Cô nàng i ngắn

Chuyến đi cao nguyên đá Đồng Văn của tôi lần ấy hoàn toàn ngẫu hứng. Nó được hình thành khi tôi ghé thăm anh bạn thân đang công tác tại Báo Biên Phòng.
Vừa thấy mặt, anh bạn đã băn khoăn bày tỏ: “Chẳng mấy khi ông tới chơi, mà tôi lại đi công tác dài ngày - Thấy tôi im lặng, anh bạn nói tiếp - Tôi phải lên đồn biên phòng Lũng Cú ngay bây giờ, không thể ở nhà tiếp ông được. Hay là, ông đi cùng tôi cho vui? Cũng sắp tới ngày phiên chợ tình Khau Vai được mở rồi! Đi mà xem chợ nó ra làm sao. Xe bốn chỗ, mà chỉ có ba người kể cả tài xế”.

Thế là tôi lên xe đi luôn.

Cái cảm giác lần đầu tiên đặt chân đến mảnh đất biên giới nơi địa đầu Tổ quốc thực sự khó tả. Chẳng biết do sự chênh lệch áp suất của độ cao mang lại, hay tại những gì cảm nhận được dọc đường, khiến đêm đầu tiên nằm trên cao nguyên đá tôi không sao ngủ được. Những ngày sau, tranh thủ thời gian anh bạn bận làm việc theo lịch trình công tác, tôi cầm máy ảnh, thuê một chiếc xe ôm của người dân địa phương rong chơi cho thỏa trí phiêu lãng.

Lúc xuất phát, người lái xe ôm hỏi tôi:

- Ông muốn đi đến đâu?

- Tôi định lang thang đâu đó, kiếm vài tấm ảnh làm kỉ niệm.

Cảnh vật dọc đường đi khiến tôi phải sững sờ. Những gì cảm nhận được khi ngồi ô tô trên con đường Hạnh Phúc không thể so sánh được với cảnh vật dọc lối mòn hôm nay. Đường lên xuống quanh co, có lúc mây xà xuống ngang lưng đèo, che kín cả lối đi. Rồi cái lạnh, cái cảm giác sờ sợ thấm vào tôi từ lúc nào chẳng hay. Tôi bèn nhắm chặt mắt lại, phó mặc số phận mình cho người lái xe. Vòng vèo một thời gian khá lâu, lúc chiếc xe dừng lại, người tài xế lên tiếng:

- Từ đây trở đi xe máy không thể đi tiếp được nữa. Mà ở vị trí này cũng thoải mái cho ông bấm máy rồi. Lúc nào chán muốn về, ông gọi tôi. Bây giờ tôi phải tranh thủ chợp mắt một tí.

Nói xong, người tài xế xe ôm chui vào một hốc đá nằm ngủ. Còn tôi, cũng ngồi dựa lưng vào một tảng đá nhắm mắt lại định thần, trước khi tìm kiếm cảnh vật theo dự kiến. Định chợp mắt một lúc nhưng tôi lại ngủ khì đi mất.

Cô nàng i ngắn
Minh hoạ: Lão Trần

Trong giấc mơ chập chờn, tôi thấy một cô gái xa lạ ngồi bên cạnh. Cách ăn mặc của cô gái thật kì lạ, tôi không thể nào đoán ra đấy là trang phục của dân tộc nào. Mà tại sao cô lại che ô cho tôi nhỉ? Bất chợt có đợt gió núi thổi thốc tới, chiếc ô bị cơn lốc giật ngược, rời khỏi tay cô gái. Những giọt nước mưa lạnh buốt bắn thẳng vào mặt, tôi rùng mình choàng tỉnh. Trước mắt tôi là khuôn mặt của một cô gái có đôi nét quen quen. Tôi đã gặp cô gái này ở đâu rồi nhỉ? Thấy tôi nhỏm người, định đuổi theo chiếc ô đang nhấp nhô trong đám mây, trôi lập lờ bên những tảng đá. Cô gái lên tiếng:

- Cái mày không lấy lại được đâu!

