Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.

Để tưởng nhớ và ghi ơn công lao của các nhà giáo liệt sĩ, Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục đã cho quy tập, xây dựng nghĩa trang liệt sĩ nhà giáo Việt Nam trên ngọn đồi 82, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Trong bài này, chúng tôi xin được viết về 2 trong số hàng ngàn liệt sĩ nhà giáo đã ngã xuống trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

Nhà giáo Lê Anh Xuân “xếp bút nghiên” vào Nam chống Mỹ

Lê Anh Xuân tên thật là Ca Lê Hiến, sinh năm 1940, tại Bến Tre. Năm 1954, ông là một trong những học sinh từ miền Nam ra tập kết miền Bắc. Năm 1962, Lê Anh Xuân tốt nghiệp Khoa Sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Là sinh viên xuất sắc, ông được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy.

Năm 1964, Lê Anh Xuân được nhà trường gửi đi học nghiên cứu sinh ở nước ngoài nhưng ông đã từ chối niềm vinh hạnh này, chọn cho mình con đường gian khổ nhất: Khoác ba lô, vượt Trường Sơn đi cứu nước. Ông công tác ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, sau chuyển công tác về Hội Văn nghệ Giải phóng.

Chân dung nhà giáo, nhà thơ Lê Anh Xuân.
Chân dung nhà giáo, nhà thơ Lê Anh Xuân.

Sáng tác của Lê Anh Xuân có: “Tiếng gà gáy” (Thơ, 1965), “Có đâu như ở miền Nam” (Thơ, in chung, 1968), “Nguyễn Văn Trỗi” (Trường ca, 1968), “Hoa dừa” (Thơ, 1971), “Thơ Lê Anh Xuân” (Tuyển thơ, 1981), “Giữ đất” (Văn xuôi, 1968). Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân - viết về người chiến sĩ dũng cảm hi sinh trên đường băng Tân Sơn Nhất, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đã được rất nhiều thế hệ biết đến.

Ngày 24/5/1968, Lê Anh Xuân hi sinh tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Năm 2011, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Thầy giáo Ngô Kha với phong trào yêu nước tại Huế

Sớm nhận thức được bản chất của chế độ Việt Nam Cộng hòa là bù nhìn và tay sai của Mỹ nên sau khi tốt nghiệp thủ khoa khóa đầu tiên Trường Đại học Sư phạm Huế (1958-1959) và tốt nghiệp cử nhân Luật khoa (1962), người thanh niên yêu nước Ngô Kha (1935-1973) vừa đi dạy Văn và Công dân ở các trường Quốc học, Hàm Nghi, Nguyễn Du, Hưng Đạo vừa tham gia tích cực các phong trào yêu nước tại Huế.

Trong khi miền Nam đang nhiễm độc bởi thứ văn nghệ “tâm lí chiến” được chế độ Mỹ - Diệm “rao hàng tận nơi” thì vào năm 1961, nhà giáo, nhà thơ Ngô Kha cho xuất bản tập thơ đầu tay mang tên “Hoa cô độc”. Tập thơ xuất hiện như một “nỗi buồn lặng lẽ và trong sạch, thực chất là một thái độ hoài nghi và dừng lại trước lẽ sống bịa đặt của chế độ Mỹ - Diệm” (Hoàng Phủ Ngọc Tường, “Nhớ Ngô Kha”, 1990). Tiếp đó, ông đã liên tiếp xuất bản các tập thơ “Trường ca hòa bình” (1968) và “Ngụ ngôn của người đãng trí” (1969), kêu gọi mọi người cùng đứng lên giành lại hòa bình cho dân tộc. Với cách nhìn tiến bộ như thế, nhiều tác phẩm văn chương và chính luận của ông cũng thường xuyên được đăng tải trên các báo, tạp chí công khai ở miền Nam như: Trình Bày, Mai, Đất Nước, Đối Diện, Hướng Đi, Tin Tưởng...

Năm 1970, nhà giáo, nhà thơ Ngô Kha cùng với Trịnh Công Sơn, Trần Viết Ngạc, Lê Khắc Cầm, Chu Sơn và Thái Ngọc San chủ trương phong trào Tự quyết, ra tập san Tự Quyết. Năm 1972, ông tham gia thành lập và được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Văn hóa Dân tộc miền Trung, đặt dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Huế. Ông cũng là chủ biên tập san của Mặt trận. Đặc biệt, ông đã cùng với văn nghệ sĩ Huế lên tiếng ủng hộ tuyên bố 7 điểm đề nghị chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình được bà Nguyễn Thị Bình, Trưởng đoàn Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, công bố tại Hội nghị Paris (ngày 1/7/1971).

Nhà thơ, nhà báo Thái Ngọc San, một thành viên của nhóm trí thức đấu tranh Tự quyết của Ngô Kha, nhớ lại: “Đầu những năm 70, thầy giáo, nhà thơ Ngô Kha xuất hiện như một ngọn cờ, hô hào bãi khóa, xuống đường và khởi thảo các bản tuyên ngôn, tuyên chiến với chế độ Sài Gòn. Những bài thơ mới của Ngô Kha trong giai đoạn này là những khúc tráng ca mang đầy dấu ấn của thời cuộc: “Bài ca tự quyết”, “Cho những người nằm xuống”, “Trường ca Hòa bình”… Chính vì vậy mà nhà chức trách đương thời ở Huế đã rất điên cuồng tìm mọi cách để triệt hạ ngọn cờ Ngô Kha”.

Nhà thơ, nhà giáo Ngô Kha đã bị chế độ Việt Nam Cộng hòa bắt 2 lần vào các năm 1966 và 1971. Đến đầu năm 1973, khi gần Tết đến Xuân về, Trưởng ty Cảnh sát quốc gia Thừa Thiên ra lệnh bắt ông và sau đó đã giết hại người thầy giáo đáng kính của nhiều thế hệ học sinh ở TP Huế.

Ngày 3/11/1981, nhà thơ, nhà giáo Ngô Kha được công nhận là liệt sĩ. Ngày 26/6/1989, ông được truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba. Ngày nay, một con đường ở gần nhà ông và trường tiểu học tại địa bàn phường Gia Hội, TP Huế được mang tên liệt sĩ, nhà thơ, nhà giáo Ngô Kha.

Nguyễn Văn Toàn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện. Hiện nay, nước ta đang chuẩn bị tiến vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Mục tiêu kỉ nguyên mới là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc

Bất kì ở thời đại nào, đất nước nào…, thì gia đình phát triển bền vững, văn hóa không chỉ tạo môi trường sống an toàn và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà, mà còn là nhân tố quan trọng để xây dựng nguồn lực con người, góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội. Vì vậy, công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam và cũng là sự kế thừa, phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc.
Đôi điều về dạy thêm, học thêm

Đôi điều về dạy thêm, học thêm

Bài viết dưới đây là nội dung từ lâu đã được các bậc phụ huynh tâm tư, nhưng ít người dám nói ra. Nhân Tạp chí Người cao tuổi, số 204, ra ngày 11/10/2024, đăng bài “Khó gỡ”, người viết bài này mạnh dạn trao đổi vấn nạn dạy thêm, học thêm tồn tại nhiều năm nay...
Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số

Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, với mục tiêu: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững” đã chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, "đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển".

Tin khác

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên
Mấy năm trước, dù đã trên 90 tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe, thi thoảng đi thăm đồng đội hay dự kỉ niệm các sự kiện của Quân đội tổ chức, nên mọi người rất mừng, chúc ông sống lâu trăm tuổi.

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn
Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...

Đạo thầy trò

Đạo thầy trò
Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ
Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng
Cùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) dành để tôn vinh người phụ nữ, Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) được kỉ niệm để nêu bật vai trò quan trọng của một nửa thế giới, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để bảo đảm tương lai của các em, phát huy sức mạnh của các trẻ em gái trong quá trình xây dựng một thế giới bền vững…

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”
Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ
Trong suốt cuộc đời mưu sống và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như làm phụ bếp trên tầu buôn, làm thợ sửa ảnh, sống bất hợp pháp ở một nước tư bản, hoạt động cách mạng bí mật trong nước cho đến khi làm chủ tịch nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống như khi còn khó khăn, thiếu thốn...
Xem thêm
Phiên bản di động