TP Hồ Chí Minh:

Người cao tuổi đề nghị xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm

Bị đơn, bà Huỳnh Thị Bế, 64 tuổi, vừa có đơn gửi Tạp chí Người cao tuổi, phản ánh giải quyết “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và mua bán nhà; tranh chấp hợp đồng tín dụng” với nguyên đơn, ông Đỗ Văn Đê (62 tuổi), bà Tô Thị Bé thể hiện nhiều dấu hiệu không khách quan như việc sử dụng chứng cứ và nhân chứng có dấu hiệu giả mạo để giải quyết vụ án, là căn cứ để Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm đối với vụ án…

Nội dung vụ án

Theo hồ sơ vụ án: Bà Huỳnh Thị Bế là chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, Giấy chứng nhận Đăng kí kinh doanh số: 0311631512. Ông Đỗ Văn Đê, ở khu phố 3, phường An Phú Đông, quận 12 có nhiều nhà đất tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, thường hay cầm cố, thế chấp tài sản cho bà Bế. Khi cầm cố để vay, hai bên thường lập Hợp đồng mua bán nhà, đất bằng hình thức viết tay, không có công chứng; bà Bế sẽ tạm giữ giấy chủ quyền nhà, đất của ông Đê như là tài sản thế chấp cho các khoản vay; ngay khi hoàn trả tiền gốc và lãi, ông Đê sẽ nhận lại giấy tờ nhà đất và Hợp đồng mua bán viết tay bị hủy.

Ông Đê có kí 2 Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Gia Định:

- Hợp đồng số 2007.24TH0108/HĐTB ngày 29/8/2007, với khoản vay 4 tỉ đồng, thời hạn vay 5 năm, đến ngày 29/8/2012 mới đáo hạn. Tài sản thế chấp gồm: Nhà, đất số 0934/3E khu phố 3, phường An Phú Đông, quận 12 (sau đây gọi là: nhà đất số 0934/3E); nhà, đất số 272/13/3 Quốc lộ 1A, phường An Phú Đông (sau đây gọi là: Nhà đất số 272/13/3); quyền sử dụng đất (QSDĐ) 1.922m2 thửa số 4106, tờ bản đồ số 02 tại phường An Phú Đông, quận 12 và QSDĐ thửa số 1230, tờ bản đồ số 03 tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, cùng ở TP Hồ Chí Minh.

Bà Huỳnh Thị Bế làm chủ tài sản từ năm 2010 sau khi mua của ông Đỗ Văn Đê.
Bà Huỳnh Thị Bế làm chủ tài sản từ năm 2010 sau khi mua của ông Đỗ Văn Đê.

- Hợp đồng số 6400-LAV.200900245/HĐTD ngày 22/1/2009 tiền vay 4 tỉ đồng (đã giải ngân 2 tỉ), thời hạn vay 40 tháng, đến ngày 22/5/2012 mới đáo hạn. Tài sản thế chấp gồm QSDĐ thửa đất số 629, tờ bản đồ số 05 tại phường An Phú Đông.

Ngày 10/1/2009, ông Đê kí hợp đồng đặt cọc nhận của bà Bế 400 triệu đồng để bán nhà, đất tại số 0934/3E nói trên. Do ông Đê đang thế chấp tại Ngân hàng nên hai bên tạm ghi giá trị căn nhà chuyển nhượng là 1 tỉ đồng. Và, bà Bế cũng cần thời gian xoay xở tiền mới có thể giải chấp tất cả các giấy tờ trên tại ngân hàng để thực hiện việc mua bán nhà, đất.

Để có đủ tiền mua nhà, đất, bà Bế đã vay 3,3 tỉ đồng của Ngân hàng ACB (145 Đặng Văn Bi, phường Trường Thọ, TP Thủ Đức). Văn bản xác nhận dư nợ của Ngân hàng ACB đã nộp thêm chứng cứ cho Tòa phúc thẩm nhưng không được ghi nhận, xem xét.

Ngày 7/8/2010, ông Đê và bà Bế đến Ngân hàng để trả nợ và giải chấp 5 tài sản của 2 hợp đồng vay nêu trên. Sau khi được giải chấp, ông Đê đã bán cho bà Bế 3 tài sản, đều được thực hiện tại Phòng công chứng Nhà nước số 3, TP Hồ Chí Minh. Cụ thể:

Hợp đồng mua bán nhà ở số công chứng 18063, quyển số: 4TP/CC-SCC/HĐGD lập ngày 11/8/2010, đối với nhà đất số 0934/3E.

Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ số công chứng 18062, quyển số: 4TP/CC-SCC/HĐGD lập ngày 11/8/2010, với phần đất 1.922m2 thuộc thửa số 4106 nói trên.

Hợp đồng mua bán nhà ở số công chứng 26012, quyển số: 6TP/CC-SCC/HĐGD lập ngày 9/11/2010, đối với nhà đất số 272/13/3 nói trên.

Hai tài sản còn lại, ông Đê đã bán cho ông Phan Thế Hòa.

Ngày 11/4/2011, ông Đê tiếp tục vay mượn của bà Bế 9,5 tỉ đồng, thế chấp các tài sản là nhà đất ở Long An và TP Hồ Chí Minh. Hai bên lập Giấy mượn tiền có người làm chứng là ông Nguyễn Thành Trai và bà Lê Thị Bé. Giấy mượn tiền được lập một bản duy nhất, đã được bà Bế xé hủy sau khi ông Đê hoàn trả đủ tiền gốc và lãi. Hai bên không ghi nhận tài sản thế chấp là tài sản nào do ông Đê đưa cho bà Bế rất nhiều giấy tờ nhà đất.

Trong khuôn viên nhà đất số: 0934/3E có 1 ngôi mộ. Ngày 3/12/2011, ông Đê lập Giấy cam kết di dời mộ trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày kí cam kết nhưng sau đó không thực hiện.

Sau khi bán tài sản nêu trên, ông Đê bàn giao nhà đất số 0934/3E cho bà Bế, đồng thời xin bà Bế ở nhờ lại tại căn nhà số 272/13/3 một thời gian rồi sắp xếp về quê ở Long An sinh sống. Tuy nhiên, đến khoảng tháng 8/2011, ông Đê không muốn quay về Long An nữa nên ngỏ ý muốn mua lại căn nhà 272/13/3, vì ông không còn nhà đất tại TP Hồ Chí Minh. Tại thời điểm đó, bà Bế cũng cần tiền trả các khoản vay của Ngân hàng ACB nên bà và ông Đê cùng thống nhất cho con gái của bà Bế là chị Vũ Thị Thu Hiền cùng chồng (anh Phan Hữu Tồn) đứng ra vay Ngân hàng TMCP Phương Tây 900 triệu đồng. Ông Đê phải có nghĩa vụ trả góp cho Ngân hàng Phương Tây cho đến khi hoàn tất thì căn nhà nêu trên sẽ sang tên lại cho ông Đê. Ông Đê đồng ý, đã trả tiền gốc và lãi cho Ngân hàng một thời gian thì không còn khả năng thanh toán.

Ngày 18/11/2013, ông Đê khởi kiện, yêu cầu Toà án huỷ 3 hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đã công chứng ngày 11/8/2010 và ngày 9/11/2010, vì cho rằng cả 3 hợp đồng đều “giả cách”, che giấu việc vay mượn tiền.

Bản án sơ thẩm số 1449/2023/DS-ST ngày 21/8/2023, TAND TP Hồ Chí Minh, xử: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn; vô hiệu cả 3 hợp đồng chuyển nhượng nhà đất số 0934/3E, nhà đất số 272/13/3 và QSDĐ 1.922m2; huỷ cả 3 Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, QSDĐ do UBND quận 12 cấp cho bà Bế ngày 4/10/2010, ngày 6/10/2010 và ngày 29/12/2010.

Bản án phúc thẩm số 595/2024/DS-PT ngày 5/8/2024, chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.

Lạ kì nhân chứng lúc họ “Lê”, lúc là họ “Võ” (!?)

Chứng cứ mà nguyên đơn đưa ra chính là Giấy mượn tiền lập ngày 11/4/2011 (bản phô tô). Vụ án kéo dài hơn 10 năm, ông Đê nhiều lần thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện thể hiện tại các đơn ngày 18/11/2013, ngày 10/11/2016, ngày 27/4/2023.

Về Giấy mượn tiền lập ngày 11/4/2011, có người làm chứng tên “Lê Thị Bé”. Ở giai đoạn sơ thẩm, nguyên đơn đưa đến tòa án một phụ nữ, xác nhận là người kí tên trong Giấy mượn tiền ngày 11/4/2011. Lạ thay, khi kí tên vào bản khai, “nhân chứng” người này lại ghi tên “Võ Thị Bé” (?!). Chỉ nhìn mắt thường cũng dễ dàng nhận ra, chữ kí và chữ viết tay ghi họ tên trong Giấy mượn tiền và bản khai tại Toà là của hai người khác nhau.