Tôi vội vàng:

- Nhưng chiếc ô còn đang bị những tảng đá kia giữ lại.

Cô gái thủng thẳng:

- Cái mày nhìn thấy vậy thôi. Chứ ở đó là vực sâu, chẳng còn có chỗ cho cái mày đặt chân đâu!

- Sao cái tao chẳng nhìn ra nhỉ?

- Tại mây che kín mất lối rồi - Cô gái thủ thỉ nói tiếp - Mà ở đây, cái mày đừng cố lấy những gì ngoài tầm với.

Thấy cô gái chịu bắt chuyện, tôi tưng tửng đưa lời:

- Nhưng mà đấy là chiếc ô của cái mày! Vì tao mà nó bị gió trời giật mất. Mà cái mày không tiếc hay sao? Nếu cái mày bắt đền, ở đây cái tao làm sao mà kiếm nổi một chiếc ô khác để trả đây. Hay là cái mày đi cùng cái tao xuống chợ. Thích chiếc ô nào tao mua cho mày cái đó.

Cô gái khúc khích:

- Đi chơi chợ, cái tao thích nhiều thứ lắm. Cái mày có nhiều tiền để mua không?

Tôi tán vơ vào:

- Sao cái mày giống cái tao thế! Cái tao có đủ tiền mua cho cái mày chiếc ô đẹp nhất chợ!

Cô gái khẳng định:

- Nhưng cái tao không bắt cái mày đền đâu!

- Thế cái mày không thấy tiếc chiếc ô hay sao?

- Chiếc ô của tao nó muốn bay cùng với đám mây trời, thì cứ để mặc cho gió cuốn đi.

Tôi ngần ngừ hỏi:

- Nhưng… mà sao cái mày lại che ô cho tao?

- Cái tao đang đi nương, khi đi ngang qua thấy cái mày nằm ngủ dưới mưa. Cái tao thương chiếc máy ảnh cái mày để trên ngực, sợ nó chết. Nên cái tao che ô cho cho chiếc máy ảnh thôi.

Nhìn cô gái, không thoát nổi sự tò mò tôi lại hỏi:

- Thế cái mày là người dân tộc nào?

Tôi không giấu được vẻ ngạc nhiên khi nghe thấy cô gái trả lời: “Cái tao là người dân tộc Giáy - Rồi cô gái cất tiếng cười khúc khích nói tiếp - Nhưng là Giáy i ngắn”.

Tôi buột miệng cười thành tiếng. Tôi chợt nhớ ra câu chuyện và cô gái của ngày hôm trước.

* * *

Lúc xe dừng giải lao trên cổng trời, cũng giống như những phần đông khách du lịch đang có mặt, mấy anh bạn xuống xe là ra ngay bờ lan can đứng ngắm cảnh. Còn tôi lỉnh tới chỗ tốp đồng bào dân tộc đang ngồi bày bán hàng ở ven đường. Hàng họ của đồng bào toàn là sản vật của địa phương. Ngoài những thứ làm thuốc, họ còn bán đồ ăn được nướng trên những chậu than hoa. Đồ ăn cũng đơn giản, chỉ là vài bắp ngô, dăm củ khoai lang và một ít trứng gia cầm.

Tôi sà xuống, ngồi cạnh một cô gái đang nướng khoai. Không hỏi giá, tôi cầm luôn một củ khoai để nguyên cả vỏ mà cắn. Ăn xong củ khoai, tôi lấy tờ một trăm nghìn đưa cho cô gái:

- Cho tôi trả tiền.

Cô chủ quán ngần ngừ:

- Có mười nghìn thôi! Anh xem tìm đưa cho em tờ tiền khác.

Tôi lục túi, giơ ví thanh minh:

- Tôi không còn đồng nào có mệnh giá nhỏ hơn cả.

- Nhưng em không có đủ tiền trả lại.

