Không hiểu vì sao vợ đòi chia tay?

Sống với nhau hơn chục năm, đang ăn nên làm ra, người vợ bỏ nghề nông đi làm công nhân. Một ngày cô ấy nói với chồng muốn chia tay do nhàm chán.

12 năm trước, tôi lấy vợ, khi đó tôi mới 27 tuổi, còn vợ tôi 24. Để đến được với nhau như vậy, chúng tôi có 2 năm yêu nhau và trải qua biết bao gian nan, vất vả.

Mỗi đứa một quê, tôi ở Hải Dương, còn em ở Hưng Yên nên mỗi lần gặp nhau, tôi phải đi vài chục cây số đến nhà người yêu nhưng sức hút mãnh liệt từ tình yêu, mỗi tuần chúng tôi đều đặn gặp nhau 3 lần.

Bố mẹ em không muốn em lấy chồng xa nên ra sức ngăn cản. Đã bao lần chúng tôi nói lời chia tay nhưng càng xa nhau, càng cấm cản, chúng tôi lại càng yêu và nhớ nhau tha thiết nên vẫn lén lút gặp mặt.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Khi cả 2 thấy không thể sống thiếu nhau, chúng tôi đã xin phép 2 bên gia đình tổ chức đám cưới. Bên gia đình tôi thì luôn ủng hộ nhưng gia đình em không đồng ý với lý do: Cả 2 chưa có nghề nghiệp ổn định, không đảm bảo được cuộc sống nên không cho cưới.

Sau đó chừng 1 tháng, bố cô ấy bị ốm thập tử nhất sinh, tôi đã chạy đôn chạy đáo vào viện chăm sóc. Với bản tính nhanh nhẹn, tháo vát, không ngại bất cứ việc gì nên những ngày ở viện, mọi việc đều đến tay tôi. Sau lần đó, tôi đã “ghi điểm”, gia đình bên đó chấp nhận. Đám cưới được tổ chức sau đó 5 tháng.

Cưới nhau về một thời gian, vợ tôi mang thai và sinh được một cô công chúa kháu khỉnh, 2 bên nội ngoại đều vui mừng, còn tôi cũng hết lòng với gia đình nhỏ, cuộc sống của chúng tôi luôn vui vẻ, hạnh phúc. Vì nhà ngoại neo người, các chị em đều đã lấy chồng ở xa, nhà chỉ có 2 ông bà ở nhà nên khi cháu 6 tuổi, ông bà ngoại đã đón cháu về Hưng Yên để chăm sóc, dạy dỗ. Lúc này, hai vợ chồng lại bàn nhau sinh thêm 1 đứa nữa cho con có chị, có em, vậy là 1 năm sau, vợ tôi sinh con trai. Tôi vui vô cùng vì đã có nếp, có tẻ. Từ khi vợ tôi mang bầu, cô ấy ở nhà, kinh tế tôi lo hoàn toàn.

Con trai được 2 tuổi, vợ tôi cai sữa, lúc này công việc của tôi bấp bênh. Sẵn ruộng của gia đình, tôi quyết định bỏ việc để đầu tư làm nông nghiệp. Với gần 1 mẫu ruộng trồng vải và một ao cá nên cả ngày xoay vần hết việc nọ đến việc kia. Khi mọi thứ còn đang bộn bề, vợ tôi bàn tính đưa nốt thằng bé lên ở nhà ngoại nhờ ông bà trông cháu rồi cô ấy xin vào một công ty nào đó làm công nhân nhưng tôi đã phản đối vì nghĩ, vợ ở nhà làm cùng, tôi sẽ đỡ vất vả. Thêm nữa, con còn nhỏ, nếu cô ấy đi làm, ông bà ngoại sẽ bận rộn hơn vì phải chăm 2 đứa trẻ. Nghe tôi phân tích, vợ tôi cũng đồng ý.

