Kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024)

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam và cũng là sự kế thừa, phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc.
Trong suốt 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn, thử thách nào, quân đội ta, một đội quân từ Nhân dân mà ra, luôn hòa mình vào dân tộc, thực hiện trọn vẹn “trung với nước, hiếu với dân”. Lòng trung thành, tận tụy ấy của quân đội ta đã ăn sâu vào máu thịt của mỗi quân nhân, nuôi dưỡng phẩm chất cách mạng của họ, truyền thụ từ thế hệ này đến thế hệ khác. Chiến đấu hi sinh quên mình dưới lá cờ vinh quanh của Tổ quốc, bảo vệ trọn vẹn gấm vóc non sông Việt Nam, trở thành lẽ sống cao cả, phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”.

Lòng trung thành tuyệt đối của QĐND Việt Nam được xác định, xây đắp trong mỗi quân nhân ngay khi bước vào đội ngũ, người chiến sĩ tự hào đọc lên “10 lời thề danh dự của quân nhân” mà thế hệ cha anh trao lại. Đó là mười lời danh dự tuyên thệ được đọc thường xuyên trong lễ chào cờ của cơ quan, đơn vị, nhắc nhở mọi quân nhân phấn đấu để làm tốt bồn phận của mình là người quân nhân cách mạng xứng đáng đứng trong hàng ngũ QĐND Việt Nam anh hùng. Nghi thức này và mười lời thề trở thành truyền thống lịch sử của Quân đội ta. Đây là mười lời thề danh dự của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đọc trong lễ thành lập ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, tỉnh Cao Bằng. Nội dung 10 lời thề được Đại tướng Võ Nguyên Giáp-Đội trưởng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân-Anh Cả của quân đội soạn thảo. Cho đến nay, tuy có thay đổi một số điểm về ngôn từ cho phù hợp nhưng cốt lõi, linh hồn của 10 lời thề hầu như không hề thay đổi.

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Người chiến sĩ trong giờ phút thiêng liêng dưới cờ Tổ quốc đã xin thề: “Hi sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của Nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”… “Nếu bị quân địch bắt, dù phải chịu cực hình tàn khốc thế nào cũng cương quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, không bao giờ phản bội xưng khai”… Người chiến sĩ không thể nào quên cảm giác mạch máu mình như giãn ra để dòng nhiệt huyết chảy tràn khắp cơ thể và cùng đồng đội hô vang: “Xin thề!”. Trong suốt 80 năm qua, ở đâu có bóng dáng người lính là ở đó âm vang những lời thề son sắt. Lời thề ấy từ thẳm sâu trái tim và khối óc người lính, để người Vệ Quốc đoàn “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” 60 ngày đêm sống mãi với Thủ đô Hà Nội tháng 12/1946; để người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt” làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; để có một ngày 30/4/1975 chói ngời sắc đỏ bởi sự hi sinh và lòng dũng cảm của những chiến sĩ Giải phóng quân; để vang mãi khúc quân hành về người lính giữa Trường Sa năm nào, trước họng súng của quân xâm lược khi ngã xuống đã ôm lá cờ Tổ quốc và hô vang: “Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”.

“Mười lời thề danh dự của quân nhân” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử quân đội ta, thể hiện lòng trung thành vô hạn của người chiến sĩ với Tổ quốc, với Nhân dân. Từ Hà Nội-trái tim của cả nước đến Trường Sa, Hoàng Sa, hay nơi địa đầu biên giới, trên khắp mọi miền Tổ quốc, hôm qua, hôm nay và mãi sau này luôn âm vang lời thề quyết thắng. Lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa là khát vọng hòa bình của cả dân tộc, là quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo thiêng liêng của mình. Vì lẽ đó, những người lính không quản hi sinh, vững vàng trên biển, đảo tiền tiêu nơi đầu sóng ngọn gió chống chọi với giặc giã. “Trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. là khẩu hiệu hành động của mỗi cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam suốt 80 năm qua. Trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách, Quân đội ta luôn thực hiện trọn vẹn khẩu hiệu hành động này. Đó là phẩm chất cao quý của quân đội cách mạng và cũng chỉ có quân đội cách mạng mới có lòng trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc, của Đảng và của Nhân dân.

QĐND Việt Nam được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, xây dựng, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện nhằm bảo vệ lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Quân đội ấy không có mục tiêu chiến đấu nào khác là giành và giữ gìn độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đem lại tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho Nhân dân lao động. Đó cũng là mục tiêu chính trị cao cả của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, ngay sau khi thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân đội ta đã cùng dân tộc chiến đấu giành thắng lợi to lớn trong các cuộc chiến tranh cách mạng.

Theo nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng cộng sản đối với quân đội là một nguyên tắc cơ bản, bất di bất dịch. Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta rất tự hào về quân đội anh hùng của dân tộc ta. Quân đội đó từ Nhân dân mà ra, phôi thai từ trong khói lửa của cuộc đấu tranh chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, tiền thân là những đội Tự vệ Đỏ; đó là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời chuẩn bị cho cao trào Cách mạng Tháng Tám năm 1945, phát triển qua các cuộc chiến tranh giải phóng, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quân đội ta luôn trung thành sắt son với Tổ quốc, với dân tộc, với Nhân dân và đặc biệt với Đảng Cộng sản Việt Nam; là công cụ vũ trang, là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, Nhà nước; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Phạm Như Hùng

Tin liên quan

Tin khác

Đôi điều về dạy thêm, học thêm

Đôi điều về dạy thêm, học thêm
Bài viết dưới đây là nội dung từ lâu đã được các bậc phụ huynh tâm tư, nhưng ít người dám nói ra. Nhân Tạp chí Người cao tuổi, số 204, ra ngày 11/10/2024, đăng bài “Khó gỡ”, người viết bài này mạnh dạn trao đổi vấn nạn dạy thêm, học thêm tồn tại nhiều năm nay...

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số
Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, với mục tiêu: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững” đã chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, "đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển".

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên
Mấy năm trước, dù đã trên 90 tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe, thi thoảng đi thăm đồng đội hay dự kỉ niệm các sự kiện của Quân đội tổ chức, nên mọi người rất mừng, chúc ông sống lâu trăm tuổi.

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn
Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc
Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...

Đạo thầy trò

Đạo thầy trò
Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ
Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng
Cùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) dành để tôn vinh người phụ nữ, Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) được kỉ niệm để nêu bật vai trò quan trọng của một nửa thế giới, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để bảo đảm tương lai của các em, phát huy sức mạnh của các trẻ em gái trong quá trình xây dựng một thế giới bền vững…
Xem thêm
Phiên bản di động