Bà Huỳnh Thị Bế bức xúc: “Theo Toà sơ thẩm, Giấy mượn tiền lập ngày 11/4/2011 mà nguyên đơn cung cấp là “chứng cứ cốt lõi” đã được Hội đồng xét xử “đối chiếu bản chính”, nhưng lại không có trong hồ sơ vụ án. Trong khi Giấy mượn tiền này chỉ lập một bản duy nhất đã được tôi xé hủy sau khi ông Đê hoàn trả đủ tiền. Như vậy, Giấy mượn tiền nếu tồn tại bản chính là lộ rõ có dấu hiệu ngụy tạo”.

Căn cứ đề nghị xem xét giám đốc thẩm

TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm ngày 5/8/2024. Tại Toà, bà Huỳnh Thị Bế (bị đơn) đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) yêu cầu nguyên đơn xuất trình “bản gốc” Giấy mượn tiền lập ngày 11/4/2011. Phía nguyên đơn xác định trước HĐXX là “Không có”.

Phiên toà nóng lên khi có mặt của nhân chứng thật Lê Thị Bé (66 tuổi, thường trú tại 1094 Tỉnh lộ 43, khu phố 1, phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Bà Bé xác định trước HĐXX: “Tôi (Lê Thị Bé) là nhân chứng số 2 và đã kí tên trên Giấy mượn tiền giữa ông Đỗ Văn Đê với bà Huỳnh Thị Bế vào ngày 11/4/2011 và chỉ kí 1 bản gốc”. Đây là tình tiết vô cùng quan trọng của vụ án, chứng minh “nhân chứng Võ Thị Bé” được nguyên đơn đưa đến Toà án là có dấu hiệu giả mạo. Thật khó tin, HĐXX phúc thẩm đã phớt lờ nhân chứng thật, chấp nhận nhân chứng có dấu hiệu giả mạo của cấp sơ thẩm, rồi hỏi vặn lại bị đơn: “Tại sao không có ý kiến ở giai đoạn sơ thẩm”(?!).

Người cao tuổi đề nghị xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm
Chữ kí và chữ viết của nhân chứng Lê Thị Bé trong Giấy mượn tiền so với chữ kí và chữ viết của "nhân chứng Võ Thị Bé" tại Toà sơ thẩm.

Ngoài nhân chứng, phía bị đơn và Luật sư trợ giúp pháp lí cho bà Bế trưng bằng chứng để chứng minh một loạt vấn đề mà bản án sơ thẩm bỏ qua như Giấy mượn tiền phô-tô không có bản gốc để đối chiếu; có dấu hiệu giả mạo chữ kí... Tuy nhiên, HĐXX phúc thẩm vẫn tuyên xử: chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.

Bà Bế bức xúc: “Tài sản được hai bên mua bán bằng hợp đồng có công chứng hẳn hoi, sang tên hợp pháp. Tôi trở thành chủ tài sản, trực tiếp quản lí, sử dụng suốt từ năm 2010 đến nay đã 14 năm, bỗng dưng biến thành hợp đồng “giả cách”. Trong khi đó, HĐXX sơ thẩm và HĐXX phúc thẩm lại sử dụng chứng cứ lộ rõ dấu hiệu ngụy tạo (tài liệu photo không có bản gốc, thể hiện dấu hiệu giả mạo chữ kí của tôi) và người làm chứng có dấu hiệu là giả, để xử cho nguyên đơn thắng kiện. Tôi sẽ đi đến cùng, quyết đưa sự thật ra ánh sáng”.

Thạc sĩ, luật sư Nguyễn Nguyện Xuân Thảo, Giám đốc Công ty Luật Saigon Shield (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) và nhóm Luật sư trợ giúp pháp lí cho bà Bế, phân tích chỉ ra 6 điểm bất thường của hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm, lộ rõ dấu hiệu xét xử không khách quan.