2 vợ chồng chăm chỉ làm ăn, vườn vải được chăm sóc tốt nên sai trái, mã đẹp, bán được giá cao còn ao cá không dịch bệnh nên cho thu hoạch đều. Để tăng thêm thu nhập, trong vườn tôi nuôi thêm gà, lợn…., dù suốt ngày bận bịu nhưng doanh thu tốt hơn trước càng làm tôi có động lực để tiếp tục mục tiêu của mình. Chỉ trong vài năm mà chúng tôi đã xây dựng được nhà cửa khang trang, có chút vốn để quay vòng.

Đang ăn nên làm ra vợ tôi lại bảo, làm nông vất vả, cô ấy muốn đi làm công nhân nhưng tôi không đồng ý vì làm ở nhà tuy là vất vả nhưng khi buồn vui, vợ chồng đều dễ dàng chia sẻ cho nhau. Thế nhưng lần này cô ấy không nghe lời tôi vẫn làm hồ sơ để đi làm ở một khu công nghiệp gần nhà ngoại, bỏ con trai ở nhà cho bố chăm sóc.

Thời gian đầu mới đi làm, mỗi tuần cô ấy về thăm chồng con 1 lần, nhưng rồi những lần thăm nom ấy thưa dần. Do bận công việc, thi thoảng tôi mới điện thoại hoặc đến nhà ông bà ngoại để thăm vợ con nhưng ít khi gặp cô ấy ở nhà. Hỏi thì ông bà bảo rằng ca làm việc thất thường, khi đi ca ngày, khi ca tối, lúc gặp thì thấy vợ nói chuyện điện thoại liên tục, rất ít để ý và trò chuyện với chồng. Có lần khi tôi đang ở đó, điện thoại gọi đến, tôi cầm lên định nghe thì cô ấy vội chạy đến, giằng điện thoại trên tay tôi và nói: Không phải việc của anh, anh về đi, đừng đến đây nữa. Vậy là chúng tôi xảy ra cãi nhau.

Vài ngày sau, cô ấy gọi điện cho tôi và nói rằng sống với tôi nhàm chán nên muốn ly hôn, mỗi người nuôi 1 đứa con. Tôi rất bất ngờ với những hành động của vợ vì hơn chục năm sống với nhau, số lần cãi nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay, tôi không rượu chè, cờ bạc, trai gái lại càng không, toàn tâm, toàn ý chăm lo cho gia đình, tại sao lại như vậy được? 2 tháng nay, mỗi lần gọi điện hay nhắn tin cô ấy đều không nghe máy hoặc phản hồi gì cả. Tôi đang rất băn khoăn không biết nên làm như thế nào, có nên níu kéo vợ để các con có một gia đình trọn vẹn hay chia tay?

Theo VOV.VN

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cây mít nội trồng

Cây mít nội trồng

Một ngày chớm vào mùa Hạ, tôi trở về quê nhà, thăm lại khu vườn ngày bé. Ngồi dưới bóng mát cây mít già, nghe tiếng ve râm ran thiết tha trong tàng lá, bỗng nghe lòng nhớ nội biết bao.
Bên ông một thời

Bên ông một thời

Tôi vẫn nhớ câu nói cửa miệng mà đám bạn chăn bò ngày nhỏ vẫn thường nói với tôi bằng giọng ghen tị rằng: “Con Xuyên sướng nhất xóm mình vì có người ông tuyệt vời”. Khi ấy, tôi tủm tỉm cười lấy làm hãnh diện lắm.
Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng

Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tôi có dịp về nguồn thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ và Nhà truyền thống xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tại đây, nổi bật là bảng vàng ghi danh các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Trong các chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại nhà truyền thống có di ảnh bà nội tôi - Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Vẹn.
Những bài học từ ông nội...

Những bài học từ ông nội...

