Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin

Nghiên cứu - Trao đổi 12/12/2024 13:44
Thực hiện Chương trình phối hợp số 138, ngày 30/3/2022 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Hội NCT Việt Nam về việc thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2022-2026, những năm qua, Hội NCT Việt Nam thường xuyên truyền thông, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên NCT về môi trường và bảo vệ môi trường. Từ đó tăng cường tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về môi trường; đồng thời khích lệ, phát huy vai trò NCT tham gia bảo vệ môi trường, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...
![]() |
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang đe dọa sức khỏe cộng đồng |
Môi trường và một số vấn đề cần quan tâm
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV, kì họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 khẳng định: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo các chuyên gia, có 3 yếu tố cơ bản nhất là không khí, đất và nước đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe con người.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong một nghiên cứu đã công bố: Hiện 92% dân số thế giới đang sống trong môi trường có chất lượng không khí ở dưới mức tiêu chuẩn; khiến hơn 16 triệu người tử vong sớm mỗi năm và hàng trăm triệu người đang sống trong bệnh tật (bán thân bất toại do đột quỵ, ung thư phổi, các bệnh về tim, hô hấp). Có đến 75- 80% người mắc bệnh ung thư là do liên quan đến môi trường sống.
Báo cáo thường niên về chỉ số môi trường (The Environmental Performance Index - EPI) do Tổ chức Môi trường Mỹ thực hiện cũng chỉ rõ: Việt Nam là một trong 10 nước ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu Châu Á; xếp thứ 36 trong tổng số 177 quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất toàn cầu. Trong hơn 20 năm qua, ô nhiễm không khí tại Việt Nam luôn tăng và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Dự báo đến năm 2035, số người tử vong do ô nhiễm không khí có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí cao hơn gấp nhiều lần hiện nay.
Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm đất đai ở nước ta đang trở thành vấn đề rất nghiêm trọng, không chỉ tác động đến hệ sinh thái tự nhiên, sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân. Ô nhiễm đất có rất nhiều loại, trong đó có 3 loại chất gây cực độc cho sức khỏe con người là Asen, chì và dioxin. Chất Asen gây ung thư da, ung thư bàng quang, ung thư phổi; chì gây tác hại đến hệ thần kinh (đặc biệt là trẻ em), gây chậm phát triển trí tuệ, thể chất; dioxin ảnh hưởng đến sinh sản, thai nhi và ung thư.
Theo dự báo của các chuyên gia, mức độ ô nhiễm môi trường đất vào năm 2030 sẽ tăng lên từ 2-3 lần so với hiện tại và các chỉ số ô nhiễm sẽ tịnh tiến với tốc độ phát triển của công nghiệp và đô thị hóa. Nếu không có những giải pháp công nghệ và quản lí chặt hơn thì chất lượng môi trường đất sẽ bị suy giảm đến mức báo động và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
![]() |
Cứ mỗi phút trôi qua lại có trên 1.000 chiếc túi ni lông được tiêu thụ |
Nước sạch là yếu tố cần thiết nhất cho sinh hoạt hằng ngày của con người và phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ khác. Song, hiện tượng nước thải, rác thải sinh hoạt chưa được xử lí; việc sử dụng túi ni lông, đồ nhựa, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong công nghiệp chưa xử lí phù hợp đã tạo ra ô nhiễm nguồn nước… Hiện nay cả nước mới thu gom được 17% nước thải sinh hoạt; 30,3% cụm công nghiệp, 16,1% làng nghề có hệ thống xử lí nước thải tập trung. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém; gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới do sử dụng nguồn nước ô nhiễm tại các sông, suối.
Thách thức từ ô nhiễm môi trường
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường; trong đó có cả yếu tố khách quan đến từ thiên nhiên và chủ quan do ý thức, hành vi của con người mang lại. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có thể đến từ môi trường tự nhiên do các sản phẩm hoạt động sống của con người như cây cối, xác động vật chết đi bị phân hủy; do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, tình trạng nhiễm phèn, nhiễm mặn, núi lửa phun trào, cháy rừng, bão cát đều là tác nhân tiềm ẩn cho bầu không khí, làm tăng lượng bụi mịn và các chất gây hại cho sức khỏe con người, dẫn đến các bệnh về hô hấp, tim mạch, v.v. Tốc độ tăng rất nhanh các phương tiện giao thông; khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp trong những khu công nghiệp cũng thải ra lượng lớn các khí CO2, CO, SO2, Nox, là nguyên nhân tạo ra nhiều “làng ung thư”. Mặt khác, các hoạt động xây dựng cao ốc, chung cư cao tầng, cầu đường hay việc lạm dụng sử dụng túi nilon, sử dụng quá mức thuốc trừ sâu, phân bón, đốt rơm, rạ, đốt rừng làm nương, rẫy, chất thải từ chăn nuôi trong nông nghiệp cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường.
![]() |
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang đe dọa sức khỏe cộng đồng |
Việt Nam hiện có gần 80 triệu dân sống ở vùng nông thôn và ngoại ô thành phố, chiếm hơn 80% dân số trong cả nước. Mỗi năm khu vực này phát sinh gần 18 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.900 triệu m3 nước thải. Khoảng trên 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết là rác thải nhựa. Các áp lực lên môi trường nhất là ngoại ô các thành phố đang ngày càng rõ nét, chưa kể đến những tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu như thiên tai lũ lụt và nước biển dâng.
Những năm gần đây, môi trường sống đang đứng trước những thách thức rất lớn về ô nhiễm nặng nề do phát sinh rác thải từ cuộc sống dân sinh của con người và sức ép đô thị hóa, công nghiệp hóa khu vực thành thị và ven đô. Cùng với đó, công tác thu gom và xử lí rác thải, nhất là rác thải nhựa còn manh mún, lạc hậu, thô sơ, chưa đồng bộ, hiện đại, không đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật, vệ sinh an toàn môi trường. Trong khi đó, nhận thức của người dân còn rất hạn chế, dẫn đến rác không được thu gom bài bản, gây mất mĩ quan và làm ô nhiễm môi trường, xuất hiện bùng phát dịch bệnh do rác và ô nhiễm môi trường gây ra.
Những tồn tại trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là ở cơ sở chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên NCT tham gia thu gom, phân loại xử lí rác thải; nhiều mô hình thu gom, xử lí rác thải của NCT chưa được hỗ trợ và trang bị kiến thức kĩ năng. Một bộ phận cấp ủy, chính quyền và đoàn thể ở các địa phương chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của bảo vệ môi trường; thiếu trách nhiệm trong quản lí, điều hành, phối hợp giải quyết xử lí rác thải; chưa tích cực tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác thu gom, phân loại xử lí rác thải tại hộ gia đình và cụm dân cư. Việc đầu tư của nhà nước, các doanh nghiệp và người dân phục vụ cho công tác tuyên truyền, thu gom, phân loại xử lí rác thải tại hộ gia đình và cụm dân cư còn ít, chưa sát thực tế nên hiệu quả chưa cao.
(Còn nữa)