Người cao tuổi đề nghị xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm
Biên bản lấy lời khai của TAND TP Hồ Chí Minh với "nhân chứng Lê Thị Bé" nhưng người khai ký tên "Võ Thị Bé"

Thứ nhất: Cả 3 hợp đồng mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) được hai bên xác lập, công chứng ngày 11/8/2010 và ngày 9/11/2010. Hoàn tất thủ tục, bà Bế đã được UBND quận 12 cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, QSDĐ trong tháng 10 và 12/2010. Như vậy, 3 hợp đồng mua bán nhà ở, chuyển nhượng QSDĐ có trước Giấy mượn tiền (được hai bên lập ngày 11/4/2011) hơn nửa năm, thì sao là “giả cách”?

Trong khi, để tuyên hủy 3 hợp đồng là các “giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo” theo Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì cần phải chứng minh có sự tồn tại củagiao dịch vay mượn tiền. Và giao dịch vay tiền phải có trước khi hai bên kí 3 hợp đồng mua bán nhà ở, chuyển nhượng QSDĐ để chứng minh ngay từ đầu các bên không có ý chí, không có mục đích mua bán, chuyển nhượng nhà đất. Việc kí 3 hợp đồng này chỉ nhằm bảo đảm cho việc ông Đê trả nợ cho bà Bế.

Người cao tuổi đề nghị xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm
Nhân chứng Lê Thị Bé viết "Bản tự khai và cam kết"

Thực tế, ông Đê không có bất kì tài liệu nào liên quan đến việc vay mượn tiền tại thời điểm tháng 8/2010, để chứng minh “giả cách” nên sử dụng Giấy mượn tiền lập ngày 11/4/2011 để chứng minh, hoàn toàn không đúng sự thật. Bà Bế chứng minh Giấy mượn tiền được lập cho một khoản vay mượn khác sau này của ông Đê.

Thứ hai: Bản án xác định ông Đê đã giải chấp các tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng tại thời điểm tháng 8/2010, để thực hiện việc vay tiền của bà Bế và thế chấp lại các tài sản này bằng hình thức kí 3 hợp đồng mua bán chuyển nhượng “giả cách”. Thật vô lí, các hợp đồng tín dụng giữa ông Đê với Agribank - Chi nhánh Gia Định còn thời hạn đến hết năm 2012, với lãi suất chỉ 12,72%/năm. Nếu chỉ vay tiền mà không có nhu cầu bán nhà đất thì nguyên đơn vẫn có thể tiếp tục hợp đồng vay với Ngân hàng. Ông Đê không dại gì giải chấp tài sản từ Ngân hàng lãi suất thấp, mang thế chấp vay tiền tại cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ của bà Bế với lãi suất cao hơn nhiều. Thực tế, tại thời điểm tháng 8/2010, ông Đê thật sự cần một khoản tiền lớn nên quyết định bán tất cả 5 tài sản mà mình đang thế chấp tại Ngân hàng cho bà Bế (3 tài sản) và ông Phan Thế Hòa (2 tài sản).

Mặt khác, bà Bế mở dịch vụ cầm đồ chuyên nghiệp, không thể có việc cho vay mượn vào tháng 8/2010 mà đến ngày 11/4/2011 mới lập Giấy mượn tiền. Do đó, Giấy mượn tiền lập ngày 11/4/2011 không thể nào chứng minh cho các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất có công chứng được thực hiện từ trước đó 6 tháng là “giả cách”.

Người cao tuổi đề nghị xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm
Đơn kêu cứu của bà Huỳnh Thị Bé

Thứ ba: Giấy mượn tiền ngày 11/4/2011 được hai cấp Toà xác định là “chứng cứ cốt lõi” của vụ án lại không có bản chính trong hồ sơ vụ án, là dấu hiệu vi phạm Khoản 1, Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, quy định về xác định chứng cứ: “Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận”.

Thứ tư: Bà Bế phải vay thêm tiền từ Ngân hàng ACB mới có đủ tiền mua 3 tài sản của ông Đê, sau này phải bán căn nhà đang ở tại TP Thủ Đức để trả các khoản vay. Trong đơn khởi kiện ông Đê cho rằng khi gần đến ngày đáo hạn Ngân hàng thì bà Bế cho ông vay tiền để đáo hạn Ngân hàng mà không lấy lãi để làm phước (?!). Như vậy, không chỉ có dấu hiệu nguỵ tạo chứng cứ, nguyên đơn còn thể hiện sự gian dối trong việc khởi kiện. Nhưng, cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều xác nhận nội dung này.

