Tăng cường các giải pháp đẩy lùi “tín dụng đen”

Pháp luật - Bạn đọc 11/04/2025 14:43
- Đề nghị cung cấp hồ sơ pháp lí thực hiện Dự án Khu tái định cư thôn Nhạn Tháp (bao gồm toàn bộ diện tích đất ở, đất nông nghiệp trên địa bàn xã Mễ Sở bị thu hồi; hồ sơ thu hồi đất của các hộ dân nằm trong đường vành đai 4 và nằm ngoài Dự án đường vành đai 4).
- UBND huyện Văn Giang và UBND xã Mễ Sở hiện sử dụng quỹ đất công ích (5%) của xã Mễ Sở như thế nào? Tổng diện tích đất công ích xã Mễ Sở là bao nhiêu mét vuông? Quy hoạch quỹ đất công ích xã Mễ Sở như thế nào?
![]() |
Quang cảnh san ủi mặt bằng Dự án Khu tái định cư thôn Nhạn Tháp. |
- Theo phương án bồi thường, hỗ trợ, người dân cho rằng chỉ nhận được tổng cộng 170 triệu đồng/sào đất (bao gồm cả tài sản trên đất và các khoản hỗ trợ), như vậy là quá rẻ mạt, không phù hợp với thực tế. Vậy các Quý cơ quan cho biết, phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất phục vụ Dự án Khu tái định cư thôn Nhạn Tháp cụ thể như thế nào? Dựa vào căn cứ pháp lí nào để cơ quan chức năng lập phương án bồi thường, hỗ trợ như vậy?
Liên hệ với ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Văn Giang, phóng viên được thông tin hướng dẫn làm việc với UBND xã Mễ Sở và Ban Quản lí dự án (ông Lê Quý Cử, Trưởng Ban Quản lí dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Giang). Phóng viên nhiều lần liên lạc với ông Cử đề nghị trao đổi thông tin theo chỉ đạo của lãnh đạo huyện, nhưng chỉ nhận được những lời hứa, rồi đùn đẩy cho cấp phó và cuối cùng là cáo bận họp (!?).
Diễn biến thực tế, người dân thông tin, họ đã được tiếp cận việc chính quyền phân lô trên khu đất họ bị thu hồi, với tổng số 224 lô, mỗi lô 90m2. Cựu chiến binh Lê Trung Dũng cho biết, đến nay việc bắt thăm đã thực hiện được hơn 100 suất, mỗi suất được giao 80m2, hộ tái định cư phải bỏ tiền mua thêm 10m2, với giá 21 triệu đồng/m2. Nhiều hộ gắp thăm 5 đến 6 lô, những lô ngoài tiêu chuẩn tái định cư, người dân phải bỏ tiền mua với giá 1 tỉ 890 triệu đồng cho 90m2 đất. Ông Lê Trung Dũng bức xúc nói: “Tại sao thu hồi đất của chúng tôi làm tái định cư mà nhiều vậy? Làm tái định cư mà các loại giấy tờ pháp lí không rõ ràng. Tiếp xúc với chúng tôi, gọi là lấy ý kiến của người dân, thì tất cả các buổi tiếp xúc đều không thành công, vì dân thắc mắc cán bộ không giải thích được. Chúng tôi làm đơn gửi đi các nơi, Văn phòng Chính phủ có phiếu chuyển đơn về tỉnh, UBND tỉnh tiếp phiếu chuyển đơn về huyện yêu cầu giải quyết, nhưng cấp huyện, cấp xã ở đây không trả lời cho dân chúng tôi được biết. Khu đất thu hồi của chúng tôi làm tái định cư, nhưng vượt yêu cầu thực tế, hiện chúng tôi thấy còn thừa rất nhiều suất. Chúng tôi có quyền thắc mắc, nếu lấy đất của chúng tôi sau khi cấp tái định cư thừa, thì chúng tôi cũng phải được giải quyết quyền lợi”.
![]() |
Sơ đồ người dân thu thập được, khi cơ quan chức năng sử dụng làm căn cứ để dân bắt thăm đất. |
Tiếp lời ông Dũng, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết thêm: “Chúng tôi không đồng thuận giao đất, vì thấy có nhiều điểm chưa được rõ ràng. Chúng tôi làm đơn gửi đi các nơi đã một năm rồi, mà chưa nhận được câu trả lời thoả đáng. Chúng tôi chỉ muốn họ trả lời rõ ràng cho người dân chúng tôi. Gia đình tôi đông khẩu nhất thôn, đất bị thu hồi hết cho tái định cư, mà bồi thường, hỗ trợ cho chúng tôi với giá quá rẻ, rồi sau này chúng tôi lấy gì để chăm lo cuộc sống? Chúng tôi ra xã hỏi, thì xã bảo do huyện làm; lên huyện thì huyện làm ngơ không giải quyết đơn thư của dân; tỉnh hai lần có phiếu chuyển yêu cầu huyện giải quyết theo pháp luật, nhưng huyện vẫn cố tình làm ngơ”.
Người dân còn thắc mắc, tại khu tái định cư này, cho người dân bắt thăm lô đất, nhưng bớt lại những điểm đắc địa, ví như các lô nằm ở góc ngã ba, ngã tư. Hỏi cán bộ thì chỉ được trả lời rằng, bớt lại có việc sau này. Tại dự án này, việc kiểm đếm bắt buộc cán bộ tự làm, người dân không được chứng kiến, không được kí xác nhận và cũng không được nhận biên bản kiểm đếm. Khi cưỡng chế người dân cũng không được cung cấp biên bản, không biết tài sản và cây cối chuyển đi đâu? Người dân nêu yêu cầu, cơ quan chức năng cần cung cấp cho dân hai loại biên bản, một biên bản kiểm đếm, một biên bản cưỡng chế.
Mang theo những thắc mắc của người dân, và để có ý kiến khách quan đa chiều, phóng viên lại tới trụ sở UBND huyện Văn Giang, hi vọng được gặp Chủ tịch hoặc cán bộ có trách nhiệm. Thế nhưng phóng viên gặp ngay thái độ không đúng mực của người bảo vệ. Phóng viên điện thoại cho ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Văn Giang, thì vẫn nhận được câu trả lời, đã giao cho ông Lê Quý Cử. Liên hệ với ông Cử, phóng viện lại được trả lời đang bận họp. Với tình hình như vậy, câu hỏi đặt ra, đến bao giờ người dân thôn Mễ Sở mới nhận được câu trả lời thỏa đáng từ UBND huyện Văn Giang?.