- Vậy cô nhặt cho tôi khoai và ngô sao cho đủ tờ tiền này.

Giữa lúc đó có chiếc mô tô đi phượt dừng chân ghé quán. Cô gái ngồi sau vừa tháo mũ bảo hiểm vừa nói với người chủ quán:

- Chị cho em mượn chỗ này để chụp vài tấm ảnh.

Nói xong, cô gái cầm luôn túi quà tôi vừa mua đổ luôn ra cái vỉ nướng. Thấy cái nhìn ngạc nhiên của tôi, cô thanh minh:

- Thì cũng phải có thứ để bày bán chứ.

Cô gái liên tục khoác lên người những trang phục được thuê của người chủ quán. Cô biến đổi thành những thiếu nữ của các dân tộc khác nhau qua những chiếc áo khoác ngoài. Rất nhanh, anh bạn đi cùng giở đồ nghề, nháy máy liên hồi. Dường như họ là khách quen của cô chủ quán và quá hiểu tác phong làm việc của nhau.

Khi đôi thanh niên đã thỏa mãn ý thích, dừng lại. Tôi đề nghị cô gái: “Làm người mẫu cho tôi chụp vài kiểu”.

Cô gái đồng ý. Tôi chọn đưa cho cô một củ khoai nướng và đề nghị cô diễn. Rồi tôi cũng bấm được vài kiểu như ý. Khi tua cho hai bạn trẻ xem lại những tấm hình vừa chụp. Cô gái phì cười lúc nhìn thấy bức hình có củ khoai nằm ngang che kín cả miệng, tấm thì nhìn rõ vệt than đen vương lên đôi môi, quyệt ngược ra cả má như được cố tình vẽ lúc hóa trang. Khi chia tay, cô gái đề nghị tôi gửi cho những tấm ảnh vừa chụp qua mail của mình.

Tôi cũng chẳng đợi người chủ quán đồng ý, bấm máy chụp cảnh cô chụm môi thổi lửa với các góc độ khác nhau. Lúc tiếp tục cuộc hành trình, tôi thì thầm cùng cô chủ quán: “Còn em là người dân tộc nào?”

Cô gái khúc khích nói to: “Em là người Giáy, nhưng i ngắn...”. Thay vì ý định ban đầu, tôi lại chụp ảnh động. Mà người mẫu duy nhất trong những tấm hình của tôi hôm nay là cô i ngắn. Vừa tác nghiệp, tôi vừa nắm bắt được sơ bộ về em khi lời qua tiếng lại. Biết em tốt nghiệp Đại học Sư phạm và đã gửi đơn xin việc, song chưa nhận được hồi âm. Trong thời gian đợi, để giúp đỡ gia đình, em phải làm đủ các việc. Em thành thật bày tỏ hoàn cảnh của bản thân: Rất khó kiếm được cho mình một chỗ đứng trên bục giảng. Cũng đã có bạn bè mở Công ty du lịch, đề nghị em hợp tác. Song em thấy tiếc cho những tháng năm đi học và bản thân còn đang nuôi hi vọng nên chưa dám nhận lời.

Thấy tôi băn khoăn về việc liên lạc gửi ảnh cho mình, cô chủ quán tủm tỉm: “Thì bữa mai là ngày của phiên chợ tình Khau Vai rồi, anh cứ đợi em ở đấy đi”.

Tôi đâu có hiểu gì nhiều về phiên chợ đặc biệt này! Tôi cứ nghĩ mình đi lang thang ở chợ là sẽ tìm gặp được em. Hôm sau, tôi đến địa điểm họp chợ từ sáng sớm, đưa mắt săm soi vào dòng người với trang phục muôn màu để mong tìm thấy em. Nhưng đến khi mặt trời lặn, từng đôi trai gái lẫn dần vào bóng đêm tĩnh lặng, tôi vẫn chẳng thấy em đâu.

