Dấu ấn nghĩa tình từ Vùng 2 Hải quân

Tin tức 21/04/2025 07:52
Đến tham dự với buổi họp mặt có ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước; bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Chủ tịch Quốc hội; bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, nguyên Phó Chủ tịch nước; ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh và các đồng chí nguyên là cán bộ, chiến sĩ Ban Binh vận Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy Sài Gòn Gia Định và các tỉnh B2 cũ; thân nhân, con em của các anh hùng liệt sĩ ngành binh vận.
![]() |
Một tiết mục văn nghệ chào mừng buổi họp mặt |
Đồng chí Phạm Văn Thắng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống Kháng chiến Binh vận Khối TP Hồ Chí Minh phát biểu ôn truyền thống Binh vận và báo cáo tóm tắt hoạt động của Câu lạc bộ, nhấn mạnh: Đây là dịp vô cùng quý báu để đồng chí, đồng đội của chúng ta gặp lại nhau để thăm hỏi, để ôn lại kỷ niệm của một thời công tác và chiến đấu bên nhau. Đồng thời, để cùng nhau ôn lại truyền thống và lịch sử của ngành công tác binh vận. Công tác binh vận là một trong những ngành công tác đặc biệt, là một trong ba mũi giáp công của cách mạng miền Nam đã góp phần quan trọng cùng Nhân dân cả nước đánh thắng đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa xuân 1975.
![]() |
Đồng chí Lê Hoàng Minh (bìa phải) và đồng chí Danh Cáo (thứ hai từ trái sang) thuộc Ban liên lạc Truyền thống kháng chiến binh vận tỉnh Bạc Liêu tham gia họp mặt. Ảnh: CTV |
Trên cơ sở kế thừa và phát triển kinh nghiệm trong Tổng khởi nghĩa Tháng 8/1945 và 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta đã đề ra chủ trương: đánh địch trên cả ba vùng chiến lược với những hình thức thích hợp. Đó là phương châm đánh địch bằng 2 chân, 3 mũi, trên cả 3 vùng chiến lược. Đây là một nghệ thuật quân sự hết sức độc đáo, sáng tạo và hiệu quả của Đảng ta. Đó là đánh địch bằng 2 lực lượng “chính trị và vũ trang” với 3 mũi giáp công “quân sự, chính trị và binh vận”, trên cả 3 vùng chiến lược “rừng núi, đồng bằng và đô thị”. Và để khẳng định tầm quan trọng công tác binh vận trong các mũi tấn công địch của lực lượng
Trong kháng chiến chống Mỹ, công tác binh vận đã được Đảng là nâng lên một tầm cao mới, là một trong những nhân tố góp phần quyết định, giúp quân và dân ta giảm bởi để máu, hi sinh, chiến đấu giành hết thắng lợi này, đến thắng lợi khác và tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, Công tác binh vận là một công tác đặc biệt. Đó cũng chính là công tác dân vận đối với một đối tượng đặc biệt là binh sĩ, sĩ quan và cả công chức của chế độ Sài gòn. Tuyên truyền, giác ngộ họ quay về với nhân dân, xây dựng họ thành cơ sở nội tuyển hoạt động trong hàng ngũ dịch, vận động họ đào ngũ, rã ngũ, buông súng trở về với gia đình vợ con v.v. Kể về những chiến công của binh vận của cả miền Nam nói chung và các tỉnh miền Đông Nam bộ và các tỉnh miền Tây thuộc B2 cũ thì rất nhiều, rất phong phú, đa dạng, từ nhỏ đến lớn... Ở tại Cần Thơ vào tháng 2/1968, nhờ tổ cơ sở nội tuyến, gồm 2 anh em đồng chí Trương Trung Hiện (Bí danh: Chín Hiện, đồng chí Trương Trung Truyền (Bí danh Mười Truyền) và một cơ sở khác đã hướng dẫn bộ đội ta đánh vào sân bay Lộ Tẻ - Cần Thơ đốt cháy kho xăng, kho đạn, phá hủy 14 xe bọc thép, 41 máy bay các loại, diệt gọn một đại đội bảo ăn v.v. Trong trận đánh đó, do tiếp tục dẫn bộ đội ta giải cứu “anh em, đồng chí của ta” bị dịch bắt giam cầm trong đợt tấn công Mậu Thân nên đồng chí Chín Hiện đã anh dũng hi sinh. Đặc biệt trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Ban Binh vận TW Cục tập trung toàn bộ các đội công tác ở chiến trường Sài Gòn – Gia Định, cùng với Ban Binh vận Khu ủy Sài gòn Gia định và các lực lượng ở các khu vực khác tổ chức phối hợp tiếp cận toàn bộ mục tiêu của địch. Ngày 8/4/1975, Ban Binh vận Trung ương Cục chỉ đạo cơ sở nội tuyến chiến lược Trung úy Nguyễn Thành Trung trong phi đoàn 540 không quân Biên Hòa lái máy bay F5E ném bom dinh tổng thống ngụy Sài Gòn, gây chấn động lớn, làm hoang mang trong hàng ngũ Ngụy quân, nguy quyền, chỉ huy trưởng tiểu đoàn 1, trung đoàn 50, sư đoàn 25 bộ binh Ngụy, v.v.. Đồng thời, giữ cho lực lượng Cách mạng tiếp quản Sài gòn gần như nguyên vẹn. Song song đó, các lực lượng tại chỗ cùng quần chúng nổi dậy vận động tề, lính tan rã, thu gom súng, đạn đến sáng 30/4/1975, chiếm các trụ sở hành chính. Công sở, kho tàng, căn cứ quân sự...giải phóng toàn bộ các quận nội thành. Những chiến công của ngành công tác binh vận sẽ mãi mãi tồn tại trong lịch sử chiến tranh giữ nước của dân tộc và sẽ là một bài học về truyền thống quý báu cho các thế hệ con cháu của chúng ta noi theo trong công cuộc bảo vệ và xây dụng đất nước ở tương lai.
Đến hôm nay các đồng chí của chúng ta phần lớn đã ở vào tuổi “cổ lại hy”. Xin hãy tiếp tục truyền lửa cho các thế hệ con cháu tiếp tục phát huy truyền thống, lý tưởng cách mạng cao đẹp, kế thừa phẩm chất tốt đẹp của cha, ông, sống có mục đích, lý tưởng, tích cực cống hiến trí tuệ, công sức vào công cuộc xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển, giàu mạnh, mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
![]() |
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, nguyên Phó Chủ tịch nước tặng hoa luật sư Triệu Quốc Mạnh tại buổi gặp họp mặt |
Buổi họp mặt của Câu lạc bộ Truyền thống Kháng chiến TP Hồ Chí Minh kết thúc bằng nội dung tiếp tục giao lưu, chụp hình hưu niệm đại biểu khách mời và các đồng chí trong Ban chủ nhiệm CLB, các đồng chí nguyên CBCS Ban Binh vận Khu ủy Sài Gòn Gia Định và các đoàn của các quận, huyện của Thành phố.