Những cây đa Bác trồng

Từ năm 1960 đến nay, mỗi lần Tết đến, Xuân về chúng ta lại nhớ đến Tết trồng cây mà Bác khởi xướng là từ mùa Xuân 1960, Bác Hồ phát động Tết trồng cây. Trong một bài viết về kêu gọi toàn dân hưởng ứng. Bác có viết hai câu thơ nay đã đi vào tâm thức mọi người và trở thành thuần phục như ca dao, tục ngữ: "Mùa Xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân".

Và cũng từ ngày tháng năm 1960 trở lại đây, trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam có thêm một cụm từ TẾT TRỒNG CÂY. Đây là cái Tết thứ hai sau Tết Nguyên đán và tiếp đến là hàng chục cái Tết: Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu...

Ảnh tư liệu
Ảnh tư liệu

Như chúng ta đã biết, một trong phong cách, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là đã nói là làm, đã viết là thực hiện. Lí luận đi đôi với thực tiễn. Chiều 11/1/1960, để mở đầu Tết trồng cây, Bác đã trồng cây đa đầu tiên ở Công viên Lênin. Năm sau, ngày 5/2/1961, Bác trồng cây đa ở khu hồ Tây, nơi dựng tượng Lý Tự Trọng, ở Đông Anh trên rừng Thông Nhai vào ngày 3/2/1963. Ở Đông Hội ngày 31/1/1965 và cùng ngày ở Phú Diễn, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội. Ngày 16/2/1969 sau Tết Kỷ Dậu (1969), Bác lên xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, nay thuộc TP Hà Nội) trồng đa. Đây là cây đa cuối cùng trước lúc Bác đi xa… Xã Vật Lại có một khu đồi có tên là đồi Yên Bồ, nơi đây là đồi trọc. Ý Bác lên trồng cây ở đây để muốn cho Nhân dân trong khu vực sẽ làm theo, biến đồi trọc thành đồi xanh, trồng nhiều cây lấy gỗ. Sau 50 năm, cạnh đồi Yên Bồ nay đã trở thành khu du lịch, công viên văn hóa. Tiếp những năm sau đó, ngày Bác trồng cây ở Vật Lại, các đồng chí: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Hữu Thọ cũng lần lượt lên Vật Lại trồng cây. Người dân ở Vật Lại không chỉ trồng cây lấy gỗ mà còn trồng các loại cây ăn quả, lấy hoa… phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Như vậy, kể từ năm Bác khởi xướng Tết trồng cây 1960 đến 1969 đã 6 lần Bác trực tiếp tham gia trồng cây. Có điều rất đặc biệt cả sáu lần ở sáu địa điểm nói trên Bác đều trồng cây đa mà không trồng loại cây nào khác.

Cây đa có ý nghĩa gì mà Bác chọn trồng?

Cây đa là biểu tượng của làng quê Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay và mãi mãi về sau: "Cây đa, bến nước, sân đình". Nó cũng là biểu tượng của sức sống lâu bền trường thọ, tỏa bóng mát sum suê. Hầu hết ở cạnh những ngôi đình, chùa Việt Nam thường trồng hai loại cây: Cây đa và cây si là lẽ đó. Riêng đối với Bác Hồ, ngay từ ngày đầu cách mạng tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã chọn địa điểm cây đa Tân Trào, bên cạnh đình Hồng Thái là nơi họp Quốc dân Đại hội, quyết định tổng khởi nghĩa tháng Tám, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Trồng đa là trồng cây cho muôn đời sau. Sau này, năm 1982, Liên Hợp Quốc đã chọn cây đa là biểu tượng cho người cao tuổi. Lạ kì thay, tất cả các cây đa mà Bác Hồ trồng, tuy đã trên dưới 56 năm, cây nào cũng tươi tốt, tỏa bóng mát sum suê, bền vững. Người dân ở mọi nơi nhìn cây đa Bác trồng thường nói "Bóng đa là bóng Bác" hoặc như lời bài hát "Trông cây lại nhớ đến Người".