Tôi thất vọng, trở lại nhà nghỉ. Lên phòng, tôi mở luôn láp tốp vào hộp thư điện tử định buôn chuyện với lũ bạn cho vơi đi nỗi buồn vu vơ. Khi giao diện trên màn hình xuất hiện, tôi thấy mình có một thư điện tử vừa gửi tới. Lúc đọc, biết em đã nhìn thấy tôi một mình lang thang nơi chợ tình.

Thư em viết: “Đừng ngạc nhiên khi thấy em biết hộp thư điện tử của anh. Hôm ở cổng trời, em đã nhập tâm địa chỉ trên. Em đã có nó vào lúc anh trao đổi thông tin cùng đôi thanh niên đi phượt ấy. Còn lí do em không xuất hiện tại phiên chợ tình ngày hôm nay thật đơn giản. Em không muốn mình gặp mặt rồi lại phải xa nhau. Cho dù em vẫn biết, trong cuộc đời này gặp gỡ rồi chia li là chuyện bình thường. Nhưng với em, một năm mới được gặp lại nhau là quãng thời gian quá dài. Vả lại chúng mình cũng chưa là gì của nhau cả, mà việc gặp gỡ ở phiên chợ này chỉ dành cho những người đã từng yêu nhau. Em nghĩ, kỉ niệm về một mối tình dù có đẹp đến đâu đi chăng nữa, thì đấy cũng chỉ là mùa Xuân của quá khứ. Mà em lại là cô gái của ngày hôm nay! Chính vì lí do đó mà em không muốn gặp anh. Hơn nữa, hai đứa mình đang sống trong thế giới phẳng. Em thấy chúng mình nói chuyện qua hình thức này sẽ thoải mái hơn. Em đang có ý định lập một phiên chợ tình trên mạng, nhưng chưa biết bày tỏ cùng ai. Một phần sợ mọi người cười cho là kẻ ngớ ngẩn, ất ơ. Phần khác lo mình chưa đủ khả năng, nên đang tìm người góp sức đây. Liệu anh có giúp được em lập giao diện của phiên chợ tình này được hay không? Anh xem có tấm hình nào xấu xấu hôm qua chụp được thì gửi cho em.

Em, cô gái "i ngắn”.

Tôi vội trả lời: “Rất vui được hợp tác cùng em!”

Rồi, tôi lại nhận được hồi âm từ cô ấy.

…Tôi tán: “Khoảnh khắc này vẫn còn là thời gian của phiên chợ tình. Chắc em cũng quanh quẩn đâu đây?! Hay mình ra chợ gặp nhau đi”.

Cô ấy đáp lại: “Trời tối đã lâu, chợ tan rồi, làm gì còn ai nữa!”.

Cứ như thế, hai đứa chúng tôi “chát” với nhau quên cả trời đất.

…“Lúc nãy, trên đường về anh còn nghe thấy có rất nhiều tiếng cười khúc khích”.

“Thì đấy là của hồi nãy, khi những người tình gặp nhau, lúc họ đang đi tìm chỗ tâm sự. Bây giờ, ngoài đó chẳng còn ai nữa đâu!.

“Thì khi mình gặp nhau, là chợ lại có người rồi còn gì”.

“Anh định mở phiên chợ hai người hay sao?”

Tôi lại cố gắng nài nỉ: “Anh rất thích những tấm hình chụp được trong ngày hôm qua. Anh đã in ra những bức đẹp nhất! Định lúc gặp sẽ trao cho em. Mình không gặp nhau thì tiếc lắm. Anh thích, vì ở đó em đẹp lắm!”.

“Em biết! Cái đẹp bên ngoài làm anh thích rồi. Nhưng chẳng biết, anh có ưng cái bên trong không?”.

Trời đất ơi! Với cô gái i ngắn này, tôi đã cạn lời.

Truyện ngắn của Trần Ngọc Dương

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Cho tới ngày cắp sách tới trường, tôi nghe phong phanh, nhà ông Ngô có anh Khả đi công nhân, chứ không biết hình hài, tướng mạo của anh. Do ngày anh đi tôi còn quá bé nên không lưu vào bộ nhớ.
Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương

Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.
Bà già nhà quê

Bà già nhà quê

Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.
Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình

Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:
Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim

Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.

