Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo quốc tế
Nghiên cứu - Trao đổi 21/06/2024 07:40
Năm 1923, Bác Hồ đến thăm quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva, nhà thơ, nhà báo Nga đã được người dành cho cuộc phỏng vấn. Bài viết của phóng viên đăng trên tạp chí “Ngọn lửa nhỏ”, có đoạn: “Cả con người Nguyễn Ái Quốc toát lên vẻ lịch thiệp và tế nhị thiên phú… dáng điệu trang nhã và giọng nói thâm trầm của ông, người ta nghe như thế vọng lên âm thanh của ngày mai”.
Để trả lời phỏng vấn chủ động, linh hoạt, thích hợp, Bác Hồ nắm vững đối tượng tiếp chuyện, xu hướng chủ đạo của tờ báo, phân biệt tinh tế giữa cá nhân phóng viên và bản chất của tờ báo. Mỗi câu trả lời Người đều bày tỏ lập trường, quan điểm của mình, cũng là lập trường quan điểm của Chính phủ, Nhân dân ta với Nhân dân nước đó và các nước khác.
Bức ảnh "Bác Hồ tặng hoa nữ nhà báo Madeleine Riffaud, phóng viên Báo L’Humanité của Đảng Cộng sản Pháp". |
Phóng viên báo “Chiến đấu” viết: “Cụ Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tôi một cách giản dị. Cụ là người đã có tuổi. Cặp mắt tinh anh và hiền hậu, gương mặt hiền lành nhưng kiên quyết. Bộ râu làm về mặt Á Đông. Cụ nói thong thả và thạo tiếng Pháp. Giọng nói rõ ràng, mạch lạc; không kiểu cách. Cụ Hồ Chí Minh mang vững trên vai cơ vận mệnh một dân tộc mà Cụ là đại biểu những đức tính đặc biệt của dân tộc đó”.
Không chỉ dành thời gian, Bác Hồ còn dành tình cảm đặc biệt cho những nhà báo có thiện cảm với sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của Nhân dân Việt Nam.
W.Burchett, nhà báo Australia nổi tiếng thế giới từ những năm 1940 - 1950, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp giữa núi rừng Việt Bắc tháng 3/1954, trước khi chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử thắng lợi. Sau cuộc gặp gỡ này, nhà báo viết: “Cảm giác đầu tiên của tôi là sự thân mật, ấm áp và giản dị. Hồ Chủ tịch có khả năng làm người ta thấy nhẹ nhõm ngay từ giây phút đầu tiên. Người trình bày những vấn đề phức tạp nhất chỉ trong vài ba từ đã rất rõ ràng”.
Nhà báo Đức Franz Faber sang Việt Nam sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cho biết: “Ông cùng một số nhà báo các nước xã hội chủ nghĩa được Bác Hồ tiếp trong Phủ Chủ tịch; nghe Người nói về những vấn đề nóng bỏng đang đặt ra cho cách mạng Việt Nam.
Ông vinh dự được theo Bác đi công tác ở Việt Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng; được chứng kiến mối quan hệ mật thiết giữa lãnh tụ và đồng bào. Chính trong chuyến đi này, Người khuyên ông nên đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nếu có điều kiện thì dịch tác phẩm này sang tiếng Đức”.
Sau này, Bác Hồ biết vợ chồng ông đã hoàn thành bản dịch Truyện Kiều trong 7 năm. Người nói: “Như vậy là trong thời gian đó, các bạn luôn nghĩ đến Việt Nam!”.
Tháng 2/1965, ông cùng đồng nghiệp Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc vừa ở Đồng Hới (Quảng Ninh) về. Đó là lần đầu tiên địa phương này bắn rơi máy bay Mỹ trên miền Bắc. Bác Hồ nói với các nhà báo: “Với Đồng Hới, Mỹ bắt đầu thua ở Việt Nam rồi đấy!”.
Những kỉ niệm tương tự về người thể hiện trong hồi ức của các nhà báo người Áo, người Đức, người Cuba. Nữ phóng viên Honolore Kauffelt, phóng viên báo “Nước Đức mới” đã được Bác Hồ nhận làm “con đỡ đầu”. Madeleine Riffaudvlaf trường hợp đặc biệt. Năm 1946, chị tròn 18 tuổi; có mặt trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Pháp đến chào Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác âu yếm hôn lên trán và hỏi: “Cô gái Paris dũng cảm đây ư?”; Người gọi Riffaudvlaf là “con gái của tôi” (Ma File). Bác nói với con gái: “Làm báo là nghề chân chính. Bây giờ con hãy học tập và làm việc. Khi trở thành nhà báo, con hãy sang Việt Nam! Bác sẵn sàng đón con bất cứ lúc nào, như đón con gái Bác!”.
Thực hiện lời dạy của Người, Madeleine Riffaudvlaf đã trở thành Nhà báo ưu tú của Pháp. Được biết, từ khi làm Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước, Bác Hồ đã gặp, làm việc với hơn 250 nhà báo nước ngoài của 17 nước, trong đó có Riffaudvlaf, đại diện cho những tờ báo thuộc nhiều xu hướng chính trị khác nhau. Họ không chỉ viết bài vì những lần tiếp xúc mà còn dành thời gian tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của Người, công bố nhiều cuốn sách về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại diện cho những tờ báo thuộc nhiều xu hướng chính trị khác nhau. Họ không chỉ viết bài vì những lần tiếp xúc mà còn dành thời gian tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của Người, công bố nhiều cuốn sách về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.