Cần xét xử khách quan, minh bạch, đúng pháp luật

Pháp luật - Bạn đọc 21/01/2020 13:23
![]() |
![]() |
Giấy chứng nhận QSDĐ số 536 và Giấy phép xây dựng không được lưu trữ.
![]() |
![]() |
Công văn trả lời Tòa án của UBND quận 7.
![]() |
![]() |
Tờ tường trình nguồn gốc đất của bà Nguyễn Thị Múi.
Nguyên nhân của vụ án bị kéo dài là do Tòa án các cấp chưa thu thập, xác minh làm rõ những tình tiết quan trọng xác định đúng bản chất của vụ án, gây bức xúc trong dư luận (Báo điện tử Ngày Mới ngày 19/1/2020 đã phản ánh).
Theo đó, tại Quyết định kháng nghị số 230/2012/KN-DS ngày 19/6/2012 của TANDTC đã chỉ rõ:
Một: Giấy phép sử dụng đất (GPSDĐ) số 253/GP-UB ngày 30/10/1985 của UBND huyện Nhà Bè cấp cho ông Nguyễn Văn Hồng và sơ đồ bản vẽ ngày 30/10/1985 của Tổ quản lý ruộng đất (BL 463, 464) đã thể hiện diện tích ông Hồng được cấp cách tim đường 7m. Như vậy, từ năm 1985, khi ông Hồng được cấp GPSDĐ thì Nhà nước đã có quy hoạch làm đường, do đó có căn cứ xác định đất bà Trương Vũ Uyên có bị mất đất do mở đường hay không và mất bao nhiêu đất phải được xác minh làm rõ.
Hai: Thời điểm năm 1985, khi UBND huyện Nhà Bè cấp GPSDĐ cho ông Nguyễn Văn Hồng thì con đường quy hoạch lộ giới bao nhiêu mét và thực tế con đường hiện nay là bao nhiêu mét, việc triển khai dự án làm đường 1 lần hay 2 lần và quá trình làm đường có ảnh hưởng đến chiều sâu đất của bà Uyên hay không?
Theo Công văn số 355/QLDA-KT2 ngày 23/9/2009 của Ban Quản lý dự án KT2 thì việc mở đường có lấn vào 2,7m nhưng không thuộc chủ quyền hợp pháp của bà Trương Vũ Uyên, song vì sao bà Uyên vẫn được đền bù 20% giá trị đất. Vậy, số tiền bà Uyên nhận là tiền gì và cần so sánh đất của bà Uyên với thửa đất của ông Đặng Thái Mai, có diện tích bằng nhau hay chênh lệch?
Ba: Trường hợp phần đất của bà Trương Vũ Uyên chỉ có 150 m2 mà không phải do lấn chiếm, do mở đường thì cần xem xét lại việc thực hiện Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ (giao đất không đúng với diện tích chuyển nhượng trong Hợp đồng), giữa bà Uyên với ông Mai, nếu bà Uyên có yêu cầu. Tòa án cấp sơ thẩm chưa thu thập, xác minh làm rõ những vấn đề trên nhưng đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là chưa có căn cứ vững chắc. Mặc dù TAND Tối cao chỉ ra nhưng chưa được TAND quận 7 làm sáng tỏ. Dư luận đề nghị cơ quan chức năng xem xét đối với Bản án số 277/2016/DSST ngày 7/11/2016 của TAND quận 7, cụ thể là:
Kết luận của Phân viện KHKT hình sự về giả mạo giấy tờ, Giấy chứng nhận QSDĐ, hồ sơ không được lưu trữ và xem là có dấu hiệu về giấy tờ giả nhưng TAND quận 7 đã bỏ qua.
Dự án mở đường 2 lần, bà Trương Vũ Uyên nhận tiền đền bù 20% giá trị đất nhưng lại không thuộc chủ quyền của bà Uyên. Vậy, bà Uyên và Ban quản lý dự án có vi phạm pháp luật không, vẫn chưa được làm rõ. Việc xác định mở đường mấy lần cần xác minh trong Nhân dân, là những người thụ hưởng chính sách thì Hội đồng xét xử TAND quận 7 chưa đề cập đến.
