Chuyện bà tôi

Bà tôi tên là Hoàng Thị Cháu, sinh năm 1911, quê thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, cùng quê với bà Nguyễn Thị Suốt anh hùng.

Qua chuyện của nhiều người cao tuổi, trong xóm tôi có một gia đình sinh hạ được ba cô con gái và một con trai. Gia đình cụ tôi thì lại có ba con trai và một con gái út, người con gái út đó chính là bà tôi. Có lẽ sinh ra và lớn lên ở một vùng quê sông nước, các nam nữ trong làng hiểu và biết nhau hơn. Vì thế, các ông cậu tôi, lần lượt đính hôn với ba cô con gái của gia đình kia. Ba cặp vợ chồng cùng trong hai dòng tộc biết làm ăn chí thú, nên sau khi lấy nhau đều sinh con đẻ cháu và ở riêng rất hạnh phúc.

       Cụ Hoàng Thị Cháu.
Cụ Hoàng Thị Cháu.

Người trong làng chắc mẩm, bà tôi sẽ kết hôn với người con trai còn lại của gia đình ấy, cho thành “đại gia đình trong hai dòng tộc”, song ông trời không gật đầu. Tôi nghe người ta nói lại, người con trai út của gia đình ấy ngỏ lời muốn lấy bà tôi làm vợ nhưng bà tôi không nhận lời. Một thời gian sau, ông ấy cưới vợ là người cùng thôn.

Sống ở vùng ven sông, ven biển nhưng dân làng tôi không ai làm nghề chài lưới mà làm đủ nghề khác như: Lao công, mộc, nề, buôn bán,... Bà tôi chuyên mua hàng thủy sản của làng quê sông nước Bảo Ninh về các vùng nông thôn bán buôn. Khi chợ gần, khi chợ xa cho cuộc mưu sinh, bước chân nặng đôi quang gánh trên vai của bà tôi đã bôn ba tận xóm thôn của huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Sau đó, bà tôi quyết định xuống chợ Cẩm Lý, cách ga Cẩm Ly về phía Nam độ vài trăm mét, lập quầy nhỏ bán hàng thủy sản (mắm, ruốc, nước mắm, cá khô) ở đây.

Trên tuyến tàu chợ Thuận Lý (Đồng Hới) - Cẩm Ly (Lệ Thủy) thời kì trước 1945, bà tôi thường được một nhân viên soát vé tàu (thuở ấy gọi là ông xu) giúp đỡ. Lâu dần thành quen, tình yêu đã nảy nở. Ông xu ấy sau là ông tôi, mặc dầu bà tôi biết rõ, ông tôi đã có vợ và 4 con ở Nghệ An.

Để khắc sâu kỉ niệm, con gái đầu của ông bà (tức cô ruột tôi) được đặt tên Cẩm Lý (Hồ Thị Cẩm Lý). Ông tôi ít khi về thăm quê bà ở Bảo Ninh, vì công việc đương chức Nhà nước của Pháp cũng khá bề bộn. Sau cô tôi, một năm sau bác tôi ra đời. Kế tiếp năm sau là đến bố tôi chào đời. Vì công chuyện buôn bán, làm ăn ở chợ xa và thương chồng nên bà tôi thường thuê người nuôi các con mình khi chỉ được vài ba tháng tuổi. Vì người giúp việc trẻ tuổi, không có kinh nghiệm, mà bác tôi bị bệnh đường ruột qua đời lúc chưa tròn 3 tuổi.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, kế tiếp là kháng chiến chống Pháp quyết liệt đã diễn ra. Đường tàu Nam Bắc của Pháp lập ra trước đó bị phá hoại, ông tôi phải về quê sinh sống với vợ đầu và 4 con tại xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Đầu năm 1955, sau 10 năm xa chồng, bà tôi quyết định mang bố tôi ra Quỳnh Lưu để chồng vợ, cha con gặp lại nhau, và đó cũng là lần đầu tiên bà tôi về thăm quê chồng.

Sau gần 3 ngày chạy xe than, ô tô chở mẹ con tôi về đến bến xe Hoàng Mai (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Từ đây bà tôi phải đi bộ hơn 10km mới có thể về Quỳnh Phương quê ông. Bố tôi lúc đó là cậu bé 9 tuổi, chạy lon ton theo nhịp bước của mẹ. Đi cùng đường, có một bà kém bà tôi khoảng 10 tuổi, gánh nước mắm vượt lên. Thấy bà tôi ăn vận quần áo của miền Trung (ngoài đó phụ nữ thời kì đó chỉ mặc váy) liền nhanh miệng bắt chuyện. Bà tôi chân thật kể lại hết về thân thế và gia đình ông tôi. Bà bán nước mắm liền dừng lại, thảng thốt:

- Trời ơi, chị không biết là chồng chị đã chết rồi à? Tội nghiệp cho mẹ con nhà chị từ Quảng Bình ra đây thăm chồng và thăm cha mà không được gặp.

Rồi chị lại thoăn thoắt vượt lên trước, vì không thể theo nhịp bước chậm chạp của một người mẹ dẫn con ở tuổi lên 9 đi bộ trên quãng đường dài. Bà tôi ngồi sụp xuống bên đường và khóc tủi. 10 năm đợi chờ, tưởng sắp gặp được nhau, giờ đã thất vọng, tiếng khóc thảm thiết bà tôi trong chiều hoàng hôn ấy ám ảnh bố tôi suốt đời.

Bà hỏi được nhà ông tôi cũng là lúc màn đêm bắt đầu ập xuống. Tối đó, gia đình phải đi vay gạo của hàng xóm để nấu cho bà tôi ăn. Bà vợ trước của ông tôi đã kể trong nước mắt: “Chỉ làm ông xu nhưng ông ấy bị quy chụp địa chủ, bị còng tay mang ra đình làng để dân làng đấu tố.

Hai ngày, ông ấy không được miếng khoai, miếng nước lại bị bắt quỳ trên tổ kiến lửa. Ông ấy đã qụy chết khi bị trói quỳ như thế. Mấy ông chú, bà cô liều lĩnh đến đưa ông đi chôn. Vội vội vàng vàng, chỉ biết quấn chăn và đào lỗ đặt xuống rồi lấp đất lại”.

Bà tôi khóc rưng rức, cả đêm dường như không ngủ. Sáng hôm sau bà tôi bảo: “Thôi, hôm may mẹ con ta trở lại Quảng Bình”. Trước khi quay lại bến xe Hoàng Mai, bà tôi ra mộ ông tôi thắp nén hương lòng. Nước mắt chảy tràn trên khuôn mặt đớn đau và thất vọng của người đàn bà 44 tuổi. Chỉ vỏn vẹn sống 3 năm có chồng, vì đặc trưng của công việc làm ăn của hai người, nếu cộng lại số ngày gần gũi với nhau chỉ độ vài chục bữa.

Bà tôi trở lại Quảng Bình thì lúc này công cuộc “cải tạo công thương nghiệp” ở đô thị đang diễn ra. Bà tôi, một tiểu thương nghèo nhanh chóng vào hợp tác xã thương nghiệp, biết làm ăn chí thú, thật thà, lại đã từng đóng góp của cải cho kháng chiến trước đây nên được đưa vào danh sách những cốt cán cho công cuộc “cải tạo công thương nghiệp” ở Đồng Hới.

Một thời gian sau, biết bà tôi nấu ăn giỏi, Sở Thuế vụ, rồi Liên đoàn Lao động Quảng Bình gọi vào làm cấp dưỡng cho cơ quan. Khi chiến tranh chống Mỹ xảy ra quyết liệt, bà tôi được Công an Đồng Hới, sau đó Ty Công an Quảng Bình mời vào làm cấp dưỡng cho cơ quan. Một vinh dự lớn lao, năm 1972, từ một xã viên hợp tác xã thương nghiệp, bà tôi được công nhận là nhân viên thuộc Ty Công an Quảng Bình. Đến tuổi, cơ quan công an đã làm mọi thủ tục để bà tôi được hưởng lương hưu. Năm 1990, bà tôi qua đời ở tuổi 79, vì tuổi già sức yếu.

Hồ Ngọc Diệp

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!
Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.
Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.
Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...

Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.
Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Tin khác

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm
Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Tấm lòng vị tha của ông tôi
Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ông tôi cũng về bên đồng đội cho trọn tình vẹn nghĩa. Cách đây 13 năm về trước, trong đôi mắt của ông tôi lại lắng đọng những nỗi buồn. Ông thường thẫn thờ, đi ra đi vào mang những kỉ vật chiến trường ra hoài niệm.

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà
Bà ngoại tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê Trung du, trong một gia đình nông dân xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Gia đình đông anh em nên từ nhỏ hằng ngày bà đã phải đi chăn trâu cắt cỏ giúp các việc trong nhà; khi lớn lên bà tham gia sản xuất cùng với bà con.

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông
Ông nội tôi tên là Trần Văn Ngần, sinh năm 1930, ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; trong làng vẫn quen gọi ông tôi là ông giáo Ngần.

Những kỉ niệm đẹp về ông nội

Những kỉ niệm đẹp về ông nội
“Yến ơi! Yến! Dậy đi bốn rưỡi rồi” - Tôi giật mình tỉnh dậy. Đó là tiếng gọi của ông nội tôi. Tôi lại nằm mơ về thời đi học cấp III được ông gọi dậy đi học hằng ngày.

Cây mít nội trồng

Cây mít nội trồng
Một ngày chớm vào mùa Hạ, tôi trở về quê nhà, thăm lại khu vườn ngày bé. Ngồi dưới bóng mát cây mít già, nghe tiếng ve râm ran thiết tha trong tàng lá, bỗng nghe lòng nhớ nội biết bao.
Xem thêm
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Bếp ăn nghĩa tình

Bếp ăn nghĩa tình

Đều đặn vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hằng tháng “Bếp ăn nghĩa tình” của phường 2, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp luôn đỏ lửa phục vụ hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên, người bán vé số, giúp họ vơi bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống...
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín
Mưa dông diện rộng ở miền Bắc kéo dài đến khi nào?

Mưa dông diện rộng ở miền Bắc kéo dài đến khi nào?

Sáng 8/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía đông Bắc bộ và đồng bằng Bắc bộ. Ở thời điểm này, không khí lạnh là rất nhẹ, gió không phải là bắc - đông bắc như trong mùa đông mà chếch sang phía đông (gió đông - đông bắc), mang theo hơi nước từ biển vào k
Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024

Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài liên tiếp 5 ngày, trong năm 2024, người lao động còn được nghỉ dịp Quốc khánh 2/9, hưởng nguyên lương.
Trong 5 ngày nghỉ lễ 138 người chết, 285 người bị thương vì tai nạn giao thông

Trong 5 ngày nghỉ lễ 138 người chết, 285 người bị thương vì tai nạn giao thông

Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia (ATGT) cho biết, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an, trong 5 ngày nghỉ lễ (từ ngày 27/4 - 1/5), toàn quốc xảy ra vụ 347 tai nạn giao thông, làm chết 138 người, bị thương 285 người.
Phiên bản di động