Thứ năm: Sự thật nhân chứng thứ 2 trong Giấy mượn tiền ngày 11/4/2011 tên là Lê Thị Bé. Nhưng nguyên đơn đưa ra một phụ nữ đến Toà cấp sơ thẩm để làm nhân chứng. Sau khi lấy lời khai, người này kí tên “Võ Thị Bé”, vậy mà Toà cấp sơ thẩm cũng chấp nhận. Và đến Toà cấp phúc thẩm, HĐXX cũng chấp nhận! Trong khi đó, bị đơn đưa đến toà nhân chứng thật đến phiên toà phúc thẩm thì bị bác bỏ.

Thứ sáu: Bản án phúc thẩm viện dẫn sai ý kiến phát biểu của đại diện Ngân hàng Đại chúng Việt Nam (người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án). Cụ thể: đại diện Ngân hàng này “thống nhất với quan điểm của luật sư Nguyễn Đồng Bằng”. Thế nhưng trong Bản án lại biến thành “đề nghị HĐXX giữ nguyên bản án sơ thẩm” (?)

Theo thạc sĩ - luật sư Nguyễn Nguyện Xuân Thảo và nhóm Luật sư trợ giúp pháp lí cho bà Bế, với 6 điểm nêu trên, có căn cứ để bà Bế có đơn gửi Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, đề nghị xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm đối với vụ án này.

Nhóm PVPL

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

UBND TP Vũng Tàu phản hồi đơn thư khiếu tố của người dân

UBND TP Vũng Tàu phản hồi đơn thư khiếu tố của người dân

Liên quan đến việc một số hộ dân (trong đó có người cao tuổi) ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên tục gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng để xem xét việc bồi thường, hỗ trợ khi đất đai của họ nằm trong Dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các hộ dân không được bồi thường và bị cho rằng đó là đất lấn chiếm… Mới đây, ngày 8/11/2024, UBND TP Vũng Tàu đã có những thông tin về vụ việc...

Tin khác

Người cao tuổi kiến nghị chuyển hồ sơ sang Công an tỉnh để xem xét, giải quyết

Người cao tuổi kiến nghị chuyển hồ sơ sang Công an tỉnh để xem xét, giải quyết
Ngày 21/10/2024, Cục An ninh Chính trị nội bộ, Bộ Công an có Thông báo số: 9040/TB-ANCTNB về việc chuyển đơn của ông Vũ Văn Tâm và Thông báo số: 9043/TB-ANCTNB chuyển đơn của ông Đoàn Văn Hiền đến Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La để xem xét, giải quyết theo đúng quy định pháp luật…

Người cao tuổi yêu cầu xử lí việc lấn chiếm, gây thiệt hại tài sản trên đất có quyền sử dụng hợp pháp​​​​​​​

Người cao tuổi yêu cầu xử lí việc lấn chiếm, gây thiệt hại tài sản trên đất có quyền sử dụng hợp pháp​​​​​​​
Nhiều hành vi thể hiện dấu hiệu phá hoại tài sản, lấn chiếm đất của các hộ gia đình người cao tuổi xảy ra có hệ thống trong nhiều năm; bị các cơ quan chức năng lập biên bản về hành vi huỷ hoại tài sản, lấn chiếm đất, v.v. Là cơ sở để người cao tuổi kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại “Điều 16. Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất” (Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai) …

Người cao tuổi mong muốn các cơ quan giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật

Người cao tuổi mong muốn các cơ quan giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật
Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn (kèm theo hồ sơ) của vợ ông Huỳnh Công Thành và vợ là bà Nguyễn Thị Thu Sơn, 68 tuổi, hiện ở 288 ấp Nhơn Trị 2, xã Nhơn Thạnh Trung, TP Tân An, tỉnh Long An ý kiến về việc còn nhiều bất cập trong giải quyết đơn tố giác về xâm phạm quyền sử dụng đất hợp pháp và tài sản trên đất, mong được tiếp tục giải quyết…

Người cao tuổi cần cảnh giác: Với các “chiêu” tổ chức tham quan để bán thực phẩm chức năng

Người cao tuổi cần cảnh giác: Với các “chiêu” tổ chức tham quan để bán thực phẩm chức năng
Thời gian gần đây, nhiều NCT ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ được chào, mời tham gia chương trình “Tham quan nuôi cấy đông trùng hạ thảo” nhưng thực chất là “chiêu” tiếp thị để bán thực phẩm chức năng (TPCN). Dù nhiều NCT đã được con cháu cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn tin vào những lời “đường mật”, dốc tiền mua các sản phẩm…

Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội: Vì sao chưa xử lí vi phạm tại số 34 Hoàng Liệt?

Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội:  Vì sao chưa xử lí vi phạm tại số 34 Hoàng Liệt?
Thời gian gần đây, Tạp chí Người cao tuổi nhận được thông tin của người dân về việc khu đất trống, rộng khoảng hơn 1.000m2 tại 34 Hoàng Liệt (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) bị chiếm dụng để xây dựng nhiều hạng mục kinh doanh cà phê, khu vui chơi dành cho trẻ em… nhưng chưa bị chính quyền xử lí, gây bức xúc trong dư luận...

Hải Phòng: "Cai lao động" trả tiền công ... bằng ma túy

Hải Phòng: "Cai lao động" trả tiền công ... bằng ma túy
Cơ quan chức năng huyện An Dương (TP Hải Phòng) vừa ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ và bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp với 3 đối tượng: Quàng Văn Đảo (SN 1993, quê Điện Biên), Phùng Văn Khoa (SN 1987, quê Yên Bái) và Quàng Văn Đông (SN 1991, quê Điện Biên) để điều tra làm rõ hành vi “Mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy”, “Tàng trữ, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy”.

Đề nghị được xem xét kháng nghị giám đốc thẩm vì nhiều dấu hiệu bỏ sót nội dung vụ án

Đề nghị được xem xét kháng nghị giám đốc thẩm vì nhiều dấu hiệu bỏ sót nội dung vụ án
Ngày 26/6/1991, UBND huyện Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ) có Quyết định số: 377 giao 15.848m² đất cho hộ ông Lê Văn Son. Hồ sơ giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất (QSDD) thể hiện bị đơn - cụ Lâm Thị Kha, 83 tuổi, được nguyên đơn - ông Nguyễn Văn Cảnh, 63 tuổi, kí thay chữ kí cụ Kha để được cấp 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho cụ Kha, nhưng tình tiết này và nhiều nội dung khác của vụ án chưa được Tòa án phúc thẩm giải quyết. Đây là cơ sở để nguyên đơn đề nghị được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án số: 701/2024/DS-PT ngày 30/8/2024 của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh…

“Đèn trời” đã soi sáng sau 24 năm đi tìm công lí

“Đèn trời” đã soi sáng sau 24 năm đi tìm công lí
Đây là khẳng định của ông Lê Văn Ngọc, 70 tuổi, viết trong đơn gửi Tạp chí Người cao tuổi về Bản án sơ thẩm số: 781/2024/DS-ST, ngày 25/9/2024 của TAND TP Hồ Chí Minh. Theo ông Ngọc, bản án đã xử khách quan và đúng với bản chất sự thật của các quan hệ dân sự trong giao dịch chuyển nhượng đất và quá trình quản lí sử dụng đất của tôi cũng như hộ gia đình bà Dực và các cá nhân liên quan khác…

Luật sư kiến nghị TAND Tối cao và Viện KSND Tối cao xem xét, kháng nghị bản án sơ thẩm và phúc thẩm

Luật sư kiến nghị TAND Tối cao và Viện KSND Tối cao xem xét, kháng nghị bản án sơ thẩm và phúc thẩm
Như Tạp chí Người cao tuổi đã thông tin về việc ông Hồ Đình Minh, 62 tuổi, cùng một số cán bộ Xí nghiệp Thuỷ lợi (XNTL) Đô Lương, Công ty CP Xây dựng Thuỷ lợi (XDTL) Đô Lương kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét lại toàn bộ vụ án hình sự xảy ra tại XNTL Đô Lương với mong muốn vụ án được làm sáng tỏ, không bỏ sót tội phạm cũng như không kết án oan cho người vô tội...