Tin khác

Chị em dâu

Chị em dâu
Bà Lành sinh được hai đứa con trai, cũng vì chiến tranh nên đứa lớn cách đứa út đến gần 20 tuổi. Ngày trước bà cũng từng đi làm dâu trong gia đình đông anh em, bà hiểu câu nói người xưa “Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi”, thế nhưng trong những năm đói quay đói quắt, chiến tranh giặc giã, tất cả chị em dâu nhà bà phải xa chồng nên mọi phụ nữ trong gia đình đều yêu thương và đoàn kết lẫn nhau.

Hoa vàng bến đợi

Hoa vàng bến đợi
Chiều buông trên bến sông nở đầy hoa sao nhái. Bầu trời đỏ, mặt sông đỏ, hoa sao nhái vàng bất chợt cũng bị nhuộm đỏ như đang thắp lửa lung linh để đốt cháy rụi cảnh thiên nhiên của những ngày đầu Hạ ở một vùng đồng bằng xa xôi hẻo lánh.

Xuân trên tay mẹ

Xuân trên tay mẹ
Thèm quá chừng cái bong bóng heo thổi căng phơi khô làm bóng ném!!!

Tết của người cựu chiến binh

Tết của người cựu chiến binh
Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.

Mùa Xuân trên rẻo cao

Mùa Xuân trên rẻo cao
Dừng xe ở lưng chừng đèo, Lâm bước xuống dang tay hít hà, tận hưởng không khí trong lành nơi rẻo cao Tây Bắc. Trước đó, anh đã đi hơn 300 cây số nhưng chỉ nghỉ đúng 2 chặng, lần này Lâm quyết tâm ở lại Tây Bắc ăn Tết và hết mùa Xuân anh mới trở về Hà Nội.

Bên nhau là Tết

Bên nhau là Tết
- Giàng ơi! Mẹ cháu gửi thư về đây này!

Quà Tết

Quà Tết
Phố chật, người đông. Mới hăm bảy Tết con lộ trung tâm thị trấn đã nườm nượp. Ngược xuôi, nhóng mắt cố tìm cho ra cái tiệm sửa đồng hồ. Cô đồng nghiệp chỉ: Có cái tiệm đồng hồ nơi góc phố, gần chợ….

Món quà bất ngờ

Món quà bất ngờ
Nhà tôi vì một số lí do mà phải dời từ đồng lên núi, chuyển đến thôn Lạc Đạo sinh sống. Tôi tự lí giải, chắc do ngày xưa cả thôn chuyên trồng cây lạc, lại thêm cả xóm gần như theo đạo nên mới có tên Lạc Đạo. Cũng vì vậy mà nhà tôi – không làm nông, không có tôn giáo nào - tôi ví von nhà mình lạc vào xóm Đạo.

Đám cưới chồng cũ

Đám cưới chồng cũ
Hôm nay nhà ấy đông vui quá, nhạc xập xình, tiếng nói cười ầm ĩ, mùi thơm của cỗ bàn nưng nức cả một vùng. Hôm nay là ngày cưới của người ta, đám cưới chồng cũ của chị.

Chuyến tàu đêm

Chuyến tàu đêm
Ga Bắc Giang vào một đêm cuối những năm 60 thế kỉ trước. Những trận ném bom của máy bay Mỹ trên miền Bắc ngày càng ác liệt. Người dân rời thành phố đi sơ tán về các vùng quê. Những đoàn tàu chở đầy những người lính trẻ từng ngày từng ngày đi về phương Nam.

Những bông hoa cuối ngày

Những bông hoa cuối ngày
Màn đêm buông xuống, thành phố đã lên đèn. Mùa này trời nhanh tối, đúng là ngày tháng mười chưa cười đã tối. Hân lo lắng vội tỉa tót những bông hoa còn lại, bó chúng thành những bó nhỏ rồi xịt nước lên cho tươi tắn.