Giấy phép sử dụng đất số 253/GP-UB ngày 30/10/1985 chưa được xác minh làm rõ vào năm 1985, thửa đất này là đất nông nghiệp, chỉ có bờ ruộng sình lầy, dự kiến quy hoạch lộ giới 14m, nhằm yêu cầu Nhân dân khi xây dựng nhà ở, công trình phải chừa ra như thế, chứ đường hiện hữu khi đó không phải là 14m. Vậy, cần xác minh trong Nhân dân chứ không trả lời là quy hoạch lộ giới 14m, thì xem như đã có đường 14m. Nếu đường 14m thì không có chuyện vận động lần 1 theo phương châm Nhà nước với Nhân dân cùng làm và lần 2, bà Uyên, bà Toàn nhận 20% tiền đền bù.
Tại bút lục trang số 4, đoạn số 3 có ghi lời khai của bị đơn ông Trần Văn The, bà Nguyễn Thị Lợi: Phần đất phía trước hiện nay ông bà đang sử dụng, ông bà đồng ý giao trả cho bà Uyên, bà Toàn... là không đúng sự thật. Ông The, bà Lợi không chiếm đất của 2 nguyên đơn (bà Uyên, bà Toàn) mà thực tế là cho người làm thuê để bô nước đá trên đất và thấy đất trống nên để hộc đựng đá trên đất của bà Toàn, chứ không phải ông The, bà Lợi chiếm đất.
Ông Nguyễn Văn Hồng sang nhượng chủ QSDĐ trước năm 1997, ranh đất đã xác định bằng cột mốc nhưng bà Uyên đã cho đo vẽ lại ranh mốc dịch sang bên trái, lấn đất của bà Toàn 1m ngang và từ đó, bà Toàn cho đo vẽ lấn sang đường hẻm vào nhà ông Hồng. Bản đo vẽ áp ranh năm 2015 là sai thực tế, đến khi bị thi hành án, ông Hồng mới biết đến bản vẽ này do Chi cục Thi hành án dân sự quận 7 cung cấp.
Đối với Quyết định số 528/2017/QĐ-PT ngày 14/6/2017 của TAND TP Hồ Chí Minh có nội dung đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án, đã gây oan ức cho gia đình ông Hồng. Gia đình ông Hồng mời luật sư Nguyễn Thị Mến, bảo vệ quyền lợi cho gia đình nhưng vì luật sư mới tham gia, chưa kịp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu vụ án và có đơn xin tạm hoãn phiên tòa; và trong khi gia đình ông Hồng không nhận được giấy triệu tập của Tòa án nhưng Hội đồng xét xử TAND TP Hồ Chí Minh vẫn ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, mà không xem xét đến nguyên nhân khách quan xin hoãn phiên tòa, làm thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Theo ông Nguyễn Văn Hồng, chỉ vì tình người, vợ chồng ông Hồng đã ký vào giấy tờ mua bán đất với ông Đặng Thái Mai, mặc dù trên thực tế, ông không trực tiếp giao dịch, chuyển nhượng, mua bán với ông Mai. Từ đó dẫn đến gia đình ông hàng chục năm qua rơi vào cảnh oan ức, “vô phúc đáo tụng đình”, không còn tâm trí làm ăn, kinh tế gia đình sa sút, bệnh tật triền miên. Do quá bức xúc vì thẩm phán TAND quận 7 và thẩm phán TAND TP Hồ Chí Minh, đã ra bản án không khách quan, không phù hợp với thực tế, không đúng bản chất vụ việc, làm tổn hại đến uy tin, danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ông Hồng đã gửi đơn tố cáo, đề nghị Cục Điều tra, Viện KSND Tối cao vào cuộc, điều tra về hành vi ra bản án trái pháp luật, được quy định tại Điều 370 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
![]() |
![]() |
Đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Hồng
Chúng tôi tiếp tục thông tin về vụ án.