Cần xem xét, giải quyết dứt điểm các khiếu tố của người dân

Cần xem xét, giải quyết dứt điểm các khiếu tố của người dân
Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn thư của các hộ dân (trong đó có nhiều người cao tuổi) ở thôn Thống Nhất, xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, tố cáo một số lãnh đạo xã có dấu hiệu buông lỏng quản lí đất đai, xây dựng, để một doanh nghiệp tại địa phương lấn chiếm nhiều mét vuông đất nông nghiệp, xây dựng nhà xưởng trái phép và khu lăng mộ gia đình. Cùng với đó là dấu hiệu nắn đường giao thông, xây dựng lại nhà văn hóa gây lãng phí, trúng thầu nhiều dự án tại địa phương…

Người cao tuổi kháng cáo bản án sơ thẩm, mong Tòa cấp phúc thẩm khách quan, công tâm (Tiếp theo)

Người cao tuổi kháng cáo bản án sơ thẩm, mong Tòa cấp phúc thẩm khách quan, công tâm (Tiếp theo)
Ngày 25/9/2024, TAND tỉnh Lâm Đồng đưa vụ kiện ra xét xử, khi bị đơn là chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND TP Đà Lạt đều vắng mặt. Theo bà Phạm Thị Mơ, ngoài việc vi phạm về tố tụng, Hội đồng xét xử (HĐXX) còn có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng về nội dung, khi án văn sơ thẩm gần như chỉ là bản thống kê, máy móc lặp lại ý kiến của bị đơn...

Bán quyền sử dụng đất và nhà thờ gia tộc dẫn đến khiếu kiện kéo dài

Bán quyền sử dụng đất và nhà thờ gia tộc dẫn đến khiếu kiện kéo dài
Ông Huỳnh Văn Hùng, 68 tuổi, ở ấp An Bình, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh gửi đơn đến Tạp chí Người cao tuổi, phản ánh việc ông Huỳnh Văn Hoàng tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) và nhà thờ của gia tộc, dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện gay gắt, kéo dài, gây bức xúc trong dư luận địa phương...

Người cao tuổi kháng cáo bản án sơ thẩm, mong Tòa cấp phúc thẩm khách quan, công tâm

Người cao tuổi kháng cáo bản án sơ thẩm, mong Tòa cấp phúc thẩm khách quan, công tâm
Có đơn xin hóa giá nhà ròng rã hơn 30 năm không được giải quyết, khiến vợ chồng ông bà tuổi U70 phải “đáo tụng đình”. Tuy nhiên vụ án hành chính, “con kiến kiện củ khoai”, vẫn chưa đi đến hồi kết...

Người cao tuổi xin được hoãn thi hành án!

Người cao tuổi xin được hoãn thi hành án!
Đó là nguyện vọng của cụ Lê Thị Tiền, 80 tuổi, bị đơn trong vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản, phản ánh trong đơn vừa gửi Tạp chí Người cao tuổi.

Báo động tình trạng đòi nợ thuê núp bóng công ty mua bán nợ

Báo động tình trạng đòi nợ thuê núp bóng công ty mua bán nợ
Thời gian gần đây, Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn của bạn đọc là người cao tuổi phản ánh tình trạng các công ty đòi nợ thuê núp bóng dưới danh nghĩa “mua bán nợ” đang ngày càng trở nên phức tạp và gây bức xúc trong dư luận. Các đối tượng tự xưng là nhân viên của các ngân hàng, công ty mua bán nợ liên tục gọi điện, nhắn tin quấy rối, thậm chí đe dọa tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của người vay với mục đích tạo sức ép trả nợ…
Xem thêm
Hải Phòng: "Cai lao động" trả tiền công ... bằng ma túy

Hải Phòng: "Cai lao động" trả tiền công ... bằng ma túy

Cơ quan chức năng huyện An Dương (TP Hải Phòng) vừa ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ và bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp với 3 đối tượng: Quàng Văn Đảo (SN 1993, quê Điện Biên), Phùng Văn Khoa (SN 1987, quê Yên Bái) và Quàng Văn Đông (SN 1991, quê Điện Biên) để điều tra làm rõ hành vi “Mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy”, “Tàng trữ, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy”.
Quảng Ninh: Triệu tập người phao tin nhảm bên trong bụng cá song câu được có bàn tay người

Quảng Ninh: Triệu tập người phao tin nhảm bên trong bụng cá song câu được có bàn tay người

Tại cơ quan Công an, hai phụ nữ thừa nhận hành vi của mình là vi phạm; nội dung thông tin đăng tải là xuyên tạc, không có căn cứ nhằm mục đích giật tít, “câu” like, tăng tương tác cho tài khoản facebook của mình.
Dư luận mong một bản án công tâm, đúng pháp luật

Dư luận mong một bản án công tâm, đúng pháp luật

Ngày 21/8/2024, TAND TP Cần Thơ tiếp tục xét xử 6 bị cáo trong vụ vi phạm quy định cho vay. Tòa dành thời gian cho phần tranh luận, đối đáp giữa đại diện Viện KSND với các luật sư bào chữa cho bị cáo, đại diện ngân hàng và người liên quan…
Người cao tuổi yêu cầu xử lí việc lấn chiếm, gây thiệt hại tài sản trên đất có quyền sử dụng hợp pháp​​​​​​​