Sinh thời, ông nội tôi là người rất nghiêm khắc và cũng rất hài hước. Vốn là một thầy giáo, mê văn chương, báo chí nên ông có rất nhiều truyện ngắn, kịch ngắn, thơ, tản văn, bài báo, nhất là những bài biên khảo được đăng ở nhiều tạp chí, nguyệt san, báo văn nghệ, báo Đảng từ Trung ương đến địa phương. Ông có nhiều đầu sách để lại cho con cháu, mà tôi thích đọc nhất là sách “Hò Nam Bộ”.
Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi

Ngày còn bé, cả ngày tôi lẽo đẽo theo ông. Nhà khó, bố mẹ đi làm xa, một tay ông nuôi tôi khôn lớn. Khung trời kỉ niệm tuổi thơ tôi ngập tràn hình bóng trìu mến của ông và những câu chuyện chiến trường ông kể.

Tin khác

Vườn lá dong của bà ngoại

Vườn lá dong của bà ngoại
Nhà bà ngoại tôi ở xóm dưới cùng xã với nhà bà nội tôi. Mẹ bảo: Gần nhà bà ngoại nên cũng tiện. Khi tôi còn nhỏ, những lúc mẹ và bà nội bận việc, mẹ lại bế tôi xuống gửi bà ngoại.

Ông nội tôi, nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc xã hội

Ông nội tôi, nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc xã hội
Ông nội tôi là Trung tá Nguyễn Chí Sỹ, năm nay 82 tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng, hiện ở tổ dân phố An Phú, thị trấn Chúc Sơn, huyên Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Người đàn bà đảm đang!

Người đàn bà đảm đang!
Đó là nhận xét của Hội Phụ nữ, của bà con làng xóm láng giềng cũng như người thân trong gia đình về bà nội tôi - bà Trần Thị Lung.

Ông tôi trong mắt bà

Ông tôi trong mắt bà
Mỗi lần về thăm bà ngoại, chúng tôi vui lắm. Vui không chỉ vì thấy bà còn minh mẫn, khỏe mạnh mà còn vì được nghe bà kể chuyện về ông.

Ngồi nơi cửa nhà, nghĩ về hạnh phúc

Ngồi nơi cửa nhà, nghĩ về hạnh phúc
“Trải bao giông bão trong đời. Để yêu một sớm ngồi nơi cửa nhà”…

Ông nội

Ông nội
Tôi chợt nhớ về ông nội khi mà chính tôi cũng đã là ông nội của thằng cháu hơn 10 tuổi, có nghĩa, tôi đã làm ông nội hơn 10 năm rồi!

Bà là bóng mát che cuộc đời con

Bà là bóng mát che cuộc đời con
Mỗi khi nghĩ về bà, lòng tôi lại ngập tràn bao niềm hạnh phúc. Điều may mắn nhất của cuộc đời tôi có lẽ là được làm cháu của bà.

Ông bà tôi với bầy chim sẻ

Ông bà tôi với bầy chim sẻ
Từ mùa Xuân năm ngoái, đàn sẻ đã kéo về ngụ cư tại đây, trên chạc ba cây cóc. Bây giờ, cây cóc đã cao lớn hơn, cái khoảng không gian gọi là “nhà” của bọn sẻ cũng nhỉnh rộng hơn một chút. Và những mớ âm thanh líu chíu trên cao cũng ngày thêm dày đặc rộn ràng, vì đàn sẻ đã sinh sôi càng thêm đông đúc.

Kỉ niệm khó quên về nội

Kỉ niệm khó quên về nội
Điện thoại của nội vừa gọi tôi về quê chơi. Từ đầu mùa bần hồi nội kêu về quê chơi. Tôi hẹn lần hẹn lữa vì bận việc.

Chuyện của bà tôi

Chuyện của bà tôi
Làng Nhân Trạch, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An quê tôi có biết bao bà mẹ chịu thương, chịu khó, đã đóng góp sức người, sức của cho cách mạng và các cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc. Trong đó là bà nội tôi, có hai con trai (chú của tôi) hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: Liệt sĩ Trần Văn Lương và liệt sĩ Trần Hữu Tương.

Nụ cười của ông tôi

Nụ cười của ông tôi
Em gái chụp và gửi qua zalo khoe với tôi bức hình ông ngồi bên bà, cả hai cùng nở nụ cười tươi khỏe. Ngắm nhìn ông bà, lòng tôi rộn ràng hạnh phúc giống như nhận được món quà lớn nhất.

Ngoại tôi

Ngoại tôi
Hồi bấy giờ, khi tôi còn nhỏ, người dân trong xóm thường gọi bà ngoại tôi bằng cái tên thân mật: Cố Sừ. Từ đó, tôi mới biết tên ngoại của mình.

Nỗi nhớ ông tôi

Nỗi nhớ ông tôi
Thấm thoắt đã 13 lần giỗ ông! Thời gian trôi qua nhanh quá. Nhanh đến mức khiến cho người ta phải ngộp thở vì nó.

Những lời chỉ bảo của ông nội theo tôi suốt đời

Những lời chỉ bảo của ông nội theo tôi suốt đời
Tôi năm nay đã 84 tuổi, nên ông bà nội, ông bà ngoại, bố mẹ tôi đều đã mất từ lâu. Tuy cao tuổi, nhưng theo tinh thần sống vui, sống khỏe của NCT nên nhiều năm qua và năm nay (2024), tôi vẫn mạnh khỏe, minh mẫn, vẫn thường nhớ tới công ơn trời biển của ông bà, cha mẹ, những kỉ niệm sâu sắc đối với ông bà, cha mẹ. Ở phạm vi bài này, tôi viết về ông nội tôi, một người rất điềm đạm, giản dị, khiêm tốn, nhân ái, khoan dung, thương yêu con cháu và nhiều lời khuyên, chỉ bảo có sức thuyết phục cao.

Tôi luôn tự hào và khắc ghi những kỉ niệm về bà nội

Tôi luôn tự hào và khắc ghi những kỉ niệm về bà nội
Mẹ tôi thường bảo: “Bà nội tuy không sinh ra mẹ nhưng mẹ quý bà như mẹ ruột”. Chẳng phải tự nhiên mà mẹ nói vậy. Hàng xóm láng giềng mỗi khi sang nhà tôi chơi, vẫn thường nhắc lại những kỉ niệm, những câu chuyện vui, buồn; chuyện xưa, nay... về bà, khiến chúng tôi bùi ngùi, xúc động.
Xem thêm
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Sẽ phát động Cuộc vận động "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên toàn quốc

Sẽ phát động Cuộc vận động "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên toàn quốc

Sáng 24/1, Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 9, khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024 đã diễn ra tại Hà Nội, nhằm thảo luận, cho ý kiến một số nội dung công tác trong năm 2024.
Truy tặng Bằng khen cho Phó trưởng Công an phường hy sinh khi làm nhiệm vụ

Truy tặng Bằng khen cho Phó trưởng Công an phường hy sinh khi làm nhiệm vụ

Ông Trần Hữu Thủy Giang, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc truy tặng bằng khen cho Trung tá Trần Duy Hùng, Phó trưởng Công an phường Thủy Vân, TP. Huế đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.
5 tuyến buýt ở Hà Nội dừng hoạt động từ 1/4

5 tuyến buýt ở Hà Nội dừng hoạt động từ 1/4

Sáng 25/3, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP. Hà Nội (HPTC) cho biết, từ ngày 1/4 tới sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá.
Đôi vợ chồng từng về tiếp quản Thủ đô

Đôi vợ chồng từng về tiếp quản Thủ đô

Mỗi lần nghe lại bài hát được phát trên sóng, họ như được sống lại những giờ phút lịch sử hào hùng của dân tộc cách đây gần 70 năm. Sự việc diễn ra như ngày hôm qua, như một giấc mơ "5 cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về".
Danh sách 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Danh sách 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa có quyết định về việc công nhận Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023.
Phiên bản di động