Kỉ niệm 78 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946 - 19/12/2024):

Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”. Các tầng lớp Nhân dân trong cả nước ngay từ đêm ngày 19/12/1946 đã đồng loạt đứng lên thực hiện cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp, chuyển từ khởi nghĩa toàn dân sang chiến tranh toàn dân.

Tư tưởng lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta là: “Động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến”. Từ đó, việc củng cố tăng cường các đoàn thể quần chúng Nhân dân, quân sự hóa toàn dân đã thực hiện nhanh chóng trong cả nước từ miền núi đến đồng bằng; từ nông thôn đến thành phố. Như vậy, trước khi bước vào cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp, không chỉ có các lực lượng vũ trang mà toàn thể các tầng lớp Nhân dân đã sẵn sàng. Vì vậy, thế trận của ta những ngày đầu kháng chiến toàn quốc là thế trận của chiến tranh Nhân dân, toàn dân đánh giặc. Những ngày đầu tiên chiến đấu, dù ở Thủ đô Hà Nội là chiến trường chính, tiêu biểu của kháng chiến toàn quốc; hay ở Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang,… trực tiếp chiến đấu, đương đầu với kẻ thù còn có lực lượng đông đảo quần chúng từ em bé đến cụ già, từ người dân nghèo thành thị, nông dân, công nhân đến các học sinh, sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ… Bằng mọi hình thức, biện pháp tất cả đều đã thực hiện tiêu hao, tiêu diệt lực lượng địch theo khả năng của mình và của tổ chức mình. Các việc thu mua, nấu ăn, tiếp tế, cứu thương, tải thương do chị em phụ nữ đủ mọi lứa tuổi đảm nhận…

Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.                           Ảnh tư liệu
Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. Ảnh tư liệu

Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, xen kẽ tiếng súng diệt địch ở các chiến trường là tiếng loa làm công tác địch vận bằng các thứ tiếng nước ngoài vang lên trong cả nước. Các tầng lớp Nhân dân ở những nơi chưa nổ ra chiến sự đều được phổ biến, quán triệt lời kêu gọi của Bác Hồ, đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng với khẩu hiệu cụ thể, sâu rộng nổi bật: “Mỗi phố là một pháo đài”. Khẩu hiệu: “Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến” xuất hiện khắp nơi trong cả nước. Khắp mọi nơi, nông dân thu hoạch nhanh chóng lúa, hoa màu; thu hái đến dâu thực hiện phơi khô, quạt sạch đến đó, đổ vào bồ cất giấu đề phòng giặc đến cướp, đốt. Các con sông lớn ở khắp cả nước đều được Nhân dân làm kè, đóng cọc, xây dựng hàng rào cản trở để làm vật cản ngăn chặn ca nô, tàu chiến địch. Tre, nứa, vầu được vót nhọn cắm ở nơi đồng ruộng, bãi trống để chống thực dân Pháp nhảy dù đổ bộ xuống. Thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ, các tầng lớp Nhân dân đêm đêm nô nức kéo nhau ra các quốc lộ lớn, đường lớn liên tỉnh, liên huyện để đào cắt, xẻ ngang hàng trăm đoạn đường; nhiều cầu, cống bị đánh sập, không cho địch đi qua. Vừa thực hiện phá hoại giao thông, những nơi địch có thể nhảy dù và có thể đóng quân, các tầng lớp Nhân dân còn sử dụng nhiều biện pháp làm tê liệt những cơ sở sản xuất, dịch vụ mà địch có thể sử dụng. Công nhân mỏ Uông Bí, Mạo Khê, Thái Nguyên… đã đánh sập hầm lò, tháo dỡ máy móc, thiết bị và lấy các dụng cụ đem đi. Quân và dân ta đã phá xưởng đúc kẽm ở Quảng Yên, phá các đầu máy, các thiết bị xe lửa ở Đông Anh, Gia Lâm, Trường Thi, Huế, Đà Nẵng… các nhà máy rượu ở Nam Định, Hải Dương, nhiều cơ sở xưởng ở Hải Phòng. Mới sau năm ngày đầu kháng chiến, chỉ tính riêng ở Bắc Bộ ta đã phá sập hầu hết hầm mỏ, chuyển máy móc, thiết bị không để rơi vào tay địch.

Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, theo số liệu các tầng lớp Nhân dân đã phá 1.640 km đường sắt, 5.640 km đường ô tô, 30.500 cầu, cống; 59.100 nhà cửa, 84 đầu máy và 868 toa xe lửa… ở những vùng có chiến sự Nhân dân ta còn thực hiện triệt để chủ trương đi tản cư, di chuyển máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu ra vùng tự do, góp phần xây dựng nền kinh tế kháng chiến.

Cuộc tổng di chuyển lịch sử này các tầng lớp Nhân dân cả nước đã tập trung di chuyển ra vùng tự do, căn cứ kháng chiến hàng chục tấn gạo, 6 ngàn tấn muối, hơn 4 vạn tấn máy móc, thiết bị, thành lập mới 168 công binh xưởng sản xuất vũ khí, cùng hàng ngàn tổ sản xuất, sửa chữa vũ khí thô sơ ở các địa phương cả nước. Từ tháng 12/1946 cho đến mùa Hè năm 1947, các công binh xưởng trong cả nước đã sản xuất được 2.000.000 các loại: súng, mìn, lựu đạn, bom kịp thời cung cấp cho các lực lượng vũ trang dùng đánh giặc ở các chiến trường. Thực hiện lời kêu gọi “Tản cư cũng là kháng chiến”, đã có hàng triệu người triệt để thực hiện đi sơ tán, thực hiện “vườn không, nhà trống” hi sinh ruộng vườn, tài sản không chịu cung cấp, hợp tác với địch.

Do nhờ phát động được cuộc chiến tranh Nhân dân, toàn dân, toàn diện nên ngay từ những ngày đầu kháng chiền, thế và lực của ta không những bị tiêu hao mà ngày càng lớn mạnh lên. Đến đầu mùa Hè năm 1947, có thêm 1 triệu người tham gia dân quân, tự vệ; lực lượng bộ đội chủ lực từ 82.000 cán bộ, chiến sĩ đã phát triển lên 120.000 người. Với quyết tâm cao, niềm tin vào sự tất thắng của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện đã chứng tỏ: “Dân tộc Việt Nam thà chết chứ không chịu mất độc lập, tự do”. Đó chính là nguyên nhân quan trọng, quyết định bảo đảm chắc chắn cho cuộc kháng chiến thắng lợi, đúng như Bác Hồ đã khẳng định khi trả lời các nhà báo vào ngày 2/1/1947: “Hễ một dân tộc đã đứng lên kiên quyết đấu tranh cho Tổ quốc họ thì không ai, không lực lượng gì có thể chiến thắng được họ”. Và thực tế dân tộc Việt Nam đã chiến thắng thực dân Pháp bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Phạm Như Hùng

Tin liên quan

Tin khác

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi
Bài 2. Người cao tuổi chung tay bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi
Bài 1: Ô nhiễm môi trường - thách thức của sự phát triển

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời có sức cổ vũ rất lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên tự giải phóng. Do vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và bọn chúng tìm mọi cách chống phá nhằm thủ tiêu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi...

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện. Hiện nay, nước ta đang chuẩn bị tiến vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Mục tiêu kỉ nguyên mới là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc
Bất kì ở thời đại nào, đất nước nào…, thì gia đình phát triển bền vững, văn hóa không chỉ tạo môi trường sống an toàn và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà, mà còn là nhân tố quan trọng để xây dựng nguồn lực con người, góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội. Vì vậy, công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam và cũng là sự kế thừa, phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc.

Đôi điều về dạy thêm, học thêm

Đôi điều về dạy thêm, học thêm
Bài viết dưới đây là nội dung từ lâu đã được các bậc phụ huynh tâm tư, nhưng ít người dám nói ra. Nhân Tạp chí Người cao tuổi, số 204, ra ngày 11/10/2024, đăng bài “Khó gỡ”, người viết bài này mạnh dạn trao đổi vấn nạn dạy thêm, học thêm tồn tại nhiều năm nay...

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số
Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, với mục tiêu: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững” đã chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, "đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển".

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên
Mấy năm trước, dù đã trên 90 tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe, thi thoảng đi thăm đồng đội hay dự kỉ niệm các sự kiện của Quân đội tổ chức, nên mọi người rất mừng, chúc ông sống lâu trăm tuổi.

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn
Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc
Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...

Đạo thầy trò

Đạo thầy trò
Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ
Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...
Xem thêm
Phiên bản di động