Người cao tuổi yêu cầu xử lí việc lấn chiếm, gây thiệt hại tài sản trên đất có quyền sử dụng hợp pháp​​​​​​​

Nhiều hành vi thể hiện dấu hiệu phá hoại tài sản, lấn chiếm đất của các hộ gia đình người cao tuổi xảy ra có hệ thống trong nhiều năm; bị các cơ quan chức năng lập biên bản về hành vi huỷ hoại tài sản, lấn chiếm đất, v.v. Là cơ sở để người cao tuổi kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại “Điều 16. Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất” (Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai) …
Người thân dựng rào bảo vệ đường thoát nước, cụ ông 82 tuổi bị xử phạt

Người thân dựng rào bảo vệ đường thoát nước, cụ ông 82 tuổi bị xử phạt

Phản ánh đến Tạp chí Người cao tuổi, cụ Phạm Tiến Đạt (82 tuổi, gia đình chính sách, con liệt sỹ, sinh sống tại Tổ dân phố số 1, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, ông rất hoang mang, lo lắng khi không vi phạm hành chính nhưng bị chính
Ai thờ cúng liệt sĩ  Vũ Thế Thoan?

Ai thờ cúng liệt sĩ Vũ Thế Thoan?

Tôi là Vũ Thế Thược, ở thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, xin được phản ánh với các cấp, các ngành liên quan đến công tác thương binh, liệt sĩ nội dung sau:
Người cao tuổi xin được hoãn thi hành án!

Người cao tuổi xin được hoãn thi hành án!

Đó là nguyện vọng của cụ Lê Thị Tiền, 80 tuổi, bị đơn trong vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản, phản ánh trong đơn vừa gửi Tạp chí Người cao tuổi.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của ông Nguyễn Trọng Thông, 72 tuổi, hội viên Hội NCT, Hội Cựu chiến binh, cùng với nhiều hội viên Hội NCT hiện ở tổ 31, khu 4, phường Hồng Gai, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh phản ánh về việc trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Quảng trường, cây xanh và hạ tầng kĩ thuật kết nối khu văn hoá núi Bài Thơ, TP Hạ Long không “công khai minh bạch” về giá đất bồi thường, còn nhiều mâu thuẫn, bất cập.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của bà Phạm Thị Hà, 70 tuổi, trú tại xóm 16, xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định về việc Phòng Cảnh sát Kinh tế và Công an huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có dấu hiệu vi phạm tố tụng trong việc khám xét nơi ở và bắt giữ người xảy ra tại bản Mường Tè, xã Mường Tè, huyện Mường Tè.
Quyền của người lập di chúc

Quyền của người lập di chúc

Hỏi: Tôi có thửa đất rộng 350m2. Do 2 con gái tôi lấy chồng ở xa, nên tôi muốn lập di chúc cho cháu (con anh trai) một phần đất để làm nhà thờ khi qua đời. Xin hỏi, tôi có thể lập di chúc cho cháu trai tôi 50m2 đất mà không cần ý kiến của 2 con gái có được không? Chu Văn Thông (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)
Cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, những quy định trong Luật Đất đai năm 2014

Cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, những quy định trong Luật Đất đai năm 2014

Hỏi: Gia đình tôi có 300m2 đất và nhà đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) nhưng lại cấp cho hộ gia đình mà tôi là đại diện. Vậy theo Luật Đất đai năm 2024, sổ đỏ của gia đình tôi sẽ phải xử lí như thế nào theo quy định. Hoàng Văn Quát (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh)
Ra mắt cuốn sách “Pháp lý dành cho CEO”

Ra mắt cuốn sách “Pháp lý dành cho CEO”

Tại TP Hồ Chí Minh, Luật sư Nguyễn Thành Tựu, chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp, vừa ra mắt cuốn sách "Pháp lý dành cho CEO". Đây là một cẩm nang thiết yếu về kiến thức pháp lý dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam; giúp các CEO quản lý doanh nghiệp hiệu quả, tránh rủi ro pháp lý và tuân thủ quy định pháp luật trong môi trường kinh doanh đầy thách thức hiện nay.
Phiên bản di động