Kể từ ngày Bác trồng cây đa ở Vật Lại đến nay tròn 56 năm. Năm nay chúng ta kỉ niệm lần thứ 60 năm ngày Bác viết di chúc và 65 năm Bác Hồ khởi xướng Tết trồng cây cũng là năm Nhân dân xã Vật Lại (Ba Vì, Hà Nội) kỉ niệm 56 năm Bác Hồ về trồng cây đa ở nơi này. Nhân Tết trồng cây - mùa Xuân Ất Tỵ 2025 - chúng ta lại nhớ Bác - nhớ những cây đa Bác trồng.

Lê Hồng Bảo Anh

Tin liên quan

Tin khác

Thiêng liêng hai tiếng Đảng ta

Thiêng liêng hai tiếng Đảng ta
Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…

Ngọn cờ hòa bình của V.I.Lênin

Ngọn cờ hòa bình của V.I.Lênin
V.I.Lênin (1870-1924) là nhà tư tưởng vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Ngay sau khi lãnh đạo thành công Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917, V.I.Lênin đã công bố “Sắc lệnh về hòa bình” của Nhà nước Xô viết. Đây là một văn kiện lịch sử có giá trị như một cương lĩnh hòa bình đầu tiên của nhân loại.

Hành trang mùa Xuân trong kỉ nguyên mới

Hành trang mùa Xuân trong kỉ nguyên mới
Năm 2024, Việt Nam giành nhiều kì tích về kinh tế. GDP bứt tốc trong những tháng cuối năm và cán đích tăng trưởng 7% (theo Nghị quyết của Quốc hội 6,5-7%). Đây cũng là năm đầu tiên sau nhiều năm phấn đấu 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt.

Khắc sâu nỗi đau 12 ngày đêm tháng Chạp 1972

Khắc sâu nỗi đau 12 ngày đêm tháng Chạp 1972
Sự kiện 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972, quân và dân Hà Nội đánh bại cuộc tập kích đường không bằng máy bay B52 của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, như một mốc son chói lọi. Vậy mà, thấm thoắt đã 52 năm.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Công giáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Công giáo
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm mở rộng khối đại đoàn kết, giữa những người có đạo với người không theo đạo, giữa đồng bào theo các đạo khác nhau... ngày càng gắn kết, bền chặt. Người nhấn mạnh, đoàn kết tôn giáo nhằm mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh...

Trang sử hào hùng của quân đội ta

Trang sử hào hùng của quân đội ta
Ngày 22/12/1944, thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Chỉ hai tuần sau khi ra đời, đội quân chủ lực đầu tiên của cách mạng Việt Nam đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt, Nà Ngần thuộc tỉnh Cao Bằng.

Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi
Bài 2. Người cao tuổi chung tay bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi
Bài 1: Ô nhiễm môi trường - thách thức của sự phát triển

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời có sức cổ vũ rất lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên tự giải phóng. Do vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và bọn chúng tìm mọi cách chống phá nhằm thủ tiêu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi...

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện. Hiện nay, nước ta đang chuẩn bị tiến vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Mục tiêu kỉ nguyên mới là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc
Bất kì ở thời đại nào, đất nước nào…, thì gia đình phát triển bền vững, văn hóa không chỉ tạo môi trường sống an toàn và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà, mà còn là nhân tố quan trọng để xây dựng nguồn lực con người, góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội. Vì vậy, công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam và cũng là sự kế thừa, phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc.

Đôi điều về dạy thêm, học thêm

Đôi điều về dạy thêm, học thêm
Bài viết dưới đây là nội dung từ lâu đã được các bậc phụ huynh tâm tư, nhưng ít người dám nói ra. Nhân Tạp chí Người cao tuổi, số 204, ra ngày 11/10/2024, đăng bài “Khó gỡ”, người viết bài này mạnh dạn trao đổi vấn nạn dạy thêm, học thêm tồn tại nhiều năm nay...

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số
Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, với mục tiêu: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững” đã chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, "đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển".
Xem thêm
Phiên bản di động