Vụ mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm ở Quảng Nam: Có thể bị xử lí với nhiều tội nghiêm trọng

Pháp luật - Bạn đọc 19/03/2025 14:13
Đơn của các hộ dân nêu: “Theo thông báo của UBND tỉnh Hưng Yên, đã uỷ quyền cho hai huyện Văn Giang và Văn Lâm. Để đổi mới bộ mặt xã hội, người dân chúng tôi rất đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, UBND huyện Văn Lâm và UBND xã Tân Quang, xã Như Quỳnh đã thực hiện một cách “kì lạ” như: Thu hồi đất mà không công khai tổng diện tích thu hồi là bao nhiêu? Đất công ích, đất vườn cây, mương máng nội đồng, ao chuôm, thùng vũng là bao nhiêu? Vậy mà chính quyền huyện và xã tổ chức phá hoại mương máng, không cho người dân duy trì sản xuất, gây thiệt hại về cây trồng, trong đó chủ yếu cây dược liệu quý sắp thu hoạch bị ảnh hưởng. Người dân thôn Nghĩa Trai bức xúc cùng nhau đến UBND huyện Văn Lâm đối thoại, yêu cầu khắc phục hậu quả. Qua nhiều lần đối thoại, lãnh đạo huyện hứa cho kiểm tra thiệt hại và khơi thông mương máng cho bà con sản xuất. Thế nhưng đó chỉ là lời hứa, thực tế huyện lại ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc, rồi tổ chức cưỡng chế thu hồi đất vào ngày 30/7/2024…”.
![]() |
Các hộ dân trình bày với phóng viên toàn bộ sự việc. |
Thực tế cho thấy, năm 2004, UBND tỉnh Hưng Yên cấp cho thôn Nghĩa Trai Bảng công nhận làng nghề, có nội dung: “Công nhận: Làng nghề truyền thống dược liệu Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm. Đã đạt danh hiệu làng nghề Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2004”. Tuy nhiên, diện tích đất thu hồi làm Dự án KĐT Đại An chủ yếu là diện tích vườn trồng dược liệu. Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ thu thập được cho thấy: Ngày 31/3/2021, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thay mặt Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định số: 515/QĐ-TTg, về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án KĐT Đại An. Phần các căn cứ của Quyết định này thể hiện: Theo đề nghị của UBND tỉnh Hưng Yên tại Công văn số: 192/BC-UBND ngày 5/11/2021; Báo cáo số 23/BC-UBND ngày 19/2/2021; Báo cáo số 36/BC-UBND ngày 17/3/2021, về việc quyết định chủ trương đầu tư Dự án KĐT Đại An…
Quy mô Dự án này, theo Quyết định chủ trương đầu tư số: 515/QĐ-TTg, có diện tích khoảng 293,96ha; vốn đầu tư khoảng 32.661 tỉ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 15%, còn lại là vốn huy động hợp pháp khác; địa điểm thực hiện thuộc địa bàn xã Tân Quang và thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm; xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Có thể thấy, đây là quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Theo quy định của pháp luật, muốn thực hiện phải qua trình tự, thủ tục chặt chẽ, trong đó phải có thủ tục quyết định phê duyệt dự án. Tại Dự án này, cấp huyện, cụ thể ở đây là huyện Văn Lâm thực hiện ủy quyền của UBND tỉnh Hưng Yên, theo Quyết định số 1471/QĐ-UBND ngày 28/8/2014, liệu có dấu hiệu “làm tắt”, bỏ qua các trình tự, thủ tục theo quy định?
![]() |
Cánh đồng trồng dược liệu khi chưa bị thu hồi. |
Ông Đỗ Văn Tuấn bức xúc: “Khi thực hiện dự án, huyện Văn Lâm và xã Tân Quang không hề công khai cho dân chúng tôi biết về quy hoạch, chỉ đến khi họ gửi cho dân thông báo thu hồi đất và một số tài liệu kèm theo, dân chúng tôi mới biết đất của mình bị thu hồi vào dự án Đại An. Dân chúng tôi cũng không được họp lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nên không biết đất của chúng tôi bị lấy làm Dự án KĐT Đại An. Nếu chúng tôi được họp lấy ý kiến, chúng tôi sẽ có kiến nghị chính quyền huyện, xã nên lập quy hoạch làm sao gìn giữ được làng nghề trồng dược liệu, có nghĩa rằng phải có đất để làm vườn dược liệu, lấy đất của chúng tôi làm dự án thì nên đổi cho chúng tôi diện tích đất khác để trồng cây thuốc. Đằng này, huyện Văn Lâm cũng không lập phương án bồi thường, hỗ trợ mà chỉ cấp cho dân tài liệu về giá đất nông nghiệp và giá các tài sản trên đất, nhưng trong danh mục không thấy ghi có cây trồng dược liệu. Theo tài liệu này, nếu chúng tôi đồng ý nhận tiền, thì chỉ được tính 125.000 đồng/m2 đất, tổng tiền bồi thường, hỗ trợ chỉ vỏn vẹn 227.880.000 đồng/sào, thử hỏi chúng tôi làm gì để lo cuộc sống? Một chi tiết khác, trước đây các gia đình liệt sĩ ở địa phương được giao 3 thước ruộng (72m2), để làm kinh tế lấy tiền thờ cúng liệt sĩ, nay chính quyền cũng lấy vào dự án mà không đổi đất khác cho chúng tôi”.
Bức xúc của ông Đỗ Văn Tuấn cũng là bức xúc chung của hơn 50 hộ dân. Điều 48 Luật Đất đai năm 2013 quy định, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bổ công khai. Người dân còn cho biết, đất Trường Tiểu học và đất văn chỉ thôn Nghĩa Trai bị phân lô bán, cụ thể đất Trường Tiểu học đã bán 7 suất, đất văn chỉ bị bán 700m2.
Ông Bùi Văn Thông, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Quang cho biết, UBND xã thực hiện trách nhiệm tuyên truyền để người dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đối với Dự án KĐT Đại An, xã cũng họp dân công cố dự án. Đối với mức hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng cũng có nhiều hộ dân chấp hành, nhưng còn tồn tại mấy chục hộ dân cho rằng, đất trồng cây dược liệu phải cao hơn đất trồng lúa, nên chưa đồng thuận. Đây là dự án Nhà nước thu hồi đất, nên không có chuyện phải thoả thuận gì với người dân. UBND xã chỉ là cấp phối hợp và thực hiện những nhiệm vụ cấp trên giao.
Về tiền bồi thường, hỗ trợ, ông Thông cho rằng, tổng phải lên đến hơn 300 triệu đồng/sào. Đối với trường hợp người dân tố giác đất Trường Tiểu học và đất văn chỉ thôn Nghĩa Trai bị phân lô, bán nền, ông Thông khẳng định, không có chuyện đó.
Từ tâm tư, nguyện vọng của người dân bị ảnh hưởng bởi Dự án KĐT Đại An, nên chăng, chính quyền huyện Văn Lâm có phương án giải quyết đúng thực tế, đúng pháp luật, tránh tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài, phức tạp ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương.