7 ngày sinh tử trên đồi Sa Nul của ông tôi

Ông nội tôi là Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Vũ Trọng Cường, người 8 lần bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu ngoan cường, hiện đang sống trong ngôi nhà đơn sơ với bà tôi (Đặng Thị Vinh), ở xóm Thượng Phú, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Năm 1970, sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm cấp II, ông tôi hăm hở khoác ba lô lên tỉnh Hòa Bình công tác. Được phân về Trường cấp II Hợp Châu, huyện Kim Bôi, ông tôi đem hết nhiệt tình, trí tuệ dạy chữ Bác Hồ cho con em các dân tộc thiếu số ở đây. Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, tháng 8/1972, ông tôi tạm biệt các em học sinh và mái trường thân yêu lên đường nhập ngũ.

Ban đầu, ông được biên chế vào Trung đoàn 15, Đặc khu Quảng Nam, rồi chuyển về Đại đội 1, Tiểu đoàn 24, Sư đoàn 5, Quân khu 7. Từ năm 1972 đến khi tiến vào giải phóng Sài Gòn, ông tham gia đánh 12 trận, dùng B40 tiêu diệt 5 xe tăng địch. Với những chiến công trên, ông được kết nạp vào Đảng.

7 ngày sinh tử trên đồi Sa Nul của ông tôi
Ông Vũ Trọng Cường.

Trong nhiều buổi đi nói chuyện truyền thống với thanh niên, học sinh trong huyện, ông tôi kể: Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đơn vị gợi ý để ông chuyển ngành trở lại làm giáo viên, nhưng ông trả lời: “Dù làm gì, khi hoàn thành nhiệm vụ cũng rất vinh dự, nhưng tôi xin tình nguyện ở lại Quân đội”. Với quyết tâm ấy, ông được giữ lại trong quân đội và cử đi học Trường Quân chính Quân khu 7. Học xong, ông đến nhận công tác ở Đại đội 2, Tiểu doàn 5 công binh. Thời gian này, ông cùng đồng đội bảo vệ biên giới phía Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế trên đất nước bạn Campuchia. Trong đó trận Sa Nul, ở nước bạn Campuchia kéo dài 7 ngày đêm, ông không bao giờ quên được.

Trận đánh diễn ra trên một quả đồi có vị trí rất quan trọng giáp với biên giới nước ta. Công sự đào theo đường vòng cung của nửa quả đồi quay về phía Tây. Lúc đầu bộ binh ta trấn giữ nhưng lực lượng không cân sức nên chúng ta thương vong nhiều. Đồng chí Lực, Tiểu đoàn trưởng chỉ thị: “Nếu công binh không lên hỗ trợ ngay thì sẽ bị mất chốt.” Được lệnh, ông dẫn đơn vị lên tham gia trận đánh. Dọc theo giao thông hào lên đến chốt chỉ còn 11 đồng chí không bị thương; trong khi đó địch rất đông, ước tính gấp hàng trăm lần quân ta. Lên đến chốt, ông nhanh chóng phân công 3 người một hầm. Hầm ngoài cùng được trang bị một khẩu B41 và hai AK; hầm thứ 2 gồm một đại liên và 2 khẩu AK; hầm thứ 3 được trang bị 1 B40 và 2 khẩu AK. Ở mỗi hầm, ông bố trí 7 quả mìn định hướng DH 10 và 5 quả mìn Cờ-lây-mo (loại mìn gây sát thương rất mạnh, ta thu được của địch), theo hướng chính diện và hai bên phải trái của hầm, rồi lập kế hoạch tác chiến. Khi địch tấn công lên chốt, ông lệnh cho các chiến sĩ ở hầm 1 dùng AK nhả đạn; các chiến sĩ ở hầm bắn B40; còn ở hầm 2 thì đại liên bắn liên tiếp. Cứ thế, quay vòng không ngớt, hết B41 lại AK và đại liên, rồi B40.

