nội tôi

Bà nội tôi sinh 11 người con, ba tôi là út, nên khi tôi bắt đầu đi học thì bà đã ngoài 70 tuổi, nhưng bà vẫn khoẻ mạnh, hằng ngày vẫn đi giựt tàu dừa khô, làm cỏ, xới đất trồng rau trong vườn. Bà bảo, còn mạnh tay mạnh chân thì để bà làm, coi như thể dục để giãn gân giãn cốt. Với bà, chỉ có người lười, người bệnh mới nằm không, chứ còn sức thì còn làm việc, bởi lao động cũng là niềm vui.

Tin khác

Kí ức cùng ngoại

Kí ức cùng ngoại
Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, hình ảnh ông bà nội, ông bà ngoại luôn hằn sâu trong tâm trí mỗi người. Những kỉ niệm đẹp về bà ngoại vẫn còn nguyên trong tôi, cho dù tóc tôi đã muối tiêu và bà cũng không còn nữa.

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu
Ông tôi tên là Đặng Văn Trụ, ở làng Hạ Bỳ, tổng Hạ Bỳ xưa, nay là xã Xuân Lộc, huyện Thanh thủy, tỉnh Phú Thọ, năm nay đã ngoài 80 tuổi, về hưu trên hai thập kỉ, mọi người yêu kính ông tôi gọi là cụ giáo về hưu.

Niềm vui của ông tôi

Niềm vui của ông tôi
Bà mất, con cháu ở xa về đầy đủ lo việc hiếu cho bà xong thì lại “mỗi người mỗi ngả”, còn nhà cửa, công việc, bỏ sao được. Vườn, nhà chỉ còn ông, một mình lủi thủi vào ra.

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi
Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi
Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.
Xem thêm
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.
Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Năm nay là năm thứ 23, bà Đoàn Thị Nhẫn, ở thôn Phú Xuyên 4, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, TP Hà Nội tận tụy chăm sóc và nuôi dưỡng các cháu ở Nhà trẻ em xã Phú Châu.
Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước

Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.
Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Vừa rồi, có phụ huynh than thở với tôi về chuyện con họ “nghiện” điện thoại dẫn đến học hành sa sút. Trước đây, cháu rất ham học và học giỏi. Những buổi tối, sau khi học bài, ôn bài chuẩn bị cho ngày hôm sau đến lớp là cháu xem tivi một chút rồi đi ngủ.
“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

Tôi có đứa cháu trai năm nay học lớp 5. Từ năm cháu học lớp 1 đến lớp 4, cứ vào cuối năm học là cháu lại xin tôi 5-6kg báo cũ để thực thi phong trào “Kế hoạch nhỏ” do nhà trường phát động.
Phiên bản di động