Sóng yên

Sóng yên
Hải đi ngang qua lớp của một cô giáo. Nhìn trên bục giảng, đóa hoa hồng trắng được cắm rất tinh tế trong một cái giỏ xinh xắn. Ngoài cửa có một chậu nước và cái khăn mặt để lau tay vắt trên một cái giá nhỏ bên cạnh.

Bà tôi

Bà tôi
- Bà ốm rất nặng! Em về ngay! - Chiếc điện thoại di động phát ra tín hiệu, đằng kia tiếng chị ruột tôi mếu máo báo tin buồn..

Giữ trọn đạo làm dâu

Giữ trọn đạo làm dâu
Anh Nguyễn Xuân Thành và chị Lê Hồng Duyên đều ở trong Ban chấp hành xã Đoàn. Năm anh Thành 27 tuổi, chị Duyên 25 tuổi, anh chị tổ chức lễ thành hôn. Sau ba tháng, anh Thành lên đường nhập ngũ. Biết vợ đã có mang, anh cầm tay dặn dò:

Những cánh rừng đều xanh

Những cánh rừng đều xanh
Trở về quê sau bao năm lăn lộn, phóng tầm mắt nhìn quanh, những cánh rừng đã phục sinh. Quê hương vùng lõm, kí ức tuổi thơ là những mảng rừng xám xịt da beo với những đống tro nguội lạnh sau một trận lửa rừng rực.
Xem thêm
“Mái ấm” D813

“Mái ấm” D813

Ngày 21/4, tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, cựu cán bộ, chiến sĩ D813 (quê ở 2 huyện Yên Mô và Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) thuộc Trung đoàn I, Quân khu III
Người treo cờ trong trại Đa- vít sáng 30/4/1975

Người treo cờ trong trại Đa- vít sáng 30/4/1975

Ông Phạm Văn Lãi, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ, sau ngày hưu về sống ở quê nhà xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình hơn chục năm nay.
Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhân kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5)
Top những địa phương có doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Top những địa phương có doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo thông tin từ Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Bộ VH-TT&DL, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5 (từ 27/4-1/5), ngành du lịch trong nước ước tính phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14.2% so với cùng kỳ năm 2023.
Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Sáng ngày 26/4, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, UBND huyện Châu Thành tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch
Chân dung HLV trưởng đội tuyển nam và đội tuyển U23 quốc gia Việt Nam

Chân dung HLV trưởng đội tuyển nam và đội tuyển U23 quốc gia Việt Nam

VFF cho biết, ngày 3/5, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN) và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng đội tuyển nam và đội tuyển U23 quốc gia Việt Nam, trong bản h
U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

Rạng sáng 27/4 (theo giờ Việt Nam), U23 Việt Nam bước vào trận tứ kết trong khuôn khổ VCK U23 châu Á 2024 với cuộc đối đầu U23 Iraq.
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.
"Nữ hoàng nước mắt" xô đổ kỷ lục của "Hạ cánh nơi anh"

"Nữ hoàng nước mắt" xô đổ kỷ lục của "Hạ cánh nơi anh"

Theo Chosun, tập 16 và cũng là tập cuối cùng của bộ phim "Queen of tears" (Nữ hoàng nước mắt) ghi nhận mức rating kỷ lục. Thống kê của Nielsen Korea cho thấy tỷ suất người xem trung bình trên toàn quốc của bộ phim là 24.85 %.
Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết phim điện ảnh "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu rộng rãi trên truyền hình vào dịp 10/10.
Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Sở TT&TT TP.HCM cho biết đã mời bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội vào ngày 26/3 và ngày 2/4. Tuy nhiên, Nam Em đã không đến với lý do bận công việc tại Đà Lạt. Sở tiếp tục mời Nguyễn Thị Lệ Nam
Phiên bản di động