Bằng cách đánh nghi binh này, địch không phát hiện được lực lượng của ta. Khi chúng lên sát chốt thì mìn định hướng DH10 và mìn Cơ-lây-mo tiêu diệt. Cuộc chiến không cân sức này diễn ra đến ngày thứ 7, ông bị một quả cối bắn trúng hầm và bị thương, được đưa đi cấp cứu. Vết thương chưa khỏi hẳn nhưng ông vẫn trở về đơn vị chiến đấu giữ chốt cho đến khi bộ binh lên tiếp viện. Với chiến công của trận đánh trên, ông được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. Đây là trận đánh quan trọng trong đời binh nghiệp của ông; kết hợp với quá trình chiến đấu anh dũng trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1979, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Trong trận mạc, ông tôi là người lính dũng cảm, luôn nhận khó khăn, nguy hiểm về mình. Với đồng đội, ông là người bạn, người anh chí cốt chí tình, thường xuyên chỉ cho đồng đội những kinh nghiệm quý báu để tránh thương vong. Trong thời bình, ông luôn nêu cao vai trò của mình trong mọi lĩnh vực.

Bây giờ, đã trở thành ông nội, ông ngoại nhưng ông vẫn phát huy tốt phẩm chất anh hùng giữa đời thường; tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương. Đối với Hội NCT, ông tham gia sinh hoạt đều đặn ở Chi hội NCT xóm Thượng Phú; tham mưu với Hội NCT xã về công tác xây dựng tổ chức, về chăm sóc và phát huy vai trò NCT.

Trần Thị Cúc

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!
Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.
Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.
Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...

Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Tin khác

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm
Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Tấm lòng vị tha của ông tôi
Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ông tôi cũng về bên đồng đội cho trọn tình vẹn nghĩa. Cách đây 13 năm về trước, trong đôi mắt của ông tôi lại lắng đọng những nỗi buồn. Ông thường thẫn thờ, đi ra đi vào mang những kỉ vật chiến trường ra hoài niệm.

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà
Bà ngoại tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê Trung du, trong một gia đình nông dân xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Gia đình đông anh em nên từ nhỏ hằng ngày bà đã phải đi chăn trâu cắt cỏ giúp các việc trong nhà; khi lớn lên bà tham gia sản xuất cùng với bà con.

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông
Ông nội tôi tên là Trần Văn Ngần, sinh năm 1930, ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; trong làng vẫn quen gọi ông tôi là ông giáo Ngần.

Những kỉ niệm đẹp về ông nội

Những kỉ niệm đẹp về ông nội
“Yến ơi! Yến! Dậy đi bốn rưỡi rồi” - Tôi giật mình tỉnh dậy. Đó là tiếng gọi của ông nội tôi. Tôi lại nằm mơ về thời đi học cấp III được ông gọi dậy đi học hằng ngày.
Xem thêm
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Bếp ăn nghĩa tình

Bếp ăn nghĩa tình

Đều đặn vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hằng tháng “Bếp ăn nghĩa tình” của phường 2, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp luôn đỏ lửa phục vụ hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên, người bán vé số, giúp họ vơi bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống...
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín
Mưa dông diện rộng ở miền Bắc kéo dài đến khi nào?

Mưa dông diện rộng ở miền Bắc kéo dài đến khi nào?

Sáng 8/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía đông Bắc bộ và đồng bằng Bắc bộ. Ở thời điểm này, không khí lạnh là rất nhẹ, gió không phải là bắc - đông bắc như trong mùa đông mà chếch sang phía đông (gió đông - đông bắc), mang theo hơi nước từ biển vào k
Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024

Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài liên tiếp 5 ngày, trong năm 2024, người lao động còn được nghỉ dịp Quốc khánh 2/9, hưởng nguyên lương.
Trong 5 ngày nghỉ lễ 138 người chết, 285 người bị thương vì tai nạn giao thông

Trong 5 ngày nghỉ lễ 138 người chết, 285 người bị thương vì tai nạn giao thông

Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia (ATGT) cho biết, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an, trong 5 ngày nghỉ lễ (từ ngày 27/4 - 1/5), toàn quốc xảy ra vụ 347 tai nạn giao thông, làm chết 138 người, bị thương 285 người.